Nga điều quân đội dập tắt bạo loạn tại Kazakhstan; Mỹ đặt câu hỏi về ý đồ của Nga
- Xuân Lan
- •
Trong bối cảnh các vụ bạo lực mới tiếp tục bùng phát tại thành phố Almaty của Kazakhstan hôm thứ Năm (6/1), Nga đã cử lính dù đến hỗ trợ dập tắt cuộc nổi dậy tại một trong những đồng minh Liên Xô cũ thân cận nhất của Moscow.
Tối thứ Năm đã chứng kiến những vụ bạo loạn mới tại quảng trường chính của Almaty, nơi quân đội và hàng trăm người biểu tình xô xát phần lớn thời gian trong ngày.
Các phóng viên Reuters cho biết họ đã nghe thấy nhiều tiếng nổ và tiếng súng vang lên khi quân đội tấn công, mặc dù vụ các nổ súng đã dừng lại sau khi màn đêm buông xuống. Hãng thông tấn TASS dẫn lời các nhân chứng cho biết nhiều người đã thiệt mạng và bị thương trong vụ xả súng mới. Đây được coi là vụ bạo lực tồi tệ nhất sau 30 năm độc lập của Kazakhstan.
Cảnh sát ở Almaty cho biết họ đã tiêu diệt hàng chục kẻ bạo loạn từ đêm đến rạng sáng thứ Năm. Các nhà chức trách cho biết ít nhất 18 thành viên của lực lượng an ninh đã thiệt mạng, trong đó có hai người được tìm thấy đã bị chặt đầu. Hơn 2.000 người đã bị bắt.
Reuters đưa tin, sau một đêm diễn ra các cuộc đối đầu trên đường phố giữa người biểu tình và quân đội, dinh thự Tổng thống và văn phòng thị trưởng đã bốc cháy ngùn ngụt, trong khi la liệt ô tô bị đốt cháy trong thành phố.
Quân đội đã giành lại quyền kiểm soát sân bay chính, nơi bị những người biểu tình chiếm giữ trước đó.
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cho biết ông đã triệu tập liên minh quân sự do Moscow đứng đầu gồm các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Ông đổ lỗi cho tình trạng bất ổn là do những kẻ khủng bố được nước ngoài huấn luyện.
Moscow cho biết họ sẽ tham vấn với Kazakhstan và các đồng minh về các bước hỗ trợ “hoạt động chống khủng bố” của Kazakhstan và lặp lại khẳng định của Tổng thống Tokayev rằng cuộc nổi dậy là do nước ngoài giật dây.
Moscow không tiết lộ họ đã điều bao nhiêu binh lính và không thể xác định liệu có lực lượng nào từ phía Nga có mặt trong các vụ đụng độ hôm thứ Năm hay không.
Việc triển khai quân của Nga là một canh bạc của Điện Kremlin nhằm đảm bảo lợi ích của mình ở quốc gia Trung Á chuyên sản xuất dầu và uranium.
Sản lượng khai thác dầu tại mỏ hàng đầu của Kazakhstan là Tengiz đã giảm vào thứ Năm do một số nhà thầu làm gián đoạn các tuyến tàu hỏa để ủng hộ các cuộc biểu tình. Giá dầu đã tăng hơn 1% vào thứ Năm và uranium cũng đã tăng vọt kể từ khi các cuộc đụng độ nổ ra.
Internet đã bị cắt trên toàn quốc, làm gián đoạn hoạt động khai thác bitcoin ở một trong những công ty khai thác tiền điện tử lớn nhất thế giới.
Hoa Kỳ cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ các báo cáo về việc triển khai quân của Nga và nói thêm rằng họ nghi ngờ về việc liệu các lực lượng này có được mời hợp pháp đến nước này hay không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết: “Chúng tôi có nghi vấn rằng việc triển khai này có chính xác không, bởi vì Kazakhstan, chính phủ Kazakhstan … có nguồn lực riêng và chính phủ họ đã và đang có tiềm lực rất tốt”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ theo dõi rất chặt chẽ mọi hành vi vi phạm nhân quyền và bất kỳ nỗ lực hoặc hành động nào của các lực lượng nước ngoài nhằm chiếm giữ các cơ sở của Kazakhstan.”
Xuân Lan
Xem thêm:
Từ khóa biểu tình tại Kazakhstan bạo loạn tại Kazakhstan Nga đưa quân vào Kazakhstan