Gần đây lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã kêu gọi chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng chiến tranh, trong khi Mỹ cũng đã tăng cường chuẩn bị nghênh đón cuộc chiến. Hồi tháng này Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper tuyên bố đến năm 2045, Mỹ sẽ có lực lượng hải quân 500 tàu. Đến ngày 15/10 ông lại cho biết, một nửa nguồn lực nghiên cứu quân sự sẽ tập trung vào ĐCSTQ.

50382866203 c6b8bbac13 c
Ngày 25/9/2020, trong ảnh từ trái sang: Tàu đổ bộ USS Germantown (LSD 42), tàu tiếp nhiên liệu USS Allison (T-AO 194), tàu tuần dương Aegis Antietam (CG 54), tàu sân bay USS Reagan (CVN 76), tàu tấn công đổ bộ USS America (LHA 6), tàu tuần dương Aegis Charlotte (CG 67), USS New Orleans (LPD 18) và tàu đổ bộ USS Comstock (LSD 45). (Ảnh: Mass Communication Specialist Seaman Apprentice Oswald Felix Jr / Hải quân Mỹ).

Trong bài phát biểu tại Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) trụ sở ở Washington vào hôm 15/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper (Mark Esper) cho biết rằng Lầu Năm Góc đã ban hành một kế hoạch hiệu quả chiến đấu 2045 và sử dụng một nửa nguồn lực nghiên cứu quân sự hướng vào ĐCSTQ để phản công hiệu quả hơn trước “thực trạng gây hấn” của Bắc Kinh.

Trọng điểm quốc phòng nhắm vào ĐCSTQ

Ông Esper cho biết trong phát biểu: “Tôi đã chỉ thị cho Đại học Quốc phòng điều chỉnh trọng tâm của chương trình giảng dạy, qua đó trước năm 2021 cần đáp ứng 50% chương trình học nhắm vào Trung Quốc, yêu cầu xác định quân đội ĐCSTQ như một mối đe dọa đối với các trường chuyên nghiệp, các khóa học và đào tạo của chúng tôi.”; “Chúng ta đang ở trong thời đại cạnh tranh trước tình trạng Nga và Trung Quốc liên tục phá bỏ nguyên tắc quốc tế, đe dọa lợi ích của chúng ta và xâm lược kinh tế các nước khác.”…

Đại học Quốc phòng là nguồn lực quan trọng để Mỹ hoạch định chiến lược quốc phòng, thuộc quản lý của Lầu Năm Góc, nhằm cung cấp các khóa học sau đại học cho các thành viên của quân đội và Chính phủ Mỹ.

Kể từ năm 2019 nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng, nhiệm vụ đầu tiên của Esper là thực hiện chiến lược bảo vệ quốc gia, bảo vệ an ninh quốc phòng. Ông nhấn mạnh bốn nguyên tắc, đó là đảm bảo chuẩn bị cho quân đội, thường trực mọi lúc, và đảm bảo chiến thắng ở bất kỳ đâu; tăng cường quan hệ với các đồng minh; các cơ quan của Bộ Quốc phòng làm việc hiệu quả và có trách nhiệm hơn; chăm sóc quân nhân và gia đình của họ.

Ông cũng đề cập rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đang thực hiện “Chiến lược Quốc phòng năm 2018”. Mục đầu tiên của chiến lược là Bộ Quốc phòng “Cùng với công tác xây dựng thêm nhiều lực lượng liên hợp với vũ khí sát thương là phục hồi việc chuẩn bị quân sự”.

Trước đó hồi tháng Tám Esper cũng chỉ ra rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã thực hiện các điều chỉnh toàn diện, từ giáo dục quân sự đến chuyển trọng tâm của Bộ Chỉ huy Chiến đấu Toàn cầu, tất cả đều nhằm đối đầu với ĐCSTQ.

Kế hoạch của Lầu Năm Góc đến năm 2045

Vị Tư lệnh quân đội cao nhất này cũng công bố “Kế hoạch sức mạnh chiến đấu 2045”, theo đó trong 25 năm tới Mỹ sẽ có lực lượng hải quân gồm 500 tàu chiến, trước 2035 phải tăng số lượng tàu chiến truyền thống lên 355 chiếc, còn hiện nay số lượng chưa đến 300 chiếc, kế hoạch này nhằm bảo đảm lợi thế trước ĐCSTQ.

