Ngoại trưởng Blinken gặp đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma
- Tiêu Nhiên
- •
Ngày 29/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã có cuộc gặp với ông Dongchung Ngodup, đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, tại New Delhi, Ấn Độ. Reuters chỉ ra rằng động thái này có thể sẽ khiến Bắc Kinh tức giận.
Bắc Kinh coi nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng này là một phần tử ly khai nguy hiểm.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao cho biết thay mặt Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Chính quyền Trung ương Tây Tạng), ông Dongchung Ngodup đã tặng Ngoại trưởng Blinken một chiếc khăn quàng cổ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Vị quan chức này nói với Reuters rằng: “Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếng thế giới. Vì vậy chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn và đánh giá cao về nghĩa cử này.”
Cuộc gặp này là một trong những cuộc tiếp xúc cấp cao nhất giữa các quan chức Hoa Kỳ và Tây Tạng kể từ khi Tổng thống Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2016.
Bộ Ngoại giao Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không lập tức trả lời yêu cầu bình luận. Quân đội ĐCSTQ chiếm đóng Tây Tạng từ năm 1950, và Bắc Kinh gọi đó là cuộc“giải phóng hòa bình”. Đức Đạt Lai Lạt Ma phải sống lưu vong ở Ấn Độ sau thất bại của hành động chống bạo động nhằm vào ĐCSTQ năm 1959.
Do ngày càng có nhiều chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc từ Hoa Kỳ và các nước khác, trong những tháng gần đây, Chính phủ Tây Tạng lưu vong và các nhóm vận động Tây Tạng, đã giành được sự ủng hộ của quốc tế. Vào tháng 11, ông Lobsang Sangay, người đứng đầu Chính phủ Tây Tạng lưu vong trước kia, được mời làm khách tại Nhà Trắng.
Trong tháng 12, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng”. Trong đó yêu cầu người Tây Tạng chọn người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma và thành lập Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng.
Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của ông Blinken kể từ khi trở thành Ngoại trưởng. Trước khi gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ông cũng đã gặp ông Ajit Doval – Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ và ông Subrahmanyam Jaishankar – Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ.
Các bộ trưởng cũng thảo luận về việc cung cấp vắc-xin Covid-19 và hồ sơ nhân quyền của 2 nước tại cuộc họp báo chung, cũng như liên minh 4 quốc gia gồm các tổ chức an ninh như Úc và Nhật Bản. Điều này cũng khiến ĐCSTQ tức giận.
Khi được hỏi về sự không hài lòng của ĐCSTQ đối với sự hợp tác an ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương và Nhóm 4 quốc gia, ông Jaishankar nói tại cuộc họp báo rằng: “Không có gì ngạc nhiên khi nhóm các quốc gia hợp tác với nhau… Mọi người cần phải khắc phục suy nghĩ này, nghĩa là những gì các quốc gia khác làm, đều là nhắm thẳng vào tình hình của họ.”
Ông Blinken nói trong một bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo dân quyền tại một khách sạn ở New Delhi hôm thứ Tư, rằng mối quan hệ Mỹ-Ấn là “một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới … Người dân Ấn Độ và Mỹ tin tưởng vào phẩm giá con người, sự bình đẳng của cơ hội, và nhà nước pháp quyền. Bao gồm các quyền tự do cơ bản như tự do tôn giáo, tín ngưỡng … Đây cũng là những nguyên lý cơ bản của một nền dân chủ như chúng ta … ” ông nói.
Sau cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Ấn Độ, trong cùng ngày ông Blinken đã rời Ấn Độ đến viếng thăm Kuwait (một quốc gia tại Trung Đông).
70 năm bị áp bức, người Tây Tạng kêu gọi tẩy chay chế độ diệt chủng
Ngày 23/5 năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày “giải phóng hòa bình Tây Tạng” của ĐCSTQ. Nhưng đối với hầu hết người dân Tây Tạng, cuộc tiến công kéo dài 70 năm của quân đội ĐCSTQ đến Tây Tạng đã gây ra sự áp bức và một cuộc khủng hoảng văn hóa.
Ông Penpa Tsering, người vừa được bầu làm chủ tịch của Chính phủ Tây Tạng lưu vong, nói rằng Tây Tạng đã trải qua thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản. “Trước khi ĐCSTQ vào Tây Tạng, chúng tôi là một xã hội thần quyền phong kiến. Nhưng người dân Tây Tạng rất hạnh phúc khi có tự do tín ngưỡng và giữ được nền văn hóa của riêng mình. Hiện giờ, chuyện đó đã không còn. Chỉ dựa vào tiền bạc sẽ không thể mang lại hạnh phúc.”
Ông Penpa Tsering kêu gọi cộng đồng quốc tế chống lại cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ ở Tây Tạng, đặc biệt là sự tàn phá văn hóa Tây Tạng và nạn diệt chủng.
Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, ĐCSTQ đã leo thang đàn áp người Tây Tạng trong thế kỷ đảng này được thành lập.
Tổ chức “Quan sát Tây Tạng” đã tiết lộ 3 vụ việc trong tháng Tư. Bao gồm việc 6 nhà hoạt động Tây Tạng bị bắt giữ một lần nữa; chính quyền quận Sog ở Tây Tạng hạ lệnh cấm người dân địa phương mang theo các hiện vật Phật giáo đến trường; các nhà sư Tây Tạng bị buộc phải tạo ra các bức thư pháp, gia đình và trường học cũng phải tổ chức các hoạt động tiệc mừng ngày thành lập ĐCSTQ.
Vào tháng Năm, các nhà sư từ 5 ngôi chùa của thành phố Lhasa đã bị buộc phải làm bài kiểm tra lịch sử và luật pháp của ĐCSTQ, nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng.
Tiêu Nhiên, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Đạt Lai Lạt Ma