New York: Luật bảo lãnh tại ngoại làm gia tăng nạn trộm cắp
- Trí Đạt
- •
Gần đây, báo chí phanh phui việc nhiều siêu thị ở thành phố New York thường xuyên bị bọn trộm “ghé thăm”. Các kệ hàng trong nhiều siêu thị bán lẻ trống trơn hoặc thiếu hụt hàng hóa. Cảnh sát trưởng Dermot Shea cho biết, luật bảo lãnh không dùng tiền mặt của bang New York đã khiến loại trộm cắp vặt gia tăng đột biến và là một chính sách “tinh thần rối loạn”.
Trong một siêu thị CVS nhỏ gần ga tàu điện ngầm Sixth Avenue ở Manhattan, có những khu vực trống từ một phần ba đến một nửa ở mỗi loại kệ hàng. Trên một số kệ, chẳng hạn như khu vực bánh kẹo, gần như là tất cả trống rỗng, đôi khi có sản phẩm trang trí hàng hóa lẻ tẻ và chỉ có thẻ giá được treo đầy trên kệ.
Epoch Times cho biết, khi được hỏi liệu các kệ hàng trong siêu thị trống trơn có phải là vì đã bị trộm “ghé thăm”, nhân viên bán hàng của một số siêu thị phủ nhận, một số khác thì thừa nhận mình đã bị trộm đồ. Nhân viên tại một siêu thị cho biết, kẻ trộm cắp ngang ngược đến nỗi ngày đầu ăn cắp xong, ngày hôm sau lại đến tiếp.
Theo thông tin từ tờ New York Post vào tuần trước, một tên trộm đến từ quận Queens đã bị bắt 46 lần trong năm nay, nhưng đã được thả trong ngày. Tên trộm đã thú nhận rằng chỉ riêng siêu thị Walgreens, anh ta đã ăn trộm 37 lần.
Tính đến ngày 12/9, thành phố New York đã nhận được hơn 26.000 đơn khiếu nại về hành vi trộm cắp từ ngành bán lẻ, trong khi năm ngoái chỉ có 20.000 đơn khiếu nại.
Cảnh sát trưởng Dermot Shea đổ lỗi trực tiếp tội ác này do sự dung túng tội phạm của chính quyền tiểu bang. “Sự rối loạn tinh thần“, cảnh sát trưởng viết trên Twitter, “không có cách nào khác để mô tả hậu quả hình sự của luật bảo lãnh tai hại.”
Cái gọi là “Luật bảo lãnh tại ngoại” là chỉ về cải cách tư pháp hình sự do tiểu bang New York thực hiện vào năm ngoái, nghĩa là từ ngày 1/1/2020, tiền bảo lãnh cho những tội nhẹ và trọng tội bất bạo động đã bị hủy bỏ. Cảnh sát sẽ thông báo cho nghi phạm bị cáo buộc tội nhẹ hoặc trọng tội cấp E để trình diện tại tòa án thay vì giam giữ họ. Phần lớn các nghi phạm đã bị buộc tội nhưng chưa bị kết án sẽ không bị giam giữ cho đến khi họ ra hầu tòa. Kể từ năm ngoái, tại thành phố New York đã có nhiều trường hợp tội phạm “bị bắt rồi thả” và “thả nhiều lần, tái phạm nhiều lần”.
Một số công dân nói rằng luật bảo lãnh dung túng tội phạm này là một “chính sách tồi tệ” và “đáng sợ”. Lily, khách hàng của một siêu thị ở Lower East Side, cho biết vì siêu thị trong khu phố của cô không có đầy đủ các loại vật phẩm nên cô phải đến nhiều cửa hàng để mua những thứ mình cần.
“Mọi thứ bây giờ rối tung cả lên, thật khủng khiếp! Tôi hy vọng họ bị nhốt lại”. Cô nói, “Họ cần phải gánh chịu hậu quả. Không thể cứ lấy những thứ không thuộc về mình như thế này … Tất nhiên là họ cần phải bị trừng phạt.”
Dù Lily hiểu rằng chi phí giam giữ phạm nhân rất cao nhưng nếu hành vi trộm cắp vặt không bị trừng trị, không chỉ cửa hàng bị thiệt hại về kinh tế mà ngay cả khách hàng cũng bị ảnh hưởng. “Bởi vì chúng tôi không thể mua những thứ chúng tôi cần,” Lily nói.
Đồng thời, cô cho rằng nhân viên cửa hàng cũng nên được bảo vệ giống như lái xe bus, lái tàu điện ngầm: “Những người trộm cắp đồ nên bị trừng phạt.”
Những tên trộm tràn lan ở thành phố New York không phải là trường hợp duy nhất ở Hoa Kỳ. Do chính sách không truy tố của California đối với hành vi trộm cắp dưới 950 đô, ngành bán lẻ bị không chịu nổi quấy nhiễu, liên tiếp đóng cửa để tránh thảm họa. Người phát ngôn của công ty chuỗi Walgreens cho biết hôm thứ Ba (ngày 12/10) rằng họ sẽ đóng cửa 5 cửa hàng ở San Francisco vào tháng tới vì tình trạng “trộm cắp bán lẻ có tổ chức” tiếp tục diễn ra.
Tờ Wall Street Journal đưa tin vào tháng trước, số tiền trộm cắp có tổ chức ở Mỹ lên tới 45 tỷ đô la Mỹ. Các cửa hàng bán lẻ là mục tiêu chính của những kẻ tội phạm. Nhiều hàng hóa bị đánh cắp được bán trực tiếp trên các đường phố gần đó hoặc trên Amazon.com.
Trí Đạt, theo Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa new york Trộm cắp ở New York Luật bảo lãnh tại ngoại