Liệu ông Biden và Putin có thực sự phối hợp để chống lại ĐCSTQ?
- Chân Du
- •
Ngày 16/6 theo giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Nga Putin đã có cuộc hội đàm tại Geneva, Thụy Sĩ. Ông Biden vẫn luôn cho rằng Nga là kẻ địch lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên lần đầu tiên xuất ngoại trên cương vị tổng thống, ông Biden lại gặp mặt ông Putin. Sau cuộc gặp của nguyên thủ hai nước, hai bên cũng ra thông cáo nói rằng sẽ nỗ lực “giảm thiểu rủi ro xung đột vũ trang và đe dọa chiến tranh hạt nhân”.
Kẻ thù gặp nhau có lẽ nên rất tức giận, tuy nhiên “Hội đàm Biden – Putin” không có nhiều mùi thuốc súng, ngược lại có nhiều sự mơ hồ hơn. Ông Biden nói rằng cuộc gặp lần này “rất có tính xây dựng”. Mỹ – Nga cũng đạt được đồng thuận về nhiều phương diện. Sau cuộc gặp, Mỹ – Nga tuyên bố hai bên sẽ khôi phục lại việc cử đại sứ của nhau đến Washington và Moscow, nói thẳng một chút chính là mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Nga đã ngay lập tức ấm lên.
Nguyên do quan hệ Mỹ – Nga có thể đột nhiên chuyển hướng không thể không nói đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nước Mỹ hiện nay đang dốc toàn lực lôi kéo đồng minh để tái cấu trúc lại lực lượng. Nga là nước láng giềng của Trung Quốc, đường biên giới hai nước kéo dài hơn 1000 km. Do đó, một Trung Quốc trỗi dậy ắt khiến ông Putin bất an, kinh tế của Nga cũng chịu sự dồn nén của Trung Quốc. Ông Putin cố hết sức để giữ địa vị nước lớn của Nga, ĐCSTQ là một hố không thể đi vòng qua.
“Hội đàm Biden – Nga” lần này là hội nghị kín dài 3 tiếng đồng hồ, hai nước trước đó đã oán hận sâu sắc do vấn đề Ukraine và xung đột Syria. Mỹ phối hợp cùng nhiều nước tiến hành chế tài kinh tế Nga trong thời gian dài, do sự tham dự của ĐCSTQ nên khiến cho chế tài của Mỹ đối với Nga giảm bớt nhiều. Mặc dù trên bề mặt, Nga – Trung có mối quan hệ tương tự như đồng minh, nhưng hiển nhiên Nga không cam tâm nhận ĐCSTQ làm “minh chủ”, cho nên mới khiến ông Putin nhận cành oliu mà ông Biden chìa ra.
Luật sư nhân quyền nổi tiếng Trần Quang Thành cho rằng việc Mỹ và tiền thân của Nga là Liên Xô từng coi nhau là kẻ địch đã có từ lâu. Cùng với sự giải thể của Liên Xô, thực lực của Nga đã không còn như trước. Đối với Mỹ mà nói thì mức độ đe dọa của Nga trở nên nhỏ chứ không phải là biến mất triệt để. Kiểu nhận thức này của đại đa số người Mỹ đối với Nga về cơ bản là không thay đổi. Nhiều người Mỹ vẫn coi Nga là kẻ địch hàng đầu. Tuy nhiên trong thực tế, kẻ địch thực sự có tính phá hoại vô cùng lớn đối với thế giới chính là ĐCSTQ.
Nga xưa nay trọng lợi khinh nghĩa, trong thời khắc quan trọng thường sẽ thay đổi thất thường, nguyện vọng lớn nhất của ông Putin là cần có được chỗ tốt từ hai bên Mỹ và Trung Quốc, sẽ không hợp tác với một bên nào đó một cách thực sự. Ông Putin chỉ là muốn tìm được điểm lợi ích và chiếm tiện nghi trong cuộc đấu tranh qua lại giữa hai bên Mỹ – Trung. Vậy nên, mong muốn Nga sẽ đứng về phía Mỹ hoặc giúp đỡ ĐCSTQ đánh Mỹ, có ít khả năng xảy ra hơn.
