Sinh thái chính trị của nhân loại trước bờ vực sụp đổ và tan rã?
- Tạ Điền
- •
Dư sóng của tổng tuyển cử Mỹ năm 2020 vẫn dập dờn không dứt, cùng với việc chính quyền ông Biden từng bước đi vào khuynh hướng chủ nghĩa xã hội của mình, và chính sách cực tả với cái gọi là “chủ nghĩa tiến bộ”, sự lo lắng trong lòng người dân Mỹ cũng ngày càng tăng, cái mà ông Biden gọi là hòa giải toàn dân càng trở xa xôi hơn. Trong lúc mọi người tĩnh lặng quan sát sóng gió cục diện chính trị của nước Mỹ, thì Myanmar ở phương Đông lại xảy ra sự kiện quân đội đảo chính, ĐCSTQ cũng hoan hô trong thịnh yến cuối cùng trước khi diệt vong. Dưới cái bóng của đại dịch quay trở lại và nền kinh tế tiếp tục đình trệ, số lượng người Mỹ mua súng và đăng ký kiểm tra lý lịch đạt mức cao mới. Hiển nhiên, người Mỹ đầy nghi ngờ về tương lai của xã hội, và người dân thế giới cũng đầy nghi ngờ về tác động của hệ thống chính trị nhân loại và liệu hệ sinh thái chính trị của con người có đứng trước bờ vực sụp đổ và tan rã.
Bài viết của tiến sĩ Tạ Điền, hiện đang giảng dạy tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina.
Trọng tâm của vấn đề là dân chủ rỗng tuếch bị thế lực đen tối lớn mạnh khống chế, phe dân chủ bị bạo dân thống trị bắt cóc, giả dân chủ được quan chức gian lận thực thi, ngụy dân chủ bị chủ nghĩa cộng sản tà ác can dự và thao túng trong bóng tối, rốt cuộc có thể đi được bao xa? Điều then chốt hơn là dân chủ không có ước thúc của đạo đức, một xã hội mê mờ mất đạo đức rốt cuộc sẽ đi theo hướng nào? Đây có lẽ là việc mà con người thế giới hiện nay quan tâm nhất.
Nền dân chủ của nhân loại khởi nguồn từ thời Hy Lạp cổ, hiện tại xã hội Mỹ thịnh hành “văn hóa xóa sổ” (Cancel culture), cũng là có nguồn gốc từ “chủ nghĩa trục xuất / bài xích” (ostracism) của nhà nước Athens của Hy Lạp cổ. Chế độ dân chủ (Democracy) vốn là một dạng hình thức khiến người ta có quyền lợi có thể lựa chọn người lập pháp và người thống trị để cai trị họ. Nhưng nền tảng của của hình thức chính phủ này là sự tự do tập trung và tự do ngôn luận của mọi người, tính bao dung và tính công bằng của xã hội, quyền tham gia của người dân, quyền lợi chứng nhận của người dân, quyền lợi bỏ phiếu của người dân, quyền sống của người dân và quyền lợi phe thiểu số. Nhà khoa học chính trị người Mỹ Larry Diamond kết luận rằng nền dân chủ phải có bốn yếu tố cơ bản: bầu cử tự do và công bằng để thay thế chính phủ, người dân tích cực tham gia chính trị và dân sự với tư cách là công dân, và bảo vệ quyền con người đối với mọi công dân, có một hệ thống pháp luật bình đẳng với tất cả mọi người.
Nếu cuộc bầu cử thiếu minh bạch và công bằng thì người dân không còn nhiệt tình tham gia tích cực, quyền con người của công dân không được bảo vệ dưới cờ hiệu chủ nghĩa tiến bộ và đúng đắn chính trị, và tôn nghiêm của hiến pháp và luật pháp bị chà đạp, người ta đương nhiên có lý do để nghi ngờ rằng một chế độ như vậy không phải là thứ họ thực sự cần.
Khi hàng chục triệu hoặc hàng trăm triệu người Mỹ, hàng triệu hoặc hàng chục triệu người Myanmar, hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ người Trung Quốc và người dân trên thế giới đang quan sát một cách nghiêm túc các đầu mối của chính trị Mỹ, tất cả đều bắt đầu suy nghĩ lại rằng thế giới của chúng ta bị làm sao vậy? Tương lai của chúng ta ở đâu? Tại sao có bóng tối và tuyệt vọng ở khắp mọi nơi? Sự tức giận và đau buồn của mọi người sẽ phản ứng như thế nào? Vào thời điểm như vậy, chế độ chính trị của toàn nhân loại sẽ phải đối mặt với sự xung kích.
