Dự luật Chip của Mỹ buộc các công ty Hàn Quốc phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc
- Hạ Vũ
- •
Vào tuần trước Quốc hội Mỹ đã thông qua “Dự luật Chip và Khoa học” (Chips and Science Act) trị giá 280 tỷ USD, Dự luật này khiến các công ty công nghệ của Hàn Quốc phải đánh giá lại các khoản đầu tư của họ vào Trung Quốc. Ngoài ra Dự luật sẽ hạn chế các công ty nhận trợ cấp từ Chính phủ Mỹ đầu tư vào Trung Quốc.
“Dự luật Chip và Khoa học” được Quốc hội Mỹ thông qua vào tuần trước sẽ phân bổ 52 tỷ USD để hỗ trợ sản xuất chip tiên tiến ở Mỹ. Dự luật cũng bao gồm “lan can” ngăn những bên nhận tài trợ liên bang mở rộng hoặc nâng cấp công suất chip tiên tiến ở Trung Quốc trong 10 năm tới. Nhà Trắng cho biết hôm thứ Tư (3/8) rằng Tổng thống Biden dự kiến sẽ ký dự Dự luật vào ngày 9/8.
Các công ty Hàn Quốc phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc
Hôm thứ Tư, Financial Times dẫn nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho hay điều khoản trong “Dự luật Chip và Khoa học” đã khiến Samsung và SK Hynix phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc.
Một quan chức cấp cao của Hàn Quốc cho biết thêm rằng theo thời gian, một số khoản đầu tư từ Hàn Quốc liên quan sản xuất chip tại Trung Quốc có thể bị “bỏ rơi”.
Động thái của các công ty Hàn Quốc cho thấy nỗ lực của Washington trong việc khuyến khích sự chuyển dịch chuỗi cung ứng chip từ Trung Quốc sang Mỹ đang mang lại kết quả.
Kim Young-woo, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của SK Securities ở Seoul và là cố vấn của Chính phủ Hàn Quốc về chính sách bán dẫn nói với Financial Times rằng: “‘Lan can’ nhắm vào Trung Quốc sẽ đẩy nhanh chuyển dịch các nhà sản xuất chip Hàn Quốc từ Trung Quốc sang Mỹ”.
Ông nói: “Họ (các công ty Hàn Quốc) đã cân nhắc lại chiến lược của mình vì cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung, và giờ họ đang nghiêng về phía Mỹ do những rủi ro địa chính trị”.
Ông Kim nói thêm rằng các tập đoàn của Hàn Quốc như Samsung và SK Hynix “sẽ xây dựng nhiều nhà máy hơn ở Mỹ, vì họ không thể sản xuất hàng loạt chip tiên tiến mà không có thiết bị và công nghệ của Mỹ. Nếu phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, họ không có sự lựa chọn nào ngoài chọn nước Mỹ”.
Hạn chế đầu tư vào Trung Quốc đối với công nghệ chip dưới 28nm
Theo “Dự luật về Chip và Khoa học”, chính quyền Tổng thống Biden đã sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, giám sát đầu tư và đẩy mạnh trợ cấp cho các công ty không phải của Trung Quốc nhằm tăng cường sản xuất chip trong nước, khiến Trung Quốc khó có được công nghệ bán dẫn tiên tiến hơn.
Một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng nội dung của Dự luật chỉ ra trong 10 năm tới các công ty chip đặt nhà máy ở Mỹ sẽ không thể mở rộng sản xuất chip ở Trung Quốc hoặc các quốc gia có liên quan khác (như Nga) nếu họ nhận được trợ cấp từ Chính phủ Mỹ.
Theo Bloomberg, Dự luật này đặt ra giới hạn tĩnh là 28 nanomet, có nghĩa là những bên nhận trợ cấp không thể sản xuất bất kỳ con chip nào ở Trung Quốc có kích thước nhỏ hơn kích thước đó và cao cấp hơn. Công nghệ chip 28 nanomet ra đời trước rất nhiều so với công nghệ bán dẫn tiên tiến, nhưng chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm bao gồm ô tô và điện thoại thông minh. Lệnh cấm của Dự luật cũng bao gồm chip logic và bộ nhớ.
