Hôm thứ Tư (5/2), Chính phủ Argentina cho biết họ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), như vậy sau Mỹ thì Argentina là nước thứ 2 tuyên bố rút khỏi WHO.

GettyImages 1803129093 scaled e1702174792790
Tổng thống Argentina Javier Milei. (Ảnh: Tomas Cuesta/Getty Images)

Người phát ngôn Manuel Adorni của Tổng thống Argentina cho biết, Tổng thống Javier Milei đã tuyên bố Argentina rút khỏi WHO vì hai bên có “khác biệt sâu sắc” liên quan quản lý của WHO về các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là trong đợt bùng phát COVID-19, chính phủ khi đó của Argentina đã theo khuyến nghị của WHO và thực hiện phong tỏa đất nước trong nhiều tháng.

Người phát ngôn Adoni cũng lưu ý rằng WHO “thiếu độc lập, không thể thoát khỏi ảnh hưởng chính trị của các nước khác”.

Dịch bệnh COVID-19 bắt đầu vào cuối năm 2019, do chính quyền Trung Quốc che giấu dẫn đến mất đi cơ hội phòng ngừa và kiểm soát tốt nhất khi chớm dịch, làm dịch bệnh lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước trên thế giới, gây nhiều vấn đề xã hội rối loạn, số ca nhiễm bệnh được xác nhận là hơn 777,07 triệu, hơn 7 triệu người thiệt mạng (chưa kể số người trong nước Trung Quốc thiệt mạng nhưng nhà chức trách không đưa vào dữ liệu thiệt mạng do COVID-19).

Tổng thống Mỹ Trump đã ký lệnh hành pháp rút khỏi WHO vào ngày đầu tiên nhậm chức 20/1, ông nói rằng WHO đã xử lý không đúng về COVID-19 cùng nhiều vấn đề khủng hoảng y tế quốc tế khác, trong khi đòi hỏi Mỹ phải trả chi phí khổng lồ là vấn đề không công bằng.

Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, chiếm khoảng 18% tổng tài trợ của WHO. Ông Trump cho rằng chi phí này không tương xứng với số tiền mà các nước lớn khác như Trung Quốc cung cấp. Ông nói, “WHO đang tống tiền chúng tôi, các bên đều tống tiền Mỹ, không thể để xảy ra tình trạng này nữa”.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay, quyết định của Tổng thống Trump đã “khiến tình hình tài chính của chúng ta trở nên eo hẹp”. WHO đang tìm cách cắt giảm chi phí khi tạm ngừng tuyển người làm và bớt đi các chuyến công du quốc tế.

“Như mọi người đã biết, Mỹ đã tuyên bố dự định rút khỏi WHO. Chúng ta lấy làm tiếc vì quyết định đó, và hy vọng rằng chính quyền mới sẽ xem xét lại nó,” người đứng đầu WHO, ông Ghebreyesus viết trong một bức thư điện tử email gửi các nhân viên vào tối Thứ Năm, như Politico đã được xem. “Tuyên bố đó đã khiến tình hình tài chính của chúng ta trở nên eo hẹp, và mọi người đều hiểu rằng nó đã dẫn tới mối quan ngại lớn về sự bất ổn về phương diện nhân sự của WHO.”

WHO sẽ “ngừng tuyển người mới, trừ tình huống bắt buộc”“cắt giảm đáng kể chi phí đi lại.” Tất cả các cuộc họp từ nay sẽ là thông qua mạng Internet, trừ tình huống đặc thù, và các chương trình cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia sẽ “được giới hạn lại chỉ trong những gì thiết yếu nhất.”

Còn các biện pháp cắt giảm về các phương diện khác: Thay mới thiết bị tin học, gia hạn các hợp đồng thuê lớn, đổi mới trang thiết bị văn phòng và đầu tư cho công sở.

“Bộ các biện pháp nói trên vẫn chưa phải là danh sách đầy đủ, đương nhiên, và sẽ còn có các thông báo tiếp,” bức thư điện tử viết. “Tôi cảm ơn những nhân viên nào đã đề đạt các gợi ý phân bố lại tài nguyên, và tăng cường hiệu quả công việc, giảm chi phí, và tôi mong người khác cũng làm như vậy.”

Phó Thủ tướng Ý Matteo Salvini, một chính khách cực tả, nói rằng ông đã đề xuất một dự luật để rút Ý ra khỏi WHO, và theo AFP, một người phát ngôn của Thủ tướng Ý cho hay rằng Thủ tướng Giorgia Meloni vẫn chưa biểu đạt thái độ về đề xuất này.