Dưới chế độ chính trị dân chủ, mọi người thường cho rằng nó có một “cơ chế bổ túc”, tức là người ta có thể thay đổi chính phủ thông qua bầu cử và thay thế các chính trị gia hủ bại để thực hiện “bổ túc” thể chế. Điều này có thực sự khả thi không? Nếu cuộc bầu cử có thể gian lận, có thể khiến kẻ gian lận leo lên được chức vị cao, và những kẻ gian lận thành công có thể hoàn thiện cơ chế bầu cử [gian lận] của họ và tiếp tục kiểm soát nó! Trong trường hợp đó, liệu cơ chế bổ túc này có còn hiệu quả chăng?
Hãy nhìn lại dự thảo Nghị quyết số 1 (HR1) của Hạ viện Mỹ khóa 117. Dự luật sẽ trao cho Quốc hội toàn quyền đối với các cuộc bầu cử quốc gia trong tương lai, bắt buộc đăng ký cử tri trực tuyến trên toàn quốc, có thể đăng ký làm cử tri vào ngày bỏ phiếu, cho phép những kẻ phạm tội nghiêm trọng – bao gồm cả những kẻ giết người và hiếp dâm bỏ phiếu, người dưới 18 tuổi có thể đăng ký bỏ phiếu, nới lỏng xác minh thân phận cử tri, v.v. Trong khi những vi phạm và bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020 vẫn chưa được điều tra rõ và sửa chữa, cánh tả đã thúc đẩy một dự luật hợp pháp hóa và bình thường hóa hành vi có thể dẫn đến gian lận. Không có gì ngạc nhiên khi những người nắm được tình hình thốt lên rằng nếu dự luật này được thông qua, nó sẽ là “cái chết của nền dân chủ.“
Cái gọi là “luận tội” đối với ông Trump cũng cho thấy những hành động điên rồ mà các chính trị gia có thể làm ra bắt nguồn từ ân oán cá nhân, đố kỵ, trả thù và cố chấp, để “luận tội” một tổng thống không còn tại vị. Cuộc công kích của quốc hội đã bị những người ủng hộ ông Trump lên án, họ nói rằng điều tra và xét xử (vụ tấn công Điện Capitol) vẫn chưa kết thúc, nhưng Hạ viện quy vụ tấn công là do ông Trump “xúi giục“. Ông Trump đã yêu cầu những người ủng hộ của mình thỉnh nguyện một cách hòa bình với các dân biểu, những người quản lý luận tội của Hạ viện lại móc nối cuộc tấn công của bạo đồ với phe của ông Trump một cách vô căn cứ, và tự tin phóng đại cuộc tấn công bạo lực, bỏ qua sự thực rằng cuộc tấn công không liên quan gì đến ông Trump. Thượng viện tự quyết định liệu bản luận tội của họ có vi hiến hay không và Tòa án tối cao không đếm xỉa đến. Chánh án Tòa án tối cao từ chối chủ trì cuộc luận tội và Thượng viện thực sự đã bầu một thượng nghị sĩ làm thẩm phán. Bản thân các thượng nghị sĩ lại kiêm thêm vai trò thẩm phán, bồi thẩm đoàn và nhân chứng, họ lần lượt vi hiến và phớt lờ sự tôn nghiêm của Hiến pháp. Cung điện của nền dân chủ Mỹ đã liên tục bị chà đạp!
Ông Bruce L. Castor Jr., luật sư bào chữa cuộc luận tội ông Trump, đã có biểu hiện tạm chấp nhận được, một số điểm mà ông chỉ ra rất hiệu quả: Cánh tả trên chính trường Mỹ đang tấn công chống lại các đối thủ chính trị và tước quyền dân chủ của các đối thủ chính trị đó! Hơn nữa, một khi lập trường cánh tả được tiếp thu, thì đó sẽ là sự phủ định Hiến pháp Mỹ và là bước đầu tiên dẫn đến sự hủy diệt chế độ cộng hòa của nước Mỹ!
