Gia đình Thủ tướng Anh là người bạn tốt của chính quyền Bắc Kinh
- Thành Dung
- •
Gần đây, tại một sự đón Tết truyền thống của Trung Quốc, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có bài phát biểu cho biết “bản thân là người thân thiết Trung Quốc đầy nhiệt thành”. Nhưng phe diều hâu bảo thủ ở ghế sau Quốc hội Anh lại rất lạc quan về việc kết thúc “thời kỳ hoàng kim” của quan hệ giữa Anh và Trung Quốc, với lý do từ vấn đề luật an ninh quốc gia và hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc.
Theo Sunday Times ngày 28/2, những người ủng hộ hợp tác Anh – Trung rất vui khi biết rằng cha của ông Johnson và một người anh em cùng cha khác mẹ của ông đứng về phía họ.
Ông Stanley Johnson nay đã 80 tuổi, có “tình yêu đối với Trung Quốc”, ông cho rằng “điều quan trọng vào thời điểm này là chúng ta phải trao đổi trực tiếp”, đặc biệt là trước thềm Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP26). “Với một nước rộng lớn như vậy, nếu trước năm 2050 mà Trung Quốc không thể thực hiện được [trung lập carbon] thì sẽ rất khó để có thể thấy được thế giới làm thế nào thực hiện được.”
Còn Max Johnson nay 36 tuổi, là con út trong số 6 người con của ông Stanley, là con người vợ thứ hai của ông Max Johnson, hiện là một doanh nhân sống ở Hồng Kông, có nhiệt huyết về công nghệ và các vấn đề xanh, muốn thúc đẩy đầu tư vào Trung Quốc. Nhìn chung, quan điểm của anh là: vì sự mập mờ của mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc khiến người ta cảm thấy do dự trong hoạt động đầu tư; người cho rằng nhân quyền là “vấn đề quan trọng duy nhất” là người “quan điểm cấp tiến, phi lý và điên rồ”.
Cả hai đều bị ràng buộc bởi một niềm tin rằng Trung Quốc là quá lớn, không thể né tránh được. Những năm gần đây, họ đã sử dụng các kênh ngoại giao để thúc đẩy hợp tác giữa London và Bắc Kinh. Thông tin như vậy được họ công khai nhằm ứng phó với quan điểm diều hâu ngày càng tăng trong xã hội Anh về đất nước Trung Quốc mà họ yêu quý.
Câu chuyện về mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ giữa gia đình ông Johnson và đất nước đông dân nhất thế giới, có thể truy về từ năm 1975, khi đó ông Stanley đến thăm Trung Quốc với tư cách là thành viên của phái đoàn Liên minh châu Âu. Ông nói: “Mao Trạch Đông là chủ nhân… Kể từ đó, tôi thường xuyên trở về (Trung Quốc).”
Sau đó 5 năm, ông Stanley đã viết một cuốn sách về Trung Quốc có tên “Tài nguyên ngày tận thế” (The Doomsday Deposit), dựa trên trí tưởng tượng về việc phát hiện ra một kho chứa nhiên liệu hạt nhân ở Mãn Châu, bên nào kiểm soát được là có thể kiểm soát thế giới.
Theo cách nhìn của nhà văn Stanley, cũng là nhà hoạt động môi trường và cựu thành viên Nghị viện châu Âu, cho rằng những quan ngại đối với Trung Quốc thay vì cho là vấn đề bá chủ toàn cầu, chẳng bằng xem đó là hợp tác quốc tế, đặc biệt là vai trò của Trung Quốc trong giải quyết biến đổi khí hậu. Năm nay, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Đa dạng sinh học (COP15) tại thành phố Côn Minh phía tây nam, với mục đích xây dựng mục tiêu ngăn chặn hoặc đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học.
Ông nói: “Tôi biết rằng có một số vấn đề đối với người Duy Ngô Nhĩ. Việc thu hút sự chú ý của mọi người là đúng. Nhưng dù vậy thì Trung Quốc vẫn là chủ nhà tại Côn Minh (COP15). Còn Scotland vẫn là một phần của Anh. Vì vậy hiện nay, trao đổi mật thiết giữa Trung Quốc và Anh (đăng cai COP26) là rất quan trọng”. Theo cách nhìn của ông Stanley cho thấy, vấn đề ưu tiên tất yếu là đưa Trung Quốc ký kết mục tiêu quốc tế của năm 2050 về độ trung hòa carbon chứ không phải dạy Trung Quốc cách hành động như thế nào. Ông nói: “Tôi tin rằng mọi người sẽ thấy rất nhiều liên hệ cấp cao diễn ra. Chắc chắn tôi hy vọng thấy điều này.”
Ông cũng đóng góp vào hoạt động kết nối này: đã có cuộc hội đàm sâu rộng với đại sứ Lưu Hiểu Minh của Trung Quốc khi ông ấy sắp mãn nhiệm, quảng bá cho hội nghị, và tháng trước đã tham gia sự kiện chia tay của ông ta được tổ chức qua ứng dụng Zoom.
Ông kể lại vào tháng 2/2020 đã cùng một người bạn từng điều hành Hiệp hội Bảo vệ các loài chim Hoàng gia (Royal Society for the Protection of Birds) đến gặp “quý ông cao to có vẻ ngoài thanh lịch (Lưu Hiểu Minh)”. Cả ba trò chuyện về đất nước Trung Quốc xinh đẹp, bàn về khả năng hấp thụ carbon của đất. Họ đã hát bài hát của Flanders và Swann: bùn, bùn, bùn vinh quang, không gì phù hợp hơn.
Thời điểm mà ông Stanley lần đầu thăm Trung Quốc thì cậu út Max chưa chào đời, dù vậy mối quan hệ của cậu với Trung Quốc thậm chí còn sâu sắc hơn người cha. Anh tốt nghiệp Đại học Oxford giống như anh trai, là người Anh đầu tiên theo học MBA tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cùng trường với ông Tập Cận Bình.
Ở Hồng Kông, anh làm việc tại Goldman Sachs, cũng làm cố vấn về đầu tư trong khu vực cho các công ty của Anh. Anh hợp tác với Hội đồng Anh (British Council) và sắp trở thành “quan sát viên” của “Hội đồng Thương mại Anh – Trung Quốc (China Britain Business Council), điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà ngoại giao và doanh nhân hai nước tiếp xúc nhiều hơn.
Max có thái độ rõ ràng về tình hình quan hệ giữa hai nước hiện nay, “Quan hệ của chúng ta đã thay đổi từ vô cùng lạc quan sang trạng thái không thể rõ ràng. Vấn đề tiếp theo là gì, hướng đi như thế nào? Tôi nghĩ cần làm rõ những mơ hồ này”; “Chúng ta cần thiết lập mối quan hệ với một quốc gia trên nhiều phương diện, nền tảng mối quan hệ này là chính trị và kinh tế, cũng là nhân quyền và giao lưu văn hóa… Nhưng điều này có nghĩa là không nên ném mọi thứ ra ngoài cửa sổ, vì cho rằng có một vấn đề nào đó quan trọng hơn hơn tất cả các vấn đề khác.”
Max không thỏa hiệp với các nhóm do Đảng Bảo thủ lãnh đạo trong Quốc hội Anh, chẳng hạn như Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc (China Research Group) do Tom Tugendhat lãnh đạo, hay Liên minh nghị viện xuyên quốc gia về Chính sách Trung Quốc (The Inter-Parliamentary Alliance on China) do Duncan Smith lãnh đạo. Anh nói: “Tôi nhìn vào tương lai – tôi nghĩ dài hạn hơn. Và bạn biết đấy, Westminster (Quốc hội Anh) có một số phe phái phi lý, một cách thẳng thắn mà nói, [những phe phái này] phần nhiều chỉ nghĩ ngắn hạn, và có thể đang làm mọi thứ có thể để gây mất ổn định.”
Marx hỏi, “Trong số họ có bao nhiêu người đã thực sự đến Trung Quốc, hoặc, bạn biết đấy, đã dành bất kỳ thời gian nào ở đó?”
Khi được hỏi về vi phạm nhân quyền, anh rất thẳng thắn: “Hồng Kông là một phần của Trung Quốc… Tôi nghĩ điều này luôn khiến mọi người khó hiểu, kéo theo một số phản ứng cảm xúc nhất định, thậm chí có thể sẽ gợi lại một sự hối tiếc nào đó về chuyện Hồng Kông được trả lại.”
Anh cũng có giọng điệu tương tự về vấn đề của người Duy Ngô Nhĩ. Anh nói rằng anh “không thể nói” sự lên án của nghị sĩ diều hâu về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc là đúng hay sai.
Người Anh có thể đã bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ nguội lạnh với Trung Quốc, bao gồm cả quyết định trước năm 2027 loại bỏ dần việc sử dụng các công cụ Huawei trong cơ sở hạ tầng 5G của Anh.
“Vấn đề này có cân nhắc, có lẽ trên thực tế việc nhanh chóng có nhiều người hơn truy cập Internet và Internet nhanh hơn sẽ thực sự làm tăng tỷ lệ người biết chữ. Tình hình giáo dục được cải thiện!”, anh hào hứng nói.
Năm tới, mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc sẽ mở ra nhiều thời điểm quan trọng. Trước khi kết thúc hội nghị kỳ này, các thành viên Quốc hội sẽ một lần nữa bỏ phiếu về việc có nên chặn các giao dịch thương mại với các nước bị xem là phạm tội diệt chủng hay không – biện pháp hoàn toàn nhằm vào Trung Quốc. Sau đó vào tháng 11, Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc sẽ được tổ chức tại Glasgow, bất kỳ mục tiêu nào cũng cần sự hợp tác của Trung Quốc thì mới có ý nghĩa.
Như vậy, quan điểm của ông Stanley và anh Max đã rất rõ ràng, đó là: dù mối quan hệ giữa Bắc Kinh và London đang căng thẳng, nhưng không thể không hợp tác trong vài năm tới. Như vậy cho thấy đã đi khá xa trọng tâm của phe diều hâu bảo thủ.
Như hồi năm ngoài ông Johnson tại Phủ Thủ tướng ở phố Downing đã nói: “Tôi là một người thân Trung Quốc, tôi tin rằng chúng ta phải tiếp tục hợp tác với cường quốc vĩ đại đang nổi lên này: về biến đổi khí hậu hoặc thương mại hoặc bất cứ điều gì xảy ra với họ.”
Thành Dung, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Bắc Kinh Dòng sự kiện Boris Johnson Thủ tướng Anh mối quan hệ Anh - Trung Quốc Max Johnson Stanley Johnson