Từ lâu, giới chính trị Mỹ đã phân biệt rõ ràng mối quan hệ giữa “Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ” “Trung Quốc”. Hiện nay giới truyền thông dòng chính cũng đăng bài đưa ra lời kêu gọi này, được người dân Trung Quốc thuộc mọi tầng lớp xã hội hưởng ứng nồng nhiệt.

Phap Luan Cong 3
Ngày 10/5/2024, học viên Pháp Luân Công ở New York đã tổ chức một cuộc đại tuần hành ở Manhattan, kỷ niệm 32 năm ngày phổ truyền Pháp Luân Đại Pháp, và ủng hộ 430 triệu người Trung Quốc đã thoái ĐCSTQ. Nội dung trong biểu ngữ: Yêu nước không có nghĩa là yêu đảng, Trung Quốc không phải là ĐCSTQ. (Ảnh: Trương Tĩnh Di/Epoch Times)

Gần đây Bloomberg, kênh truyền thông chính thống của Mỹ đã đăng một bài viết có tựa đề “Mỹ không hiểu mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc và ĐCSTQ” (America Just Doesn’t Get China’s People vs. the CCP) của tác giả Karishma Vaswani.

Bài báo viết, từ Washington đến Tokyo, từ Manila – thủ đô của Philippines, đến Brussels – thủ đô của Bỉ, sự mất lòng tin vào Bắc Kinh ngày càng tăng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị toàn cầu phải chấm dứt việc nhầm lẫn giữa ĐCSTQ với người dân Trung Quốc. ĐCSTQ không đại diện cho hy vọng và ước mơ của 1,4 tỷ công dân Trung Quốc.

Một cuộc khảo sát do tổ chức nghiên cứu Pew Research Center của Mỹ công bố hôm 1/5 cho thấy, trong năm thứ 5 liên tiếp, 81% người Mỹ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, trong đó 43% giữ quan điểm rất tiêu cực.

Khi nói đến quan hệ Trung-Mỹ, 50% người Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của Mỹ, 42% người Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù, và chỉ 6% coi Trung Quốc là đối tác.

Bài bình luận nói trên cho rằng thật nguy hiểm khi chỉ nhìn toàn bộ đất nước Trung Quốc qua lăng kính của ĐCSTQ. Bởi vì Trung Quốc và ĐCSTQ không giống nhau. Hoa Kỳ nên cố gắng phân biệt nguyện vọng của Tập Cận Bình và đảng của ông ta với nguyện vọng của người dân Trung Quốc. Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy, các chính sách của ĐCSTQ đang làm mất lòng tin của nhiều người dân Trung Quốc.

Sau khi được đăng tải bài viết này đã gây ra phản ứng dữ dội cả trong và ngoài nước.

Trong một bài bình luận ngày 9/5, nhà bình luận thời sự Chu Hiểu Huy cho biết, việc Bloomberg đăng một bài viết như vậy vào thời điểm này là rất có ý nghĩa.

Ông nói, đây chắc chắn là một sự biến chuyển mới. Hoa Kỳ và thế giới đã hiểu rõ hơn về bộ mặt thật của ĐCSTQ, đại diện cho một xu hướng lớn của chủ nghĩa chống cộng toàn cầu, cũng như đại diện cho cách Hoa Kỳ và châu Âu có thể tấn công chính xác hơn vào điểm yếu của ĐCSTQ.

Ông Chu Hiểu Huy cho rằng tác dụng của việc phân biệt ĐCSTQ với Trung Quốc và người dân Trung Quốc là rất lớn.

Thứ nhất, điều này giúp thế giới nhận thức rõ hơn ai là thủ phạm gây hại cho nhân loại và gây náo loạn ở nhiều nơi trên thế giới.

Thứ hai, giúp thức tỉnh nhiều người Trung Quốc đang bị tẩy não, để họ xem xét lại rằng ai mới thực sự là thủ phạm gây hại cho Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Rốt cuộc ĐCSTQ đang đại diện cho lợi ích của ai?

Thứ ba là đưa tội ác của ĐCSTQ ra ánh sáng, không cho phép đảng này tiếp tục bắt cóc đất nước và người dân Trung Quốc.

Trong một chương trình ngày 11/5, kênh truyền thông cá nhân “LT Shijie” (Thế giới LT) cho biết, bài viết này đang cố gắng tìm đường đi cho phương Tây, và đưa ra một chiến lược rất hiệu quả.

Ông bày tỏ một số ý kiến ​​về vấn đề này: Thứ nhất, kẻ thù lớn nhất của ĐCSTQ không phải là Hoa Kỳ hay phương Tây, mà chính là người dân Trung Quốc.

