Tại sao ông Trump quyết bảo vệ các bức tượng Liên quân miền Nam?
- Scott Greer
- •
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm tất cả để bảo bảo vệ các tượng đài tượng niệm các tướng lĩnh của Liên quân miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865). Câu hỏi đặt ra là: Tại sao ông Trump lại làm vậy bất chấp sự phản đối của nhiều giới, trong đó có cả các đảng viên Cộng hòa?
Tượng Đại tướng quân đoàn miền Nam Robert Lee bị phá hoại tại Đại học Duke
Trong một loạt các tweet đăng tải hôm thứ Năm (19/8), ông Trump đã gọi bức tượng Lost Cause, đang bị xem xét di dời đi, là “rất đẹp” và bày tỏ sự thất vọng của mình khi “chứng kiến lịch sử và văn hóa tuyệt vời của đất nước đang bị loại bỏ”.
Ông Trump cũng nhắc lại lời cảnh báo rằng các bức tượng của George Washington và Thomas Jefferson có thể là mục tiêu tiếp theo của những người cánh tả phản đối tượng đài.
Những lời bình luận đó đã không làm ông có thêm bất kỳ sự ủng hộ nào trong việc dập tắt những lời phê bình mà ông nhận được từ các phương tiện truyền thông, đảng Dân chủ và thậm chí nhiều đảng viên Cộng hòa vì những nhận xét ông đưa ra sau vụ bạo động ở Charlottesville, Virginia cuối tuần trước.
Đã một tuần trôi qua, nhiều người vẫn không thể tin rằng vị tổng thống của họ đã so sánh bạo lực của “cách tả” cũng tương tự như “cánh hữu”. Mặc dù, các lần khác thường thì ông Trump luôn nhận được những chỉ trích mạnh mẽ từ cùng một nhóm người trong các sự vụ gây tranh cãi, nhưng lần này đã có hai người từng rất ủng hộ Tổng thống đã chỉ trích những bình luận hôm thứ Năm của ông.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Corker, người từng có tên trong danh sách rút gọn cho vị trí Ngoại trưởng trong nội các Trump, đã nói rằng tổng thống không hiểu “tính cánh của dân tộc chúng ta”.
Ông Julius Krein, sáng lập viên của ấn phẩm “Trumpist” về Các vấn đề nước Mỹ, đã chối bỏ chính người mà họ lấy cảm hứng làm thương hiệu cho sản phẩm tri thức chính trị. Đối với ông Krein, sự kiện Charlottesville là giọt nước tràn ly và ông sẽ không còn ủng hộ người đàn ông mà ông đã cố gắng dựa vào để xây dựng hệ tư tưởng mới.
Ông Julius Krein viết trên tờ New York Times rằng: “Việc làm nước Mỹ vĩ đại trở lại đã xa vời, ông Trump đã phản bội những nền tảng quyền công dân chung của chúng ta. Và hành động của ông đang gây nguy hiểm cho bất kỳ triển vọng nào của việc ban hành một chương trình nghị sự có thể khôi phục lời hứa vì cuộc sống Mỹ”.
Tuy nhiên, bất chấp những phản đối công khai nêu trên, lập trường của ông Trump trong việc phản ứng với sự kiện Charlottesville lại nhận được sự ủng hộ lớn từ quảng đại quần chúng.
Khi nói đến vấn đề dỡ bỏ các tượng đài của Liên quân miền Nam, đa số người Mỹ (62%) đứng về phía tổng thống và phản đối việc tháo dỡ.
Về những bình luận của ông Trump gây ra nhiều phản đối khi ông đổ lỗi cho cả hai phe tả và hữu trong thảm kịch đụng độ ở Charlottesville, cuộc thăm dò dư luận của SurveyMonkey chỉ ra rằng 40% người Mỹ đồng ý với nhận xét của tổng thống, và thêm 9% người dân cho rằng phe biểu tình-phản kháng thuộc cánh tả có nhiều lỗi hơn. Tính riêng những người Cộng hòa, chỉ có 18% đồng ý với ông Mitt Romney và truyền thông cho rằng phe cánh hữu phải đơn phương chịu trách nhiệm về vụ bạo động, trong khi 82% còn lại nhận định cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm về sự cố tại Charlottesville.
Như vậy, đa số công chúng đang âm thầm đứng về phía ông Trump, và hoàn toàn phản đối những mong muốn của giới tinh anh chính trị và truyền thông. Đây là vị trí quen thuộc của ông Trump ngay từ khi tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, ứng cử viên Donald Trump đã quá quen với việc quan điểm của mình bị phản bác kịch liệt từ các nhà bình luận và lãnh đạo chính trị của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Vị Tổng thống tương lai lúc đó đã khởi động chiến dịch của mình với những ngôn từ khắc nghiệt đối với những người nhập cư bất hợp pháp, phạm tội hiếp dâm và đưa ma túy đến với nước Mỹ. Những bình luận này đã khiến ông Trump nhận phải những chỉ trích rộng khắp, tuy nhiên có lẽ đó cũng là lý do các cử tri Cộng hòa đã lựa chọn vị tỷ phú địa ốc làm ứng viên của đảng tham gia tranh cử tổng thống.
Ông Trump tỏ rõ mình là một chiến binh. Ông đã và đang nói về những vấn đề mà nhiều người Mỹ quan tâm, nhưng có ít chính trị gia nói đến. Ông Trump đã có thể biến những nhận xét của mình thành một cuộc tranh luận về sự ba phải chính trị (political correctness), điều mà ông cho là “đang giết chết” nước Mỹ.
