Gian lận bầu cử qua thư: Nhìn lại sứ mệnh ngành Bưu chính Hoa Kỳ
- Vivian Đỗ
- •
Liên tiếp hơn 1 tuần vừa qua đã nổi lên những vụ tố giác gian lận thư tín của các nhân viên bưu chính tại Bưu điện Hạt Erie và Hạt Montgomery, Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ – một tiểu bang vốn có rất nhiều tranh chấp trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Các lãnh đạo của chi nhánh Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) tại tiểu bang này được cho là đã yêu cầu nhân viên của mình “phân biệt đối xử” một cách bất công với số lượng lớn các thư tín và phiếu bầu liên quan đến Tổng thống Donald Trump so với đối thủ là ông Joe Biden.
Sửa ngày thu phiếu bầu, đe dọa người tố giác
Sự việc khởi phát từ ngày 5/11 khi ông Richard Hopkins, 32 tuổi, một nhân viên đưa thư tại Hạt Erie đứng ra tố giác những người giám sát cấp trên của ông đã ra lệnh cho bưu tá ghi lùi ngày trên các lá phiếu được nhận sau Ngày Bầu cử (3/11). Theo quy tắc bầu cử của Bang Pennsylvania, các lá phiếu qua thư vẫn còn hiệu lực trong vòng 3 ngày kể từ Ngày Bầu cử, miễn là chúng được đóng dấu bưu điện vào ngày 3/11.
Trong bản khai chứng của mình, ông Richard Hopkins kể lại rằng ông đã nghe thấy giám đốc bưu điện, Rob Weisenbach, yêu cầu một người giám sát sửa ngày thu nhận các phiếu bầu qua thư thành ngày 3/11 trong khi trên thực tế các lá phiếu này đến bưu điện vào ngày 4/11 hoặc muộn hơn. Bản khai này đã được gửi cho Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham và Bộ Tư pháp để tiến hành điều tra.
Tuy nhiên ngay sau đó, mật vụ của văn phòng Tổng thanh tra Bưu điện đã gặp ông Hopkins và yêu cầu ông rút lại các cáo buộc gian lận bầu cử. Các hãng thông tấn ủng hộ Đảng Dân chủ, trong đó có tờ Washington Post, cũng đều đưa tin rằng ông Hopkins đã thừa nhận việc làm chứng giả. Ngày 10/11, Ủy ban Giám sát Hạ viện tuyên bố trên Twitter rằng, ông Hopkins đã ký vào một bản tuyên thệ rút lại các tuyên bố cáo buộc của ông ta về giả mạo lá phiếu.
Ông Hopkins nhanh chóng phủ nhận thông tin này và tiếp tục cung cấp cho tổ chức Project Veritas một tệp tin ghi âm cuộc thẩm vấn với mật vụ Tổng thanh tra Bưu điện, Russell Strasser, cho thấy ông đã bị ép phải rút lại lời tố giác. Trả lời Project Veritas, người đưa thư Richard Hopkins cho rằng mình đã bị “chơi xấu” và khẳng định các mật vụ liên bang không “chống lưng” cho ông và họ cũng không hề có hứng thú với việc điều tra gian lận.
(Ông Richard Hopkins đang trả lời phỏng vấn với Project Veritas)
RECORDING: Federal agents “coerce” USPS whistleblower Hopkins to water down story
Agent Strasser: “I am trying to twist you a little bit”
“I am scaring you here”…” we have Senators involved…DOJ involved…reason they called me is to try to harness.” pic.twitter.com/MaL1WRJrih
— Project Veritas (@Project_Veritas) November 11, 2020
“Phân biệt đối xử” thư tín
Ngày 12/11, Project Veritas tiếp tục công bố một đoạn video khác cho thấy thêm một bưu tá nữa tại Bang Pennsylvania khai báo việc lãnh đạo Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) ra lệnh đối xử thiên vị với các thư chính trị của ông Joe Biden. Nhân viên này kể lại, vào thứ Hai ngày 9/11, các bưu tá đã được ông Walter Lee, giám sát dịch vụ khách hàng tại Bưu điện công viên Elkins Park yêu cầu: “Từ nay về sau, loại thư chính trị duy nhất được chuyển đi là thư của người chiến thắng, và trong trường hợp này, là Joe Biden. Các thư chính trị từ những người còn lại và những nguồn khác sẽ được xếp vào loại UBBM.”
