Hội đàm Trump–Kim trở thành bước đệm chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?
- Huệ Anh
- •
Sau Hội đàm Trump – Kim, Tổng thống Mỹ Mỹ Trump tuyên bố sẽ ngưng diễn tập quân sự Mỹ – Hàn. Nguồn tin truyền thông Hàn Quốc, nhiều khả năng trong tuần này Mỹ và Hàn Quốc sẽ thông báo quyết định tạm ngừng diễn tập quân sự. Hôm Chủ Nhật (17/6), tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình “tham mưu” cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đề xuất yêu cầu Trump cho ngừng tập trận quân sự Mỹ -Hàn.
Nhìn lại toàn cảnh diễn biến Mỹ – Trung – Triều
Tờ Asahi Shimbun dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên cho biết, vào ngày 7 và 8/5 khi Kim Jong-un gặp Tập Cận Bình tại Đại Liên đã thảo luận về cái gọi là “chấm dứt hành động quân sự thù địch”, Tập Cận Bình đề nghị Kim Jong-un đưa ra đề nghị này trong Hội đàm Trump – Kim.
Thông tin cũng dẫn lời một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh chỉ ra, trước khi ông Kim Jong-un gặp gỡ ông Tập Cận Bình, ông ta chỉ quan tâm vấn đề đảm bảo an toàn của chế độ Bắc Triều Tiên, chưa nghĩ đến yêu cầu ngừng các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn.
Ngoài ra, Kim Jong-un cũng chia sẻ rằng ông ta dự định thả ba công dân Mỹ bị Bắc Triều Tiên bắt giữ. Tập Cận Bình tán đồng và cho biết theo nguyên tắc “cùng hành động” trong qua trình Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, việc Bắc Triều Tiên đưa ra đề xuất bước đầu này để có thêm được địa vị thuận lợi hơn.
Ngay sau khi Kim Jong-un rời Trung Quốc về nước đã cho thả ba người Mỹ.
Không chỉ vậy, ngày 16/5 Bắc Triều Tiên bất ngờ thể hiện thái độ bất bình đối với diễn tập quân sự Mỹ – Hàn, cho biết ngừng chương trình đàm phán cấp cao liên Triều. Cùng ngày, Bắc Triều Tiên cũng đe dọa hủy bỏ Hội đàm Trump – Kim.
Trước đó Bắc Triều Tiên đã xem các cuộc diễn tập quân sự Mỹ – Hàn là mối đe dọa lớn, cứ đến thời điểm diễn tập quân sự Mỹ – Hàn là truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên lại đưa ra những ngôn từ tức giận phản đối. Nhưng kể từ hồi tháng Ba năm nay sau khi Kim Jong-un đề xuất đàm phán với Mỹ, ông ta đã nhiều lần bày tỏ thái độ đối với việc Mỹ – Hàn diễn tập quân sự là “có thể hiểu được”.
Thế giới bên ngoài tin rằng thái độ đột nhiên thay đổi của Bắc Triều Tiên có liên quan đến Bắc Kinh. Trump cũng nhiều lần tuyên bố việc Kim Jong-un thay đổi thái độ là do bị ảnh hưởng từ Tập Cận Bình.
Vào ngày 24/5, Trump cũng bất ngờ tuyên bố hủy bỏ Hội đàm Trump – Kim, vậy là Kim Jong-un ngay lập tức cầu hòa, cố gắng cứu vãn cục diện. Vào ngày 29, Nhà Trắng thông báo tiếp tục thúc đẩy kế hoạch thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc.
Giảm sức ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Bắc Á hay Bắc Triều Tiên sẽ “thoát Trung”?
Sau Hội đàm Trump – Kim ngày 12/6, Trump công bố tạm ngừng tập trận Mỹ – Hàn với lý do diễn tập quân sự Mỹ – Hàn chi phí quá tốn kém, và đang thời điểm đối thoại Mỹ – Triều không nên tiếp tục “hành động đe dọa”.
Kể từ khi Trump tranh cử Tổng thống, đã nhiều lần tỏ thái độ bất bình về diễn tập quân sự Mỹ – Hàn và vấn đề quân đội Mỹ đóng trú tại Hàn Quốc, nhiều lần bày tỏ ý định bãi bỏ việc quân Mỹ đóng trú tại Hàn Quốc.
Sau Hội đàm Trump – Kim, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho biết, điều kiện Mỹ – Hàn ngừng tập trận là Bắc Triều Tiên chân thành thực thi phi hạt nhân hóa. Nếu Mỹ phát hiện Bắc Triều Tiên không thực thi nghiêm túc kết quả đàm phán, sẽ ngay lập tức khởi động lại chương trình diễn tập quân sự.
Sau khi Trump công bố tạm ngừng diễn tập quân sự, giới truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin Trump và Kim đã thực hiện được cái gọi là “hai bên cùng ngừng”, đã làm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Bắc Á, vì thế có thể xem Bắc Kinh “có chiến thắng lớn”.
Tuy nhiên, nhiều truyền thông Đài Loan chỉ ra, ngày 13/6 ngay sau Hội đàm Trump – Kim, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đã cố ý hạ thấp ý nghĩa của hội đàm này, ngay cả một tấm hình liên quan hội đàm cũng không đăng tải.
Theo Tiếng nói nước Pháp (RFI), nhà cầm quyền Bắc Kinh “không dám khẳng định họ là bên chiến thắng”. Phân tích chỉ ra, Trump mượn Hội đàm Trump – Kim để hòa giải với Bắc Triều Tiên nhằm tập trung nguồn lực đối phó Bắc Kinh. Còn Kim Jong-un cũng không có nhiều khả năng tiếp tục cam tâm để Bắc Kinh lợi dụng, trở thành quân bài cho Bắc Kinh đối phó với Washington. Trong tương lai, đối với vấn đề Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh có thể lâm vào cảnh mất tiền (hỗ trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên) mà không có được tầm ảnh hưởng đáng kể thực sự.
Ngày 15/6, chính quyền Trump đã đưa ra biện pháp thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc. Nguồn tin truyền thông Mỹ cho thấy, Trump cho rằng sau Hội đàm Trump – Kim, kết nối giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên đã không cần phải qua trung gian Bắc Kinh, vì thế Washington càng có nhiều động lực để áp thuế quan đối với Trung Quốc.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Kim Jong Un Hội đàm Trump – Kim Jong-un