Ông Trump có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của đa số người Mỹ trong cuộc tranh luận đó. Cuộc thăm dò dư luận của hãng Pew cho thấy 59% người Mỹ cho rằng những người đồng hương của họ quá dễ cảm thấy bị xúc phạm. Trong đó, có tới 78% người của đảng Cộng hòa đồng tình với ý kiến này.
Trong cuộc chiến đang thực hiện chống lại ‘ba phải chính trị’, ông Trump đã tìm thấy một sự phổ quát, nhưng bị bỏ qua để có thể kết nối với các cử tri.
Vấn đề bị phản ứng gay gắt nhất mà ông Trump đẩy mạnh trong suốt chiến dịch tranh cử của mình là ủng hộ lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ. Quan điểm này được đưa ra vào tháng 12/2015, đã dẫn tới những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất đối với ông Trump từ trước tới nay.
Khi đó, gần như mọi đảng viên Cộng hòa đã vội vã khẳng định họ phản đối ý tưởng đó, bao gồm cả phó tổng thống tương lai của Trump, ông Mike Pence. Rất ít người trong giới chính trị và phương tiện truyền thông dám công khai bảo vệ đề xuất hạn chế nhập cư Hồi giáo của ứng viên Donald Trump.
Nhưng một lần nữa, lại có đa số người âm thầm ủng hộ đề xuất của ông Trump. Trong suốt chiến dịch tranh cử, thăm dò dư luận cho thấy rằng phân nửa người Mỹ đã ủng hộ biện pháp của ông Trump, trong đó đa số người Cộng hòa (71%) ủng hộ điều này.
Đề xuất lệnh cấm nhập cư Hồi giáo được xem là một nhân tố chính yếu trong việc ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa và cuối cùng là đảm bảo cho chức vụ tổng thống của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sau đó.
Phản ứng của ông Trump với các sự kiện cuối tuần trước chỉ ra rằng ông thêm một lần thực hiện một hình thức chiến tranh văn hóa của riêng mình. Xét về mặt thuật ngữ, chiến tranh văn hóa thông thường gắn liền với những người bảo thủ xã hội và những nỗ lực của họ chống lại các hành vi phá thai, hôn nhân đồng giới và các trò chơi điện tử kích thích bạo lực.
Nhưng với ông Trump, cuộc chiến tranh văn hóa có sự khác biệt.
Cuộc chiến văn hóa đó không phải khởi nguồn từ các mối quan tâm truyền thống của những người bảo thủ xã hội và công giáo phúc âm. Xung đột văn hóa của Tổng thống hoàn toàn là thế tục. Thay vì khởi phát vì lý do tôn giáo, cuộc chiến văn hóa này được thúc đẩy bởi những lo ngại về bản sắc dân tộc và được nhấn mạnh bởi sự chia rẽ sâu sắc giữa quan điểm của tầng lớp thượng lưu và trung lưu.
Về cơ bản, ông Trump đã chiến đấu chống lại sự ba phải chính trị và phơi bày đạo đức sáo rỗng của những tiếng kêu than phản đối ông và chúc mừng những người ủng hộ ông. Những gì ông đã thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống 2016 đã cho thấy sự thành công của thông điệp này.
Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang định vị mình là người bảo vệ di sản Mỹ, chống lại việc lật đổ các bức tượng của các anh hùng quốc gia như Washington và Jefferson. Ông cũng đang đẩy mạnh phản đối câu chuyện cho rằng những người cánh tả phản biểu tình, tự xưng là nhóm chống phát xít là cao quý và chỉ hành động tự vệ chứ không tấn công đối phương.
Đối với cử tri ủng hộ ông Trump, những người cách tả bạo lực là một mối đe dọa cần phải được giải quyết. Họ nhận thức rõ ràng rằng họ có thể là những người tiếp theo bị gây hấn và đánh đập nếu tham gia vào các sự kiện ủng hộ Trump, bất kể họ cũng ghét những người cực hữu ở mức nào.
Với Antifa, tất cả những người Cộng hòa đều là Phát-xít.
Cả về vấn đề các bức tượng và bạo lực cánh tả, ông Trump đứng cùng với đa số âm thầm chống lại quan điểm của giới tinh hoa, cho thấy ông đã không từ bỏ cuộc chiến văn hóa mà ông đã từng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Tương phản với các ảo tưởng của Kerin, Trumpism (chủ nghĩa Trump) không chỉ là chính sách thương mại.
Kể từ khi nhậm chức, một điều có thể nhận thấy rõ ràng rằng ông Trump không thể thu toàn bộ đất nước ủng hộ vị thế tổng thống của mình. Những người cấp tiến cánh tả sẽ luôn luôn thù ghét ông Trump bất kể ông nói và làm điều gì.
Ông Trump cho thấy sự khôn ngoan của mình khi ông hành động khiến cử tri trung thành của mình hài lòng khi không thể dựa vào việc thu hút tất cả mọi người. Ông phải giữ một số ủng hộ, và tiếp tục nhiệt huyết với cử tri của mình để đảm bảo hầu hết những người Cộng hòa sẽ sát cánh với ông.
Trên báo chí, ông Trump có thể bị phỉ báng vì bảo vệ các tượng đài của Liên quân miền Nam, nhưng với các cử tri, những người có ý nghĩa quan trọng nhất với chức vụ tổng thống của ông, thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Tác giả: Scott Greer, Trump’s Culture War
Tân Bình dịch
Xem thêm:
Từ khóa Nội chiến Hoa Kỳ Donald Trump bảo tồn văn hóa