Du học sinh Việt Nam ở TQ tuyên bố chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Vương Quân
- •
Một du học sinh Việt Nam ở Trung Quốc đã đưa bản đồ Việt Nam lên lớp và mạnh dạn khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) là lãnh thổ của Việt Nam.
Vào ngày 18, tài khoản X “@jakobsonradical” đã đăng tải rằng Lâm Thị Thu Trang là sinh viên Việt Nam giành được học bổng toàn phần tại Đại học Hồ Bắc. Một hôm, cô đã trưng bản đồ Việt Nam trong lớp học, bản đồ này bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Lâm Thị Thùy Trang chỉ ra rằng cô lấy tiền của người Trung Quốc để sang Trung Quốc học tập nhằm nói với người Trung Quốc bằng tiếng Trung rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.
Sự việc này đã gây ra rất nhiều phẫn nộ trong giới ‘tiểu phấn hồng’, nhà trường vội vàng tuyên bố đang điều tra sự việc.
Cư dân mạng người Hoa đã để lại bình luận:
“Dùng phép thuật để đánh bại phép thuật, hãy đối xử với người khác theo cách của họ.”
“Đi theo đường kẻ thù và khiến kẻ thù không còn đường đi. Thật là một nước đi thông minh.”
“Du học sinh này có năng lực và lòng dũng cảm, tôi rất khâm phục cô ấy.”
“Những tiểu phấn hồng lần này có thể sẽ đau lòng lắm đây, hahaha.”
“Nếu xét theo tiêu chuẩn của những tiểu phấn hồng, thì cô sinh viên quốc tế này là một người yêu nước.”
“Cô ấy là người Việt Nam. Theo quan điểm của tiểu phấn hồng, lòng yêu nước là tất cả, không có vấn đề gì với quan điểm của cô ấy cả.”
“Sinh viên quốc tế này xinh đẹp và làm việc cũng rất đẹp.”
Trung Quốc và Việt Nam đang khẩu chiến về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến quần đảo Hoàng Sa năm 1974, Bắc Kinh ngày 24/1/2024 nhắc lại rằng quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) đều là lãnh thổ của Trung Quốc, có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý.
Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của truyền thông Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ ra rằng Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để có chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, phát triển và vận hành các đảo này, đồng thời tiếp tục thực thi quyền tài phán chủ quyền đối với chúng. Trung Quốc luôn phản đối các yêu sách bất hợp pháp của các nước liên quan đối với lãnh thổ Trung Quốc, sẽ tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền của mình.
Có dấu hiệu cho thấy tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về chủ quyền các đảo, bãi đá ở Biển Đông bắt đầu căng thẳng. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã trồng cỏ hải mã (hải long thảo) trên đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến) của quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc kiểm soát, đồng thời dùng cỏ này để tạo hình “quốc kỳ” và cờ đảng của ĐCSTQ, và dùng xếp chữ “Tổ quốc vạn tuế”, để tuyên bố chủ quyền.
Hình ảnh vệ tinh từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2023 cũng cho thấy Bắc Kinh đã mở một đường băng đơn giản dài khoảng 600 mét và rộng 15 mét trên đảo Tri Tôn cùng một tòa nhà, có vẻ như là sân bay trực thăng và sân bóng rổ.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, nhận định rằng trong 10 năm qua, ĐCSTQ đã hoàn thành 16 dự án cải tạo và xây dựng đảo ở Biển Đông; còn Việt Nam để cạnh tranh với Trung Quốc, cũng đã thực hiện xây dựng và cải tạo 20 hòn đảo và bãi đá ở Biển Đông, diện tích mặt đất khoảng 3,5 km2.
Vào tháng 11 năm ngoái, một báo cáo do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của CSIS công bố cho thấy, vòng dự án mở rộng mới nhất của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa bắt đầu vào năm 2021, trong đó dự án Rạn san hô Barque Canada (Việt Nam gọi là Đá Thuyền Chài) thu hút nhiều sự chú ý nhất. Mặc dù tổng diện tích xây dựng đất của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/4 diện tích xây dựng đất của Trung Quốc, nhưng diện tích cải tạo đất của Việt Nam ở Biển Đông chỉ đứng sau Trung Quốc.
Xung đột thường xuyên giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông; Bộ Ngoại giao Mỹ: Sẽ khởi động hiệp ước phòng thủ chung
Gần đây, một tàu tiếp tế của Philippines đã đi vào vùng biển xung quanh Bãi cạn Second Thomas (Trung Quốc gọi là Đảo Nhân Ái) để giao vật liệu xây dựng cho tàu đổ bộ bãi biển “Sierra Madre”, nhưng một lần nữa lại bị tàu tuần duyên ĐCSTQ bắn bằng vòi rồng.
Theo đoạn phim do Cảnh sát biển Philippines công bố, từ cabin của tàu tiếp tế UM4, những người trong tàu lập tức bỏ chạy vào góc cabin sau khi phát hiện tàu cảnh sát biển Trung Quốc chuẩn bị sử dụng vòi rồng, sau đó có tiếng động lớn do nước phun từ vòi rồng cao áp của ĐCSTQ đã xuyên thẳng vào thân tàu tiếp tế UM4 khiến nhiều vật dụng trong cabin văng xuống, thân tàu cũng bị nghiêng do ảnh hưởng của dòng nước.
Vào ngày 10/12/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc ĐCSTQ can thiệp vào các hoạt động hàng hải của Philippines và đe dọa sự ổn định khu vực, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh ngừng “các hành vi nguy hiểm và gây bất ổn” ở Biển Đông.
Vào tháng 7/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) đã đưa ra phán quyết về Biển Đông, trong đó tuyên bố rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vi phạm các đặc quyền kinh tế của Philippines bằng cách cản trở hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines.
Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cũng nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với đồng minh Philippines và nhấn mạnh rằng nếu quân đội, máy bay hoặc tàu công của Philippines ở Biển Đông bị tấn công vũ trang, Mỹ sẽ kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines (MDT).
Vào ngày 10/12/2023, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tuyên bố trên mạng xã hội X rằng hoạt động của tàu cảnh sát biển Trung Quốc tại vùng biển Philippines đã vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Điều này sẽ càng củng cố quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Philippines ở Biển Đông, nước này sẽ không bị dọa sợ.
Từ khóa Trường Sa du học sinh Việt Nam Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam Philippines Hoàng Sa