Phân tích: Sự mờ ám đằng sau sự kiện bắt ông Steve Bannon
- Mỹ Huyên
- •
Cựu Cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon bị bắt và bị truy tố hôm 20/8. Truyền thông đưa tin, phụ trách xử lý vụ án này là Tòa án quận liên bang quận phía nam của New York – luôn chống ông lại ông Trump, và việc bắt giữ này là do đặc vụ Thanh tra Bưu điện Hoa Kỳ thực hiện, các hành động dị thường này khiến ngoại giới nghi ngờ có màu sắc chính trị sau vụ án này.
Ngày 20/8, thông tin ông Bannon bị bắt xuất hiện dày đặc trên mạng. Bốn người trong đó có ông Bannon bị cáo buộc liên quan đến “lừa đảo” trong quá trình gây quỹ xây tường biên giới Mỹ – Mexico cách đây 2 năm. Ông Bannon bị cáo buộc cầm hơn 1 triệu USD tiền gây quỹ, nhưng không dùng toàn bộ số tiền đó cho dự án xây tường biên giới, ít nhất có một phần đã bị dùng cho chi tiêu cá nhân.
Vụ án này do Tòa án Liên bang Hoa Kỳ quận phía Nam New York thụ lý. Hôm đó, ông Bannon lần đầu tiên có mặt tại tòa và đã từ chối nhận tội. Sau khi tham dự điều trần trát hầu tòa, ông Bannon đã nộp 5 triệu USD tiền bảo lãnh và được tại ngoại. Nhưng ông vẫn bị hạn chế, chỉ có thể đi lại ở khu vực New York và Washington DC, khi chưa được cấp giấy phép thì không thể sử dụng máy bay hoặc tàu thuyền cá nhân. Khi ông bước ra khỏi tòa án đã nói với truyền thông rằng, đây là một trò hề, mục đích là ngăn cản xây dựng tường biên giới.
Đối với sự kiện ông Bannon bị bắt: Tối ngày 20/8, chương trình “Lộ Đức trò chuyện phỏng vấn” có một số phân tích dưới đây.
Phân tích bối cảnh:
- Việc ông Bannon tham gia xây tường biên giới là chuyện của 2 năm trước, điều tra cũng bắt đầu từ năm 2018, được tung ra trước hai tháng trước khi diễn ra Tổng tuyển cử năm 2020, mục đích chính trị là rõ ràng.
- Các vụ án truy tố trong quá khứ của Tòa án Liên bang Hoa Kỳ quận phía Nam New York: Vụ cáo buộc Tổng thống Trump thông đồng với Nga, vấn đề thuế vụ, truy tố Hiệp hội Súng trường. Tất cả các vụ án này đều là sự bức hại của phe cánh tả nhắm vào Tổng thống Trump, hiện tại lại bắt đầu hạ thủ với ông Bannon.
- Quyền Chưởng lý Hoa Kỳ của khu vực Nam tiểu bang New York – bà Audrey Strauss, là người đảng Dân chủ, bản thân bà quyên góp tiền cho ông Obama, Biden. Người thân của bà đều làm việc tại New York dưới sự quản lý của Thống đốc Andrew Cuomo. Tổng chưởng lý Bill Barr đột ngột sa thải người đứng đầu Geoffrey Berman. Sau khi bị chỉ trích, ông Barr buộc phải từ bỏ việc chọn người thay thế tạm thời, và thay vào đó, người phó của ông Berman là bà Audrey Strauss đã được thuyên chuyển vào vị trí trên. Chính bà Audrey Strauss đã công bố bản cáo trạng của ông Bannon.
Phân tích nguyên nhân:
- Quỹ quyên góp chi phí vận hành, tổ chức phi lợi nhuận không đồng nghĩa với không có chi phí vận hành, chi phí vận hành hợp lý chiếm tỷ lệ 10 – 30% quỹ, 25 triệu USD quỹ “Chúng ta xây tường” (We Build the Wall) chỉ có hơn 1 triệu USD được dùng làm chi phí vận hành, tỷ lệ rất nhỏ, chưa đến 4%. Ông Bannon từng làm giám đốc của Goldman Sachs, nên ông rất hiểu và rất cẩn thận trong việc sử dụng tiền như thế nào, không thể nào gặp vấn đề pháp luật.
