Nghiên cứu: ĐCSTQ sử dụng Liên Hợp Quốc để mở rộng ảnh hưởng của mình
- Mộc Lan
- •
Theo một nghiên cứu mới, Bắc Kinh tận dụng một cách chuyên nghiệp các tổ chức quốc tế để tối đa hóa ảnh hưởng ngày càng tăng của chế độ này. Các khoản đóng góp tài chính của Bắc Kinh cho các tổ chức này ở quy mô nhỏ, tách biệt và được nhắm mục tiêu để tối đa hóa lợi ích.
(Bài viết của ông Anders Corr, chỉ thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)
Vậy mà chế độ Bắc Kinh luôn tìm cách thể hiện mình là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ngay cả khi Bắc Kinh đã phạm nhiều tội ác diệt chủng theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc cũng như đe dọa chiến tranh chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh, họ vẫn không ngại khai thác các cơ chế bỏ phiếu dân chủ trong các tổ chức quốc tế trong khi từ chối trao các cơ chế này cho công dân của mình.
- Khuôn mặt Cao Dung Dung và mặt thật của một cuộc bức hại tại TQ
- Phóng viên bị tù vì đưa tin COVID-19 được trao Giải Tự do Báo chí 2021
Phân tích một báo cáo mới do Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) công bố cho thấy, các khoản đóng góp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được kiểm soát chặt chẽ. Họ cố gắng giữ khoảng cách với các dự án quyên góp lớn hơn và ít mang tính chiến lược hơn nhiều của các nền dân chủ toàn cầu, nhằm tránh để vai trò của họ bị làm loãng bởi những khoản quyên góp đó. Bắc Kinh sử dụng những khoản quyên góp này vì lợi ích tốt nhất cho mình thay vì để giúp cộng đồng quốc tế đạt được những mục tiêu rộng lớn hơn.
Mặc dù hệ thống Liên Hợp Quốc nên tìm cách thúc đẩy nhân quyền và dân chủ nhưng Bắc Kinh lại sử dụng hệ thống này để phủ nhận chủ quyền của Đài Loan dân chủ và để đạt được các mục tiêu phi tự do khác dưới chiêu bài “hòa bình và phát triển”.
- Viện chiến lược Ấn Độ: ĐCSTQ ngày càng chi phối trong nhiều cơ quan LHQ
- ĐCSTQ muốn thay đổi mạng Internet toàn cầu thông qua Liên minh Viễn thông Quốc tế
Đối với Bắc Kinh, hòa bình có nghĩa là tiếp tục vi phạm nhân quyền và chiếm đoạt lãnh thổ từ các nước láng giềng mà không kích động quyền tự vệ của các nền dân chủ trên thế giới. Phát triển có nghĩa là tăng cường sức mạnh kinh tế của chính ĐCSTQ, đặc biệt là trước các đối thủ địa chính trị chính như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ.
Tác giả báo cáo của Trung tâm Phát triển Toàn cầu chỉ ra rằng ĐCSTQ “đã trở thành nhà tài trợ hàng đầu cho các tổ chức và quỹ đa phương dành riêng cho cơ sở hạ tầng và nông nghiệp, nhưng đóng góp của nước này cho các quỹ phúc lợi công cộng như khí hậu và sức khỏe toàn cầu vẫn còn ở mức thấp một cách tương xứng”.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng thường đứng thứ 10 đến 30 về tài trợ của các tổ chức đa phương. Quyền biểu quyết của Bắc Kinh trong các tổ chức này đang tăng lên, nhưng họ thường dự trữ quỹ để ĐCSTQ có thể sử dụng các khoản “quyên góp” và cho vay của mình cho các hoạt động ảnh hưởng toàn cầu hoặc các mục tiêu xuất khẩu.
“Các công ty Trung Quốc đặc biệt cạnh tranh trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giá trị cao, đã đặc biệt thành công trong việc mua sắm của ngân hàng phát triển đa phương (MDB),” theo Scott Morris, Rowan Rockafellow và Sarah Rose là đồng tác giả của báo cáo, cho biết.
Nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã thành lập Quỹ Hỗ trợ Hợp tác Nam – Nam (South-South Cooperation Assistance Fund) trị giá 3 tỷ USD vào năm 2015 để hợp tác với các cơ quan đa phương thực hiện chương trình nghị sự về Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến 2018, 91% các dự án đã hoàn thành của họ là cơ sở hạ tầng kinh tế và công cộng. Bắc Kinh đã được hưởng lợi từ các dự án này thông qua sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (BRI). Sáng kiến này giúp Bắc Kinh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp dư thừa của Trung Quốc.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres (trái), bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi tiến hành cuộc gặp song phương tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 2/9/2018 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Andy Wong-Pool/ Getty Images)
Tại Trung Quốc, các ngành công nghiệp sắt, thép và nhà tiền chế cực kỳ ô nhiễm được nhà nước trợ cấp nhiều đang sản xuất quá mức. Liên Hợp Quốc đã đi ngược với Tuyên ngôn Nhân quyền (1948) của chính mình để giúp chế độ Bắc Kinh tìm thêm thị trường.
Năm 2017, Bộ Tài chính ĐCSTQ đã ký một thỏa thuận với 5 ngân hàng phát triển đa phương để thúc đẩy kết nối và xây dựng cơ sở hạ tầng, phù hợp với nỗ lực kiểm soát việc triển khai cơ sở hạ tầng 5G mà Bắc Kinh sử dụng cho các hoạt động gián điệp.
Các công ty dược phẩm Trung Quốc đã không tặng vắc-xin COVID-19 cho Cơ chế tiếp cận COVAX quốc tế ngoài các khoản đóng góp tài chính như nhiều quốc gia đã làm. Ngược lại, họ đã được hưởng lợi từ cơ chế này. Mặc dù ĐCSTQ chịu trách nhiệm về sự lây lan ban đầu của COVID-19 do sự che đậy dịch Vũ Hán vào năm 2019, và hiệu quả của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất còn mờ nhạt so với các đối tác phương Tây, tuy nhiên theo thỏa thuận COVAX, vào giữa năm 2022, cộng đồng quốc tế sẽ mua 550 triệu liều vắc-xin từ Trung Quốc.
Nhìn chung, so với đóng góp tài chính của mình, ĐCSTQ đã thu được những lợi ích không tương xứng thông qua sự tham gia đa phương, mặc dù đây là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Ví dụ, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 43,3 tỷ USD cho Trung Quốc đang phát triển, nhưng Bắc Kinh chỉ đồng tài trợ cho các dự án của ADB trị giá 6,1 tỷ USD (cộng với vốn đăng ký khoảng 9,85 tỷ USD).
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UN Development Program) đã hỗ trợ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, tạo điều kiện cho sự bùng nổ kinh tế và hiện đại hóa quân sự của nước này. Năm 2010, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cũng ủng hộ “hợp tác Nam-Nam” của Bắc Kinh, điều này tạo điều kiện cho ĐCSTQ chiếm ưu thế về số phiếu tại Đại hội đồng LHQ. Năm 2016, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc đã hỗ trợ sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” để thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc và nỗ lực kiểm soát các cảng của Trung Quốc phục vụ cho sự bành trướng hải quân toàn cầu của Bắc Kinh.
Đối với chế độ ĐCSTQ đang tiến hành cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và Pháp Luân Công, cũng như các hành động khiêu khích quân sự ngày càng tăng của nó đối với các nước dân chủ, bất kỳ ai ủng hộ dân chủ và nhân quyền nên có lập trường chống lại việc Bắc Kinh sử dụng các tổ chức quốc tế thế giới vì lợi ích của chính họ.
- Nạn nhân trong gia đình bị ĐCSTQ bức hại suốt 22 năm kể sự thật với quốc tế
- Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người
Để chấm dứt ảnh hưởng xấu toàn cầu của chế độ, các thực thể lớn trong hệ thống quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ, nên ngừng để Bắc Kinh có một vị trí trên bàn đàm phán quốc tế.
Trong quá khứ, thái độ khoan dung và tham gia thân thiện của cộng đồng quốc tế đối với ĐCSTQ giờ đây đã trở thành một sự đồng lõa không thể chấp nhận được khi cho phép chế độ Bắc Kinh lợi dụng các thể chế quốc tế dân chủ cho các mục đích xấu và chống lại các giá trị dân chủ.
Giới thiệu về tác giả:
Ông Anders Corr có bằng cử nhân khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị và là Giám đốc của Corr Analysis. Ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông là tác giả của cuốn “Sự tập trung của quyền lực” (sắp ra mắt vào năm 2021) và cuốn “Không xâm phạm”, đồng thời biên tập cuốn “Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn”.
Bản gốc: “Beijing Exploits UN System” được đăng tải trên tờ Epoch Times tiếng Anh, chỉ thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Mộc Lan/ Theo Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Anders Corr Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) Một vành đai một con đường Dòng sự kiện Liên Hợp Quốc Sáng kiến COVAX Trung Quốc vi phạm nhân quyền