Thượng đỉnh G7 sẽ có phương án thay thế “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ?
- Văn Long
- •
Kế hoạch khổng lồ “Một vành đai, Một con đường” mà ông Tập Cận Bình đưa ra bị cho là một cái bẫy nợ và đang bị tẩy chay ngày càng nhiều từ các quốc gia. Mỹ sẽ đưa ra phương án thay thế “Một vành đai, Một con đường” này tại Thượng đỉnh G7, đồng thời hợp tác với các đối tác để cùng khởi động phương án này.
Thượng đỉnh G7 khai mạc vào ngày 11/6 tại Cornwall, Vương quốc Anh. Đây là lần đầu tiên Vương quốc Anh trở thành nước chủ nhà tổ chức G7, tham dự có lãnh đạo các nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ. Đại diện Liên minh châu Âu và Úc, Nam Phi, Hàn Quốc là khách mời đặc biệt tham dự hội nghị này. Thủ tướng Ấn Độ thông qua truyền hình trực tuyến để tham dự hội nghị.
Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu tại lễ khai mạc, ông cho biết: “Cần đảm bảo chúng ta rút ra được bài học từ trong đại dịch bùng phát, cần đảm bảo chúng ta sẽ không lặp lại một số sai lầm mà chắc chắn chúng ta đã phạm phải trong hơn 18 tháng qua.”
G7 đều là những đối tác thương mại chính của nhau, các nước có nhìn nhận rất tương tự về an ninh và hợp tác thương mại. Tổng lượng kinh tế của các nước G7 cộng lại có thể chiếm một nửa tổng lượng kinh tế toàn cầu.
Chính quyền ông Biden cho biết, sẽ tuyên bố một cơ chế tài chính nhắm vào cơ sở hạ tầng của quốc gia thu nhập trung bình và thấp, mục đích là cân bằng với “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Sáng kiến có tên “xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” sẽ được khởi động với các đối tác hợp tác tại G7. Một quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ cho biết, đây sẽ là “sự khởi động có giá trị, minh bạch và bền vững”.
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin hôm 12/6, quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ cho biết: “Chúng tôi tin rằng sẽ thông qua cung cấp lựa chọn chất lượng cao hơn để đánh bại sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’, chúng tôi sẽ tràn đầy tự tin đối với mô hình phản ánh giá trị chung của chúng ta.”
Vị quan chức này cho biết, sáng kiến gọi tắt là “B3W” nhằm huy động đầu tư của khu vực tư nhân và đáp ứng nhu cầu nguồn tài chính hàng chục nghìn tỷ đô la xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển, đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn lao động, môi trường và độ minh bạch.
Vị quan chức này bày tỏ mong muốn cùng đối tác G7, khu vực tư nhân và những bên liên quan khác, Mỹ sẽ nhanh chóng tạo ra hàng chục tỷ đô la cho đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Ông Robert Daly, giám đốc Giám đốc Viện Kissinger về Quan hệ Trung Quốc – Mỹ tại Trung tâm Wilson chỉ ra, nếu các dự án này có thể cấp vốn, các bên cho vay như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới sẽ cung cấp tiền cho họ.
Tháng Hai năm nay, cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ và cũng là cựu Thượng nghị sĩ Jim Webb đã có bài viết kiến nghị Washington cân nhắc khởi động kế hoạch “Vành đai và Con đường” phiên bản Mỹ, “Trung Quốc đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở các nơi trên thế giới để tăng cường sức ảnh hưởng, Mỹ cũng có thể làm như thế.”
Ông Jim Webb chỉ ra, là một phần quan trọng của của chiến lược mở rộng ra toàn cầu của chính quyền Bắc Kinh, họ đã thông qua dự án “Vành đai và Con đường” để thiết lập quan hệ kinh tế và ngoại giao với các nước đang phát triển, đồng thời lấy lý do bảo vệ lợi ích những dự án này để tiến hành thâm nhập quân sự. Tuy nhiên, Mỹ rất chú ý đến điều này.
Ông Jim Webb cho rằng chính quyền Bắc Kinh những năm gần đây liên tiếp có hành động nâng cấp quân sự, khiêu khích ngoại giao và bức hại nhân quyền, khiến cho nhiều nước đang phát triển bắt đầu cân nhắc nhiều hơn nữa về việc tham dự vào kế hoạch “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Ông kêu gọi Washington nắm bắt tốt cơ hội này, bắt đầu coi trọng lại những quốc gia thường bị phớt lờ đi trong chính sách đối ngoại của Mỹ, để ngăn chặn hệ thống thế giới bị uy hiếp bởi chủ nghĩa uy quyền, có lợi cho ngoại giao và sự lành mạnh của kinh tế của Mỹ.
Ông Jim Webb kiến nghị Washington thực hiện một chính sách toàn diện cố gắng cân đối trong các lĩnh vực tại châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh, lồng ghép các cam kết ngoại giao chu đáo, đảm bảo an ninh và dự án đầu tư cùng sự tham dự của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ để lấp vào những khu vực trống.
Ông cho rằng Mỹ có thể làm tốt hơn Trung Quốc, “Đầu tư lớn của Mỹ vào lĩnh vực này không có động cơ thực dân, và dựa trên một mô hình kinh doanh đáng tin cậy hơn và đã được chứng minh, sẽ mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia đang phát triển, đồng thời phát triển kinh tế Mỹ, kích thích sự phát triển hơn nữa của xã hội tự do toàn cầu.”
Sau khi chính quyền ông Tập Cận Bình đưa ra kế hoạch “Vành đai và Con đường”, truyền thông nhà nước đã ví dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn này với “con đường tơ lụa” cổ đại.
Kế hoạch này cung cấp khoản vay cho các nước đang trong quá trình phát triển và có thu nhập thấp, dùng để xây dựng các cơ sở hạ tầng quy mô lớn như đường xá và bến cảng. Tuy nhiên, một số quốc gia thu nhập thấp do không thể trả nợ nên rơi vào khủng hoảng, do đó kế hoạch “Vành đai và Con đường” bị ngoại giới coi là “bẫy nợ”.
Một số nghiên cứu phát hiện, các khoản cho vay thương mại của Trung Quốc đã làm gia tăng rủi ro nợ của các nước châu Phi. Một báo cáo của Trung tâm Phát triển toàn cầu tại Washington cho thấy, các khoản cho vay thương mại do Trung Quốc cung cấp có thời gian trả và thời gian gia hạn ngắn hơn so với của Ngân hàng Thế giới, và lãi cũng cao hơn. Một khi các nước này không trả nổi nợ, thì sẽ phải dùng các tài nguyên quốc gia như đất đai, bến cảng và khoáng sản để thế chấp cho Trung Quốc.
Văn Long, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Một vành đai một con đường Bẫy nợ Dòng sự kiện Hội nghị G7 G7 sáng kiến 'Vành đai và Con đường'