- Người phụ trách dự án gây quỹ “Chúng ta xây tường” là ông Kolfage, phía công tố cáo buộc Kolfage dùng số tiền này vào việc chi tiêu cá nhân, còn lãnh lương, v.v, hơn nữa sau khi biết được bị điều tra đã cùng bị cáo thứ 3 của vụ án che giấu vụ việc. Cáo buộc đối với ông Bannon chỉ nhắc đến một câu: Ông lấy khoản tiền gây quỹ dùng cho mục đích cá nhân. Cáo buộc không có nội dung cụ thể; còn cáo buộc đối với ông Kolfage lại là cụ thể và chi tiết. Điều này thể hiện rõ ý muốn lôi ông Bannon vào vụ án.
- Ông Bannon nổi tiếng với thái độ cứng rắn với ĐCSTQ, tháng 1/2020, đại dịch virus corona mới bùng phát đến nay, những ngôn luận chính của ông Bannon phản đối Trung Quốc bao gồm:
- Trợ giúp Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng của Phòng thí nghiệm P3 thuộc Đại học Hồng Kông đào thoát đến Mỹ, tiết lộ phòng thí nghiệm của quân đội ĐCSTQ chế ra virus corona mới (virus Trung Cộng) dựa trên cơ sở là virus phát hiện ở dơi Chu San, đồng thời cho rằng đây là hành vi đầu độc, dẫn đến đại dịch bùng phát trên phạm vi toàn cầu;
- Ông đã coi Trung Quốc hiện nay giống với Đức Quốc xã, yêu cầu tiến hành “Phán quyết tại Nô-ê” đối với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn.
- Yêu cầu chính phủ Mỹ công bố tịch thu tài sản tại Mỹ của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ bao gồm cả ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn, đồng thời quyên góp cho người nhà của nạn nhân tử vong vì dịch bệnh.
- Chủ trương phân tách “Đảng Cộng sản Trung Quốc”, “Trung Quốc” và “nhân dân Trung Quốc”, xóa bỏ sự ràng buộc ý chí của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc, làm mất tính hợp pháp của sự chấp chính của ĐCSTQ.
- Chủ trương ra thời hạn cho ĐCSTQ trong 72 giờ phải gỡ bỏ các cơ sở quân sự xây dựng phi pháp trên các đảo ở Biển Đông, nếu không sẽ dùng quân sự giải phóng quân đồn trú và trang bị của ĐCSTQ ở đó.
Ngoài ra, chủ trương Chủ nghĩa bình dân mà ông Bannon đề xuất cũng lên án tinh anh của Phố Wall Mỹ cấu kết với ĐCSTQ, trở thành đồng lõa với ĐCSTQ. Ông phát biểu ngôn luận liên quan đến ông Henry Kissinger và ĐCSTQ, lên án ông Henry Kissinger “dính đầy máu tươi của nhân dân Trung Quốc”. Ông cũng lên án ông Bill Gates “đứng cùng ĐCSTQ”.
Sự chỉ trích của ông Bannon đối với Đảng Dân chủ cánh tả cũng là vô cùng kịch liệt, ông nói Đảng Dân chủ là kẻ địch của nhân dân Mỹ, họ (Đảng Dân chủ) muốn hủy hoại nước Mỹ và kinh tế Mỹ. Do đó, ông Bannon cũng luôn bị truyền thông dòng chính tại Mỹ do Đảng Dân chủ cánh tả kiểm soát như New York Times, Wall Street Journal, v.v, vu khống và công kích.
Ngoài ra, sau khi ông Bannon bị đưa đi khi đang ở trên tàu, truyền thông cánh tả chỉ mất 21 phút từ việc viết bài, biên tập đến công bố tin tức. Không có thông tin và bố trí trước, điều này khiến cho người ta không thể tưởng tượng được.
Sau khi truyền thông Mỹ công bố thông tin ông Bannon bị bắt, ở một nơi khác trên thế giới, thời gian vẫn là ban đêm, truyền thông của ĐCSTQ lại có thể dùng thời gian 10 phút để hoàn thành việc phiên dịch, đối chiếu và công bố trên toàn mạng internet Trung Quốc, trở thành tin tức nóng được nhiều người tìm kiếm, cùng “đồng bộ vui mừng” với đầu cầu bên Mỹ về việc ông Bannon bị điều tra.
Đối với sự kiện bị bắt, ông Bannon nói trong chương trình “Phòng tác chiến” (War Room) hôm 20/8 rằng, việc ông bị bắt là một “nhiệm vụ tấn công chính trị”, ông còn nói: “Tôi sẽ không nhượng bộ. Đây là một công tác quan trọng về chính trị, tôi sẽ kiên trì lâu dài. Tôi đến vì để chiến đấu. Tôi sẽ tiếp tục chiến đấu.”
Mỹ Huyên
Xem thêm:
Từ khóa Quan hệ Mỹ - Trung Steve Bannon bầu cử Mỹ 2020 Dòng sự kiện