Theo The Hill thì vấn đề này cũng được Esper nhắc đến trong tuyên bố hồi đầu tháng, cho rằng để cân bằng với kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ĐCSTQ vào năm 2035 thì cho đến trước năm 2045 Hải quân Mỹ sẽ cần sở hữu hơn 500 tàu chiến, bao gồm 355 tàu chiến đấu truyền thống, bảo đảm duy trì hiệu quả chiến đấu của quân đội Mỹ.

Ngoài ra, tương lai Hải quân Mỹ sẽ có thêm 6 tàu sân bay hạng nhẹ, nâng tổng cộng 8-11 tàu sân bay và 70 đến 80 tàu ngầm tấn công. Esper cũng tiết lộ rằng hiện nay đã có các nguồn tài chính đáng tin cậy, vấn đề mở rộng hạm đội cũng như tăng ngân sách sẽ sớm được trình lên Quốc hội để thông qua.

Esper cũng đề cập rằng tài trợ quân sự là rất quan trọng, những năm gần đây năm nào ĐCSTQ cũng tăng ngân sách quốc phòng lên 10%, năm ngoái tăng 7%. Nếu Mỹ muốn duy trì lợi thế cạnh tranh thì chi phí hàng năm cũng cần tăng lên, ông cảm ơn chính quyền Trump đã giúp tăng ngân sách quân sự.

Esper nhấn mạnh để bảo đảm nguyên tắc và thông lệ quốc tế cũng như bảo vệ giá trị của lối sống và nhân quyền phương Tây thì Mỹ phải bảo đảm sức mạnh quân đội; đảm bảo đầu tư cho quân đội cũng là nền tảng cho an ninh quốc phòng và phát triển đất nước.

Trước thực trạng những năm qua, ĐCSTQ liên tục phát triển vũ khí mới và khiêu khích các nước láng giềng, gần đây Esper đã trấn an rằng để bắt kịp Mỹ thì sức mạnh hải quân tổng thể của ĐCSTQ vẫn cần một thời gian dài.

Tại tổ chức tư vấn chiến lược Rand, ông cho biết trong tương lai tàu không người lái sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh hải quân, các nước sẽ sử dụng tàu không người lái để thực hiện các nhiệm vụ hàng hải như thả mìn và tiếp liệu, phát triển tàu không người lái cũng sẽ là kế hoạch tương lai của Lầu Năm Góc.

 

Vấn đề liên quan Đài Loan và Triều Tiên

Về việc gần đây ĐCSTQ thường xuyên cho máy bay quân sự gây rối Đài Loan, hôm 6/10 phó trợ lý trưởng phụ trách các vấn đề Ấn Độ – Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ là David Helvey tuyên bố rằng Đài Loan nên đầu tư phát triển “số lượng lớn khả năng phòng thủ cỡ nhỏ” để truyền tải thông điệp “bất kỳ cuộc tấn công nào cũng phải trả giá đắt”.

Theo Reuters, 5/7 hệ thống vũ khí mà Mỹ có kế hoạch bán cho Đài Loan đã được Mỹ phê duyệt thông qua, trong đó đáng kể như Hệ thống tên lửa đa tầng HIMARS, tên lửa đất đối không AGM-84H/KSLAM-ER…, nâng phạm vi tấn công của quân Đài Loan có thể tới các khu vực ven biển phía đông Trung Quốc.

Đối với Triều Tiên, gần đây trong diễu hành quân sự đã trưng bày một loại tên lửa xuyên lục địa mới, ông Esper nói rằng vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với an ninh và sự ổn định của bán đảo Triều Tiên và thế giới, Mỹ càng chú trọng bảo đảm quốc phòng và an ninh của Hàn Quốc.

Ngày 16/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc đã đồng chủ trì Hội nghị An ninh Hàn – Mỹ lần thứ 52 và ra tuyên bố chung cho biết hai bên đã đạt được tiến bộ đáng kể về các điều kiện cần thiết liên quan vấn đề chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến thời chiến.

Trước đó hôm 15/10, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon đã lần đầu tiên đến thăm Mỹ và gặp gỡ Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng các quan chức cấp cao khác.

Hiện nay số lính Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc là khoảng 28.000 quân.

MỜI XEM VIDEO:

Tiêu Nhiên

Xem thêm: