Đông Phương: Ông Biden cắt chi phí quân sự, tăng phúc lợi
- Đông Phương
- •
Dự thảo ngân sách của ông Biden đã được đưa ra, liệu ông ấy muốn làm lớn chính phủ chăng? Các cơ quan không quan trọng cũng đều gia tăng phân bổ ngân sách, chỉ riêng kinh phí quân sự là giảm, trong khi hiện tại lại đúng thời điểm thế giới đang bất an, các mối đe dọa gia tăng, nhất là mối đe dọa vũ lực đến từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bài viết được chuyển thể từ video của kênh YouTube Đông Phương.
Dự toán phân bổ ngân sách dành cho quân đội là 715 tỷ USD, từ bề mặt mà xét là tăng 1,6% so với 704 tỷ USD của năm ngoái, nhưng nếu tính thêm cả lạm phát 2 điểm phần trăm thì chi phí quân sự lại là giảm, từ đó hình thành sự đối lập rõ ràng đó là dự toán phi quốc phòng có thể chi phối chi tiêu tăng 16 điểm phần trăm, dự toán Bộ Giáo dục tăng 41 điểm phần trăm, dự toán Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh tăng 23 điểm phần trăm, dự toán Bộ Bảo vệ môi trường tăng 21 điểm phần trăm. Cần biết rằng chính quyền Biden chi tiêu tiền rất mạnh tay, ông còn đề nghị khoản chi đại kiến thiết cho hàng ngàn dự án cơ sở hạ tầng 2,3 nghìn tỷ USD. Chính là trợ cấp mua xe điện cũng được tính trong đó, nhưng lẽ nào không nên xếp đổi mới trang thiết bị hải quân lục quân và không quân vào trong khoản chi đại kiến thiết này? Không hề, chính là chi phí quân bị không được tính vào kế hoạch chi tiêu đại kiến thiết của ông Biden.
Năm 2018, dưới sự yêu cầu của Quốc hội, một bộ phận chuyên gia quốc phòng cùng nghiên cứu, thảo luận, đánh giá chính sách quốc phòng của chính quyền Trump, báo cáo chính thức của hội thảo nghiên cứu đã đề xuất cảnh báo có tính triển vọng, do vài năm trước Washington không có hành động, chi tiêu quốc phòng rơi vào khủng hoảng, kết quả tạo thành chính là Quốc hội Mỹ đã phải trả cái giá bằng tính mạng và tài sản, trả cái giá bằng an ninh và sự thịnh vượng của nước Mỹ. Xem ra ông Biden không coi nó là gì, mặc dù Thứ trưởng Quốc phòng Kathleen Hicks do ông Biden bổ nhiệm chính là chuyên gia quốc phòng tham dự hội thảo nghiên cứu năm đó, nhưng ông Biden không coi trọng kết quả của hội thảo này. Kết luận của hội thảo là: mức độ tăng trưởng chi phí cho quân đội Mỹ mỗi năm nên cao hơn 3 – 5 điểm phần trăm so với tỷ lệ lạm phát. Nhưng chi phí dành cho quân đội của ông Biden vẫn thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát. Bản báo cáo này còn đề xuất kiến nghị cụ thể, cần nâng cao năng lực chiến đấu của quân đội Mỹ, và năng lực tác chiến với ĐCSTQ và Nga, đồng thời còn có thể ngăn chặn bất cứ quốc gia lợi dụng lúc người khác gặp khó khăn, ngư ông đắc lợi nào. Hiển nhiên, ông Biden không coi kết luận của hội thảo này ra gì.
Điểm này giống với thời kỳ ông Obama chấp chính. Khi ông Obama vừa mới chấp chính, dự toán ngân sách quốc phòng chiếm 4,7% tổng lượng kinh tế Mỹ, đến lúc ông giải nhiệm thì giảm xuống 3,1%, trong thời gian này hoạt động quân sự của Mỹ nhiều hơn, do chi phí quân sự không đủ nên tạo thành tình trạng thiết bị cũ kỹ, dẫn đến sự cố của tàu chiến và máy bay chiến đấu gia tăng, năng lực chiến đấu giảm. Dùng lời của Lầu Năm Góc mà nói, đã đến bước khủng hoảng quân bị (Readiness Crisis). Vẫn là ông Trump và Đảng Cộng hòa cùng Quốc hội đã lật lại cục diện này, đến trước khi dịch bệnh bùng phát năm 2020, ước tính chi phí quân đội Mỹ đạt 3,3% tổng lượng kinh tế, nhưng hiện nay ông Biden lại đi đường cũ của ông Obama, giảm chi phí quân đội để làm đại chính phủ xã hội chủ nghĩa.
Nhìn lại lịch sử mấy thập kỷ gần đây, trước khi xảy ra sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, chi phí quân sự của Mỹ chưa bao giờ thấp hơn 3% tổng lượng kinh tế, nhưng lúc đó đúng thời điểm sau khi Cộng sản Liên Xô giải thể, và là thời kỳ nước Mỹ độc bá thế giới, trên phạm vi toàn thế giới quân đội Mỹ không có mối đe dọa nào và cũng không có đối thủ cạnh tranh. Năm nay thì khác, một lần nữa xuất hiện thời kỳ đại quốc tranh hùng, một núi không thể có hai hổ, ĐCSTQ đang tìm cách bành trướng thế lực địa chính trị; Nga, Iran, và cả quốc gia có vũ khí hạt nhân như Bắc Triều Tiên; còn có tấn công mạng, chiến tranh không gian, chiến tranh công nghệ cao, hiện giờ là niên đại không nên giảm chi phí quân sự, quân bị không nâng cấp và lực chiến đấu không giữ ở trạng thái tốt nhất thì dễ khiến cho kẻ địch thêm bạo dạn, dễ xảy ra nổ xung đột ngoài ý muốn. Do đó hiện giờ có phải là lúc để giảm chi phí quân sự không?
Trong số 5 quân chủng của Mỹ, lỗ hổng lớn nhất giữa địa vị chiến lược và tài nguyên chính là Hải quân, nhất là thể hiện ở chiến khu Tây Thái Bình Dương. Hạm đội Hải quân của ĐCSTQ đã tăng lên 350 tàu, chưa kể đến số lượng tàu cá dân quân, trong khi tàu của Hải quân Mỹ vẫn dừng ở con số 300, ông Biden nói sẽ mở rộng hải quân một cách thực tế và có trách nhiệm, nhưng mục tiêu tăng tàu đến 355 chiếc hiện nay xem ra vẫn xa vời. Ông Biden tuyên bố sẽ rút quân từ Afghanistan, liệu có phải sẽ dùng một bộ phận chi phí lục quân dùng cho hải quân? Ngay cả khi dùng như thế thì cũng không đủ, Hải quân Mỹ đối mặt với thách thức không chỉ là ở Tây Thái Bình Dương, mà còn có thách thức đến từ Vịnh Ba Tư ở Trung Đông, thách thức và đe dọa từ Địa Trung Hải. Tàu ngầm hải quân Mỹ đã cũ, cần thay mới, nhưng Văn phòng dự toán Quốc hội đã tiết lộ vào tháng trước rằng chỉ riêng duy trì khối lượng công việc của tàu chiến, đã vượt qua sự phù hợp với cảng hải quân trong 25 năm tới, hiện giờ là lúc cắt giảm chi phí quân đội ư?
Trong quân bị của ĐCSTQ, có một bộ phận tên lửa đạn đạo chính xác, chuyên dùng tấn công tàu Mỹ ở Thái Bình Dương, dự thảo ngân sách của Nhà Trắng nhắc đến việc cần phân bổ ngân sách mua sắm thêm vũ khí tầm xa, mục đích là để trấn nhiếp kẻ địch, nâng cao năng lực phòng vệ và phản kích sau khi bị tấn công lần đầu, đây là biết nhìn xa trông rộng, có thể khởi tác dụng cân bằng quân lực và cái giá phải trả không cao; tuy nhiên dự thảo chi phí quân sự Nhà Trắng còn nhắc đến phân bổ ngân sách để giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường. Chi phí quân sự nhiều như thế này, muốn bảo vệ môi trường thì cần cắt chỗ nọ bổ sung chỗ kia, chính là có ý giảm thiểu kinh phí dùng cho nâng cao năng lực chiến đấu. Lầu Năm Góc vừa muốn trang bị vũ khí tận răng để ứng phó với kẻ địch, lại vừa muốn bảo vệ môi trường, hiện giờ là lúc cắt giảm chi phí quân sự ư?
Nói câu khó nghe, nước lớn với nhau khai chiến, Mỹ hiện tại không có phần thắng 100%, Nga hiện đang đóng quân tại biên giới Ukraine; chiến cơ của ĐCSTQ liên tiếp quấy rối không phận Đài Loan, thuyền đánh cá có vũ trang của ĐCSTQ hoạt động dày đặc tại Biển Đông. Kinh phí quân đội của ĐCSTQ nhanh chóng tăng mạnh, rất có ý xâm phạm Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ chẳng phải đã từng nói rằng ĐCSTQ diễn tập quân sự tại Biển Đông chính là cho thấy rõ ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không để Đài Loan độc lập, ngăn cản Đài Loan hợp tác với Mỹ, dùng hành động thực tế để ngăn cản. Như vậy hiện giờ là lúc để Mỹ cắt giảm chi phí quân sự ư?
Thời kỳ ông Obama chấp chính có nói cần chuyển trục tâm chiến lược đến châu Á, nhưng chỉ là múa mép mà thôi, không có bất cứ hành động thực tế nào, ông Biden hiện giờ lại phạm sai lầm như thế. Điều mà hiện giờ ông Biden nghĩ là lựa ý hùa theo phe cánh tả, rút tiền để làm phúc lợi, làm kinh tế xanh, chính quyền liên bang mở rộng quyền lực, như thế này thì có thể lập tức lấy được chỗ tốt chính trị, điển hình là để lợi ích đảng phải bao trùm lên lợi ích quốc gia. Chỉ riêng về dự toán ngân sách quân đội, phe cánh tả còn không hài lòng, còn chê cắt giảm quá ít. Đương nhiên, việc lãng phí trong chi tiêu quân sự, trong bất cứ chi tiêu chính phủ nào cũng đều có lãng phí, nhưng cắt giảm chi phí quân sự sẽ tạo thành thiệt hại cho an ninh của Mỹ, điểm này là không phải nghi ngờ.
Đông Phương, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Đông Phương Chính sách của Joe Biden Joe Biden Dòng sự kiện