Nếu Mỹ có thể thông qua ngoại giao để khiến Nga không nhúng tay vào thì đương nhiên là tốt nhất, không chiến mà khiến kẻ địch khuất phục là kết quả tốt nhất. Nhưng hiện giờ Mỹ vẫn chưa thực sự hạ quyết tâm giải quyết ĐCSTQ. Nếu Mỹ hạ quyết tâm, Nga sẽ rất có khả năng phản bội ĐCSTQ vào thời khắc quan trọng, ngay cả Trung – Nga phối hợp đối kháng lại Mỹ thì khả năng thắng cũng không lớn. Nói thẳng ra, vấn đề giải quyết ĐCSTQ quan trọng nằm ở quyết tâm của Mỹ lớn ngần nào, Nga chỉ có thể coi là món khai vị.
Ngoài ra, ông Trần Quang Thành còn chỉ ra, trước đây ông Trump nói muốn tạo quan hệ tốt với Nga, bối cảnh cơ bản nhất là các nước đồng minh của Mỹ bao gồm cả nước dưới sự bảo vệ quân sự của Mỹ, ví dụ như Đức, Hàn Quốc, đều biểu hiện ra không tích cực cùng Mỹ giải quyết phiền phức lớn nhất của thế giới – ĐCSTQ. Hiện tại, có thể thấy ngày càng nhiều nước dần dần nhận thức được sự tà ác của ĐCSTQ, cũng bắt đầu dần dần thống nhất chiến tuyến, nhất là các nước đồng minh của Mỹ cũng không phải là gần đây mới bắt đầu đề phòng ĐCSTQ.
Trong lúc ông Biden gặp mặt ông Putin, 28 máy bay quân sự của ĐCSTQ đi vào không phận phía tây nam của Đài Loan, “lập con số nhiều nhất trong lịch sử”. Hành động này gần như là đang ra oai phủ đầu ông Biden. Về vấn đề này, ông Trần Quang Thành cho biết, lo lắng lớn nhất của ĐCSTQ chính là Nga bỏ rơi họ, thiếu mất một người bạn thì thiếu mất một người ủng hộ, cho nên mục đích điều máy bay chiến đấu quấy rối Đài Loan chỉ là thế mà thôi.
Ngoài ra, ông Trần Quang Thành cũng chỉ ra, ĐCSTQ vốn bị ông Trump bức đến đường cùng, các mặt đều đã xuất hiện vấn đề. Kết quả do tổng tuyển cử và dịch bệnh khiến cho tình hình đột nhiên xoay chuyển, lại cho ĐCSTQ một cơ hội thở phào nghìn năm hiếm gặp. Hãy nhìn thái độ cứng rắn gần đây của ĐCSTQ đối với Mỹ và dã tâm được biểu hiện qua vấn đề Hồng Kông và Đài Loan, thực ra ĐCSTQ đang lợi dụng “giai đoạn cửa sổ” để liên tục tích lũy tư bản nhằm chống lại Mỹ.
Việc Mỹ thực sự cần làm là có rất nhiều, ví dụ như nhanh chóng thúc đẩy điều tra nguồn gốc virus, không thể để thảm họa virus từ Vũ Hán lan ra làm hàng triệu người trên thế giới tử vong trở thành một mớ hỗn độn. Đáng tiếc là lần gặp mặt này của ông Biden và ông Putin đã không đưa ra các thông tin liên quan đến vấn đề đại dịch này, điều này cũng gián tiếp cho thấy rõ Mỹ vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng trở mặt triệt để với ĐCSTQ.
Nếu ông Biden tiếp xúc với ông Putin là vì muốn một “viên thuốc định tâm”, có được một lời hứa từ miệng ông Putin rằng nếu Mỹ xảy ra xích mích với Trung Quốc, Nga sẽ không giúp đỡ (Trung Quốc), nhưng đối với chính quyền thất thường như Nga thế này, thì sự cam kết như thế rốt cuộc có tác dụng đến đâu cũng là một nghi vấn.
Chân Du, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Vladimir Putin Quan hệ Mỹ - Nga Joe Biden Dòng sự kiện mối quan hệ Mỹ - Trung