UBBM (Undeliverable bulk business mail) loại thư doanh nghiệp số lượng lớn mà Bưu điện Hoa Kỳ không thể gửi do thông tin không chính xác, hoặc không đọc được. Theo thỏa thuận, dịch vụ Bưu điện không trả lại thư UBBM cho doanh nghiệp, mà sẽ tái chế nó.
Khi được hỏi tại sao ông Walter Lee lại yêu cầu bưu tá loại bỏ thư của Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa, người đưa thư trả lời rằng ông không chắc lệnh này có phải do các cấp cao hơn đưa xuống hay không. Ông còn cho biết thêm, tất cả các thư chính trị liên quan đến ứng cử viên Tổng thống Joe Biden tiếp tục được xử lý như là thư hạng nhất (first-class) và phải được chuyển đi ngay trong ngày bưu điện nhận thư; còn đối với “số phận” của những thư được xếp vào loại UBBM thì về cơ bản sẽ bị quăng vào thùng rác.
Project Veritas tiếp tục hỏi nhân viên bưu tá: “Ông có nghĩ rằng Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) nên “chơi trò chính trị” này không?”, và nhận được câu trả lời: “Không. Tôi nghĩ rằng chúng tôi là một dịch vụ vận chuyển và đó thực sự không phải là chỗ của chúng tôi.”
(Bưu tá ẩn danh của USPS trả lời phỏng vấn Project Veritas)
Người đưa thư cho biết lúc đó có gần 30 nhân viên bưu điện khác đang làm việc trong phòng và nghe thấy mệnh lệnh của ông Walter Lee. Nếu được yêu cầu, ông sẵn sàng làm chứng tuyên thệ rằng những gì ông khai báo là đúng sự thật.
Khi được hỏi động lực nào giúp ông có dũng khí đứng ra làm việc này, người đưa thư trả lời: “Về cơ bản, bạn biết đấy, điều duy nhất có thể ngăn chặn được gian lận bầu cử và những thứ khác là mọi người có can đảm để đứng lên. Tôi không muốn phải nói rằng tôi có cơ hội để làm điều đó và tôi đã không làm.”
Tuy nhiên Project Veritas cho hay không phải ai cũng dũng cảm như vậy và hành trình lấy tin từ các nhân viên bưu tá không hề dễ dàng, đa phần khi được hỏi về vấn đề gian lận thư tín và các yêu cầu của giám sát viên Walter Lee, những người đưa thư sẽ từ chối trả lời, phản ứng thô bạo hoặc bỏ đi.
Ngày 15/11, mạng tin tức truyền hình quốc gia One America News (OAN) đã đăng một video phỏng vấn lại Project Veritas về sự việc trên và nhận định rằng người giám sát bưu cục đã tự ý quyết định ông Joe Biden là người chiến thắng, “phân loại” thư tín của 2 ứng cử viên tổng thống và xử lý khác biệt, một loại được sử dụng dịch vụ hạng nhất còn một loại bị xếp vào hạng tái chế. Điều này vi phạm vi tắc ứng xử và quy trình làm việc của Bưu chính Hoa Kỳ. Giám sát viên bưu điện không phải là vị trí có thể quyết định được ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
Nhìn lại vai trò của Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ đối với nước Mỹ
Hệ thống bưu chính của nước Mỹ ra đời cách đây gần 250 năm. Các vị Cha lập quốc đã thành lập bưu điện trước khi họ ký Tuyên ngôn Độc lập và Quốc phụ Benjamin Franklin chính là Tổng giám đốc Bưu điện đầu tiên của Hoa Kỳ. Sứ mệnh của Bưu chính Hoa Kỳ khi đó không chỉ là một mạng lưới thư thông thường, mà là một hệ thống thần kinh trung ương truyền tải tin tức đến khắp cơ quan chính trị, một đường dây liên lạc quan trọng đối với 13 thuộc địa bằng cách cung cấp tin tức về các vấn đề công cộng cho mọi người dân – và sau đó giúp thống nhất Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Trong cuốn sách “How the post office created America” (Tạm dịch: Ngành bưu chính đã tạo nên nước Mỹ như thế nào), tác giả Winifred Gallagher đã tuyên bố: “Lịch sử ngành Bưu điện không kém gì câu chuyện của nước Mỹ.” Cuốn sách nhìn nhận vai trò đáng ngạc nhiên dịch vụ bưu chính trong sự phát triển chính trị, xã hội, kinh tế và thể chế của quốc gia này. Cơ chế dân chủ độc đáo của Mỹ đã định hình một cách mạnh mẽ nền văn hóa tranh luận sôi nổi về những ý tưởng, quan điểm tư do không bị kiểm duyệt và biến nước này trở thành siêu cường về thông tin và truyền thông trên thế giới với tốc độ đáng kinh ngạc. Hệ thống bưu điện từng một thời là “phương tiện truyền thông” trọng yếu của nước Mỹ.
Sau này cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, vai trò của Bưu chính Hoa Kỳ trên phương diện “truyền tin” cũng dần dần lu mờ. Hệ thống email và thông tin điện tử đã thay thế phần lớn các phương thức truyền thống, đặt ngành bưu điện vào vị thế rất bấp bênh.
Tuy nhiên năm 2020, cuộc Bầu cử Tổng thống lại một lần nữa trao cho ngành Bưu chính Hoa Kỳ một trách nhiệm trọng đại với quốc gia, khi cơ chế bầu cử qua thư được cho phép dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Năm nay, hàng chục triệu người Mỹ chọn bỏ phiếu qua đường bưu điện, mỗi lá phiếu được đưa đến cục bưu chính đều góp phần quyết định vị Tổng thống tương lai của dân tộc Hoa Kỳ, trách nhiệm này quan trọng không kém thời lập quốc.
Vậy Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ hôm nay đã làm được những gì? Họ có phát huy đầy đủ vai trò phục vụ đất nước một cách chân chính như cha ông họ hay không? Mấy trăm năm trước, Bưu chính Hoa Kỳ góp phần thống nhất nước Mỹ, còn ngày nay, những bê bối gian lận đáng xấu hổ của hệ thống này đang làm nước Mỹ chia rẽ sâu sắc hơn bao giờ hết.
Có lẽ đây chính là lý do mà ngay từ đầu, Tổng thống Donald Trump đã nghi ngờ và phản đối gay gắt cơ chế bỏ phiếu qua đường bưu điện. Từ tháng 5, ông đã chỉ ra những lá phiếu qua thư là “rất nguy hiểm” nhưng các chuyên gia luật bầu cử vẫn “khăng khăng” rằng gian lận cử tri là rất hiếm và chỉ ảnh hưởng đến một số lượng nhỏ phiếu bầu.
Cáo buộc của các nhân viên bưu tá có lẽ chưa thể đưa vụ việc lên mặt bàn kiện tụng, nhưng đã góp phần hé lộ sự thật rằng hệ thống Bưu chính Hoa Kỳ hôm nay đã bị thao túng như thế nào. Và nếu quay đầu nhìn lại lịch sử quốc gia này, chỉ riêng ngành Bưu chính, chúng ta đã có thể nhận thấy một sự trượt dốc đáng sợ về đạo đức và tinh thần chân chính của người Mỹ so với cha ông họ trước đây.
Vivian Đỗ
[Việt Sub] Chất vấn gay cấn của TNS Blackburn với CEO Facebook và Twitter
Xem thêm:
Từ khóa Gian lận bầu cử Bầu cử Mỹ bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Nhân viên hãng UPS bỏ phiếu qua thư Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ Vivian Đỗ