Thứ hai, nếu các nước phương Tây không còn quan tâm đến nền dân chủ và nhân quyền của Trung Quốc, sẽ tương đương với việc giúp đỡ chế độ độc tài ĐCSTQ. Vì vậy không nên từ bỏ vũ khí lợi hại này.

Thứ ba, ĐCSTQ rất sợ dư luận quốc tế sẽ chia tách ĐCSTQ với người dân Trung Quốc. Lần nào họ cũng nổi giận khi phải đối mặt với tình huống trên.

“LT Shijie” cũng nói với cư dân mạng Trung Quốc rằng một số người trên mạng xã hội luôn cười nhạo chủng tộc người Trung Quốc hoặc lịch sử Trung Quốc. Trên thực tế, điều này là không phù hợp.

Bởi vì ĐCSTQ không đối xử tốt với người dân Trung Quốc. Quan điểm cơ bản của việc chống cộng là mong muốn người dân Trung Quốc có được một cuộc sống tốt đẹp. Đây là cơ sở đạo đức của việc chống cộng, nên việc phân biệt đối xử với người Trung Quốc hoặc chủng tộc của họ sẽ không giúp ích gì cho việc chống cộng.

Một tháng trước khi bài báo của Bloomberg được công bố, ông Phương Vĩ (Fang Wei), một học giả người Mỹ kiêm nhà báo cấp cao, cũng đưa ra lời kêu gọi.

Ngày 31/3, ông đã kêu gọi truyền thông khi đưa tin về chính trị, chế độ, ngoại giao và quân sự của ĐCSTQ, không nên tiếp tục sử dụng từ “Trung Quốc”, mà gọi là “ĐCSTQ”, như chế độ ĐCSTQ, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, Đại sứ ĐCSTQ tại Hoa Kỳ và quân đội ĐCSTQ.

Ông Phương Vĩ giải thích rằng điều này không phải là thiếu chuyên nghiệp, mà là đề cập chính xác đến bản chất của đối tượng và là cách sử dụng từ chính xác.

Ông nói, đây cũng là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của giới truyền thông. Khi đối mặt với các chính phủ và những hành động vi phạm giá trị phổ quát, giới truyền thông cần thể hiện lập trường rõ ràng. Điều này là rất quan trọng đối với tương lai của Trung Quốc và thế giới.

Ông cũng cho rằng ĐCSTQ là một hệ tư tưởng tồn tại bằng cách làm hỗn loạn suy nghĩ của con người, và tuân thủ các cơ chế đã được thiết lập. Chế độ này phải có tên gọi gắn với hai chữ “nhân dân”, như chính quyền nhân dân, công an nhân dân, tòa án nhân dân, ngân hàng nhân dân, quân đội nhân dân… Đây không phải là sự khoa trương mà là phương thức sinh tồn của ĐCSTQ. Vì sao ĐCSTQ lại tức giận trước bất kỳ nỗ lực nào nhằm tách đảng này ra khỏi Trung Quốc và người dân Trung Quốc? Nếu bị tách khỏi Trung Quốc, ĐCSTQ sẽ mất đi sinh lực, tính hợp pháp và địa vị trong lòng người dân, sẽ lụi tàn và bắt đầu biến mất.

Liên quan đến vấn đề ký sinh lên xã hội Trung Quốc, loạt bài xã luận Cửu bình ĐCSTQ của Epoch Times giải thích rằng ĐCSTQ cũng là một tà linh có bản chất phản tự nhiên, phản trời, phản đất, phản nhân loại.

Bản thân tổ chức ĐCSTQ không tham gia sản xuất hay phát minh. Ngay khi có được quyền lực chính trị, đảng này sẽ ký sinh lên người dân Trung Quốc, thao túng và kiểm soát nhân dân, kiểm soát từng đơn vị nhỏ nhất của xã hội, nhằm bảo vệ quyền lực của họ khỏi bị mất mát, đồng thời độc quyền nguồn của cải xã hội ban đầu, biến của cải chung của xã hội thành “túi tiền riêng” của quan chức ĐCSTQ.

Cuốn “Cửu Bình ĐCSTQ” còn cho rằng tổ chức ĐCSTQ giống như một tà linh phụ thể khổng lồ, bám vào từng tế bào đơn vị của xã hội Trung Quốc như hình với bóng.

Cơ cấu phụ thể (ký sinh trùng) kỳ lạ này đôi khi đã xuất hiện cục bộ trong xã hội nhân loại trước đây, đôi khi cũng xuất hiện thoáng qua trong toàn xã hội, nhưng chưa bao giờ triệt để, lâu dài và ổn định như trong xã hội Trung Quốc.

Các chính trị gia Mỹ cũng dần làm rõ mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Trung Quốc. Sự phân biệt rõ ràng này khiến ĐCSTQ vô cùng sợ hãi.