Các biện pháp này là một phần trong nỗ lực bao quát hơn của chính quyền Tổng thống Biden nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng của Mỹ và chống lại chiến lược làm chậm quá trình hội nhập quân sự-dân sự của Trung Quốc, ngăn chặn hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Nhà sản xuất chip Hàn Quốc bắt đầu “tái tổ chức” chiến lược
Tờ Financial Times đưa tin, tháng Năm năm nay cựu quan chức kinh tế Hàn Quốc từng giữ chức Bộ trưởng Thương mại là Yeo Han-koo cho biết chiến lược “điều chỉnh lại” của các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đối với Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu.
Nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới là Samsung Electronics năm ngoái đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư 17 tỷ USD vào một nhà máy mới ở Texas để bắt kịp ngành công nghiệp này của đối thủ TSMC Đài Loan. Trong chuyến thăm Hàn Quốc vào tháng Năm, Tổng thống Biden đã tham quan nhà máy của Tập đoàn Samsung ở Pyeongtaek.
Tháng trước, Chủ tịch Chey Tae-won của SK Group (công ty mẹ của SK hynix) đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Mỹ để công bố khoản đầu tư 22 tỷ USD vào Mỹ nhằm phát triển chất bán dẫn, pin xe điện và công nghệ xanh, bao gồm cả các cơ sở mới đóng gói chip tiên tiến.
Tờ Financial Times đưa tin, nhà máy sản xuất chip nhớ DRAM của SK Hynix ở Vô Tích (Wuxi) miền đông Trung Quốc được phổ biến coi là nhà máy Hàn Quốc dễ bị ảnh hưởng nhất trước Dự luật mới này của Mỹ.
“Trật tự kinh tế mới này vẫn đang được định hình, công ty đang đánh giá lại và thiết kế lại chiến lược cho phù hợp”, ông Yeo nói với Financial Times.
Nguồn tin cho biết SK hynix có tuyên bố về Đạo Dự luật Chip và Khoa học: “Do dự Dự luật được thông qua tại Hạ viện gần đây, một số chi tiết chưa được tiết lộ công khai, và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình”.
Mỹ thắt chặt xuất khẩu công nghệ nhằm vào vấn đề chip
Bloomberg đưa tin vào ngày 1/8, hầu hết các khoản tài trợ liên bang của Mỹ dự kiến sẽ được chuyển cho Intel, TSMC Đài Loan và Công ty điện tử Samsung của Hàn Quốc, là những công ty đang xây dựng các cơ sở sản xuất chip mới tại Mỹ trị giá hàng chục tỷ USD.
Trong số những bên nhận tài trợ liên bang tiềm năng này hiện chỉ có TSMC sản xuất chip tương đối tiên tiến ở Trung Quốc, với nhà máy của TSMC ở Nam Kinh sản xuất chip 28 nanomet và cao cấp hơn là 16 nanomet, gần tương đương với chip tiên tiến nhất mà Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải (SMIC) hiện có thể sản xuất.
Nhưng công nghệ của SMIC vẫn kém công ty dẫn đầu ngành TSMC ít nhất 6 năm.
SMIC đối mặt với thách thức gần như không thể vượt qua để bắt kịp TSMC sau khi chính quyền Mỹ thời Tổng thống Trump đề nghị Chính phủ Hà Lan chặn ASML bán hệ thống in thạch bản EUV tiên tiến cho phía đối tác Trung Quốc.
Việc Chính phủ Mỹ gần đây thắt chặt vấn đề tiếp cận của Trung Quốc đối với thiết bị chip tương đối tiên tiến đã khiến thị trường chứng khoán của SMIC lao dốc và chịu thêm nhiều thất bại.
Từ khóa công ty Hàn Quốc Dòng sự kiện TSMC sản xuất chip Chip Samsung Electronics Đạo luật CHIPS