Trong bài viết gần đây của ông Ngụy Kinh Sinh, nguyên lão của phong trào dân chủ ở hải ngoại, đã đề cập đến câu chuyện về Khối Đại Phú (Kuai Dafu) – “lãnh tụ quần chúng” số 1 trong thời Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ. Khối Đại Phú đã gào lên bị oan khi trả lời tại sao lại nghĩ đến việc bắt giữ Lưu Thiếu Kỳ với hành vi “vượt quá bổn phận”, ông ta nói rằng đích thân Mao Trạch Đông đã dàn xếp. Khi đó, ông ta được gọi đến phòng ngủ của Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải, Giang Thanh nói rằng để ông ta (Khôi Đại Phú) ra mặt bắt Lưu Thiếu Kỳ thay vì để Bộ trưởng Bộ Công an làm việc này. Bởi vì theo quy định trong đảng thì cấp dưới không thể bắt cấp trên, nhưng có thể để “quần chúng bắt giữ kẻ xấu”, và “Khôi Đại Phú là quần chúng, Lưu Thiếu Kỳ là kẻ xấu”. Khi Khôi Đại Phú bị buộc tội về việc này và nói với thẩm phán trước tòa, thẩm phán giống như không nghe thấy những gì ông ta nói! Những người lãnh đạo Cộng sản thật đen tối và vô liêm sỉ, người dân tự nhiên thấy ớn lạnh sống lưng. Nhưng sau khi ớn lạnh, chúng ta hãy nhìn lại xã hội Mỹ. Hành động của các thống đốc, bộ trưởng nội vụ các tiểu bang, thẩm phán các cấp, tòa án và các nhà lập pháp cánh tả đã từ chối thụ lý vụ việc và phớt lờ sự thật. Đó không phải là bản sao hành vi của ĐCSTQ? Mọi người chợt phát hiện sự hiểm ác ở nhân gian, đúng là như nhau. Lãnh tụ ĐCSTQ Mao Trạch Đông từng nói: “Thế giới thái bình, hoàn cầu cùng nóng và lạnh”. Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta và đã mở rộng đến nước Mỹ.
Hiển nhiên, hệ sinh thái chính trị của xã hội loài người hiện nay đang phải đối mặt với sự nứt vỡ, thất bại và tan rã. Vì sự băng hoại đạo đức, nền chính trị dân chủ hàng đầu thế giới – nước Mỹ, đã rơi vào cuộc khủng hoảng hiến pháp bất tận, và cơ chế chính phủ có thể hoàn toàn mất hiệu quả. Vì sự băng hoại đạo đức, ngay cả những chế độ dân chủ mong manh như Myanmar, vốn bước ra từ phong trào dân chủ, cũng không tránh khỏi việc bước lên quỹ đạo chuyên quyền. Sự suy yếu của phe dân chủ trên thế giới đã làm cho các chế độ tà ác ngày càng tỏ ra mạnh mẽ; các chế độ độc tài như ĐCSTQ có thể trực tiếp chơi đùa các chính trị gia bị lôi kéo thông qua hối lộ, mua chuộc, tống tiền và chèn ép để ảnh hưởng đến nền chính trị Mỹ.
Thể chế chính trị hiện tại của nhân loại đang phải đối mặt với sự xung kích. Nền dân chủ mà không có đạo đức trói buộc, nền dân chủ bị bắt cóc bởi bạo dân thống trị, nền dân chủ giả tạo bị thao túng bởi các quan chức hủ bại, nền dân chủ bị chủ nghĩa cộng sản tà ác can thiệp và thao túng trong bóng tối, rốt cuộc còn có thể tiến xa đến đâu? Đây là điều mà mọi người trên toàn thế giới quan tâm nhất.
Bởi vì sự băng hoại đạo đức của các phương tiện truyền thông và những người trong chính phủ, khiến cho tiếng nói của người dân bị áp chế, công chúng cảm thấy bi thương và bất lực, và sự thất vọng đã làm mất lòng tin của họ. Niềm tin đối với chế độ, niềm tin đối với người và niềm tin đối với các chính trị gia, đều đã rơi xuống đáy.
Trong thời khắc đen tối nhất, [hãy cùng] kêu gọi một khái niệm chính trị mới, một khái niệm chính phủ, kết cấu chính trị và hệ thống chính trị hoàn toàn mới lấy đạo đức làm nền tảng, lấy đạo đức làm thước đo. Các chi tiết của nó có thể vẫn chưa được biết đến; nhưng tình trạng hỗn loạn và bất ổn hiện nay trong xã hội nhân loại, đang trải đường cho nhân loại quay trở lại một cấu trúc xã hội dựa trên đạo đức!
Tạ Điền
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, bản gốc đăng trên Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa chính trị Bầu cử Mỹ Dòng sự kiện Chế độ dân chủ Tạ Điền đảo chính ở Myanmar Đạo đức tự do