Đàm phán Ukraine – Nga đang có tiến bộ ban đầu về một thỏa thuận hòa bình tiềm năng, tuy nhiên đề xuất mới của Ukraine đã khiến giới chức phương Tây bất ngờ, không tin về khả năng tôn trọng thỏa thuận của Nga.

p3116251a164946657
Ngày 3/3/2022, Nga ném bom thành phố Mariupol ở miền nam Ukraine (Nguồn: Wikimedia Commons / CC BY 4.0).

Theo đó, giới chức Kyiv đang thúc đẩy cam kết quan trọng rằng trường hợp nước ngoài xâm lược thì 5 thành viên thường trực của Liên Hiệp Quốc cùng Đức và Thổ Nhĩ Kỳ phải gửi quân đội để bảo vệ. Chiều ngược lại, Nga muốn Kyiv tuyên bố trung lập và hứa sẽ không có bất kỳ căn cứ quân sự nào ở nước ngoài, nhưng Ukraine được duy trì quân đội hùng hậu. Việc thỏa thuận hòa bình này có đề xuất đảm bảo an ninh như vậy đã khiến giới chức phương Tây bất ngờ, họ đặt câu hỏi về cách thức hoạt động của đề xuất này.

Tờ Financial Times dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao của châu Âu cho biết: “Nguyên lý đằng sau điều này là gì? Các yếu tố, những điểm có thể đồng thuận là gì? Tất cả đều rõ ràng”. Nguồn tin cho biết thêm, “Không phải là không thể, nhưng tôi không hiểu, nếu đây là những gì người Nga muốn thì tại sao bây giờ khi tất cả đã thành mớ hỗn độn thì nó mới được đưa ra”.

Một người quen thuộc với đàm phán cho biết, Ukraine đang yêu cầu đảm bảo an ninh tập thể tương tự như Điều 5 của hiệp ước thành lập NATO, trong đó quy định rằng một cuộc tấn công vũ trang vào bất kỳ thành viên NATO nào nên được coi là một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên. Bản thân bảo đảm an ninh là một hạn chế, ông nói thêm. “Điều 5 được chứng minh là một biện pháp răn đe đã được kiểm chứng. Đó là lý do tại sao Nga sẽ không gây rối với các nước Baltic”.

Kyiv muốn 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc – Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và kẻ xâm lược Ukraine (Nga) cùng với Đức và Thổ Nhĩ Kỳ – đóng vai trò bảo lãnh. Điều đó sẽ khiến 7 nước cam kết gửi quân đến bảo vệ Ukraine trong trường hợp có một cuộc tấn công trong tương lai. Người cung cấp thông tin thừa nhận rằng đề xuất này sẽ là một nhiệm vụ khó khăn đối với các nước tham gia bảo đảm.

Khuyến nghị về biện pháp bảo vệ cũng tương tự Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, theo đó Mỹ, Anh và Nga cam kết an ninh với Kyiv để đổi lấy việc Ukraine từ bỏ quyền kiểm soát các kho dự trữ vũ khí hạt nhân. Nhưng 20 năm sau, Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea. Radek Sikorski, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cho biết: “Chúng ta đã biết những đảm bảo an ninh của Nga đáng giá bao nhiêu”.

Khi được hỏi liệu Anh có thể đóng vai trò là bên bảo lãnh quân sự trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Wallace cho biết hôm thứ Tư rằng cần phải thảo luận “chi tiết” đối với mọi thỏa thuận chứ không phải lời nói chung chung.

Phía Ukraine đã bác bỏ mô hình trung lập của Áo do người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin đề xuất. Bị chiếm đóng bởi Nga và các đồng minh phương Tây trong 10 năm sau Thế chiến thứ Hai, Áo giành được độc lập vào năm 1955, nhưng bị cấm đăng ký quân đội nước ngoài và tham gia các liên minh quân sự.

Một số quan chức tình báo quân sự phương Tây cho rằng đối với người Nga thì đàm phán là một phần của cuộc xung đột, không thể được coi trọng. “Đàm phán chỉ là cách để điều chỉnh nhịp độ cho phù hợp với nhu cầu của Nga”, một người nói.

Cùng quan điểm, một nhà phân tích chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại EU ở Berlin cho biết đàm phán là chiến thuật của Nga: “Tôi luôn hoài nghi về các cuộc đàm phán với người Nga. Chúng tôi đã được bài học ở Syria: Phương Tây hoặc Thổ Nhĩ Kỳ đặt nhiều hy vọng vào các cuộc đàm phán, nghĩ rằng người Nga sẵn sàng thay đổi lập trường và giảm leo thang, nhưng luôn không như vậy”.

Giới phân tích cũng chỉ ra rằng Nga có xu hướng gây chia rẽ đối phương trong đàm phán để tận dụng thời gian có được, sau đó nhắc lại những yêu cầu cao nhất của họ.