Deutsche Bank: Kế hoạch của ông Trump có thể gấp đôi tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2018
Chính sách của Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump có khả năng kích hoạt một thời kỳ phát triển kinh tế mới của Mỹ và điều này có thể trở thành khuôn mẫu trên toàn cầu, chuyên gia tại ngân hàng tư nhân lớn nhất Đức dự đoán.
Tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ tăng gấp đôi nếu chính quyền Trump thực hiện các chính sách mà họ loan báo như cắt giảm quy định, luật lệ trên diện rộng ở các ngành kinh tế quan trọng, thực hiện cải cách thuế theo đó giảm thuế doanh nghiệp và thu nhập cá nhân, và kêu gọi đầu tư ít nhất 1 nghìn tỷ usd nâng cấp cầu cống, đường xá và các công trình công cộng khác.
Trang tin CNBC hôm 9/1 dẫn lời ông David Folkerts Landau, kinh tế gia trưởng tại Deutsche Bank, nói trong một báo cáo gửi cho khách rằng: “Tổ hợp chính sách này có tiền năng làm bùng phát gia tăng sản xuất trở lại và nâng cao tiềm năng năng trưởng của Mỹ. Mặc dù những gì ông Trump đưa ra mang tính bất ổn cao hơn, nó vẫn tốt hơn lựa chọn ổn định mà duy trình tình trạng bình bình không khởi sắc”.
Các chính sách này có thể không có tác dụng ngay lập tức, nhưng một khi đi vào guồng vận hành, nó sẽ là một nước đi thay đổi cuộc chơi cho cả nền kinh tế Mỹ, Folkers-Landau nhận định.
Mô tả bằng số liệu thô thì các chính sách mới của Trump sẽ khiến nền kinh tế Mỹ tăng thêm 2,4% trong năm 2017 và 3,6% trong năm 2018. Để so sánh, nền kinh tế Mỹ chỉ tăng khoảng 1,6% một năm trong suốt thời kỳ ông Obama nắm quyền, tỷ lệ thấp nhất sau Đại Suy Thoái 1929.
Obama cũng là tổng thống đầu tiên từ sau thời Herbert Hoover không điều hành được nền kinh tế tăng ít nhất 3% trong một năm, theo CNBC.
Theo ngân hàng Đức, sự tăng trưởng của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế thế giới, khiến dự đoán tăng trưởng GDP toàn cầu tăng từ 3 lên 3,4%.
Một trong những trọng tâm trong nền kinh tế Mỹ dưới chính quyền Trump là chuyển từ chính sách nới lỏng tiền tệ – tỷ lệ lãi suất bằng 0, Fed in hàng nghìn tỉ usd tới các chính sách tài khoá tập trung hơn vào nền tảng tăng trưởng quốc gia. Mặc dù con số GDP dưới thời Obama khá bình thường, nhưng thị trường chứng khoán được đo bởi chỉ số S&P500 đã tăng hơn 240 điểm trong suốt những năm ông ở Nhà Trắng.
“Chính sách này sẽ thành công trong việc thúc đẩy nền kinh tế Mỹ khỏi tình trạng ì ạch tầm thường hướng đến một sự sôi nổi tích cực hơn”, Forlkerts-Landau nói.
“Chúng ta không nên bị ngạc nhiên bởi việc tăng gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế nước Mỹ trong vòng 2 năm tới, cũng không nên thấy lạ vì sự tăng trưởng định giá cổ phiếu và tăng giá cụ thể đồng đô la hơn nữa”.
Nhà kinh tế cũng lưu ý rằng những biện pháp của ông Trump gần giống với những gì mà Deutsche từng thuyết phục các lãnh đạo Châu Âu thực hiện “trong vài năm vừa qua”.
Kết quả phân tích cũng cho thấy hiện có quan điểm lạc quan hơn về sách lược “nước Mỹ trước tiên”, so với với trước đó nhiều chuyên gia tại Phố Wall nhìn nhận rằng chính sách của Trump đặt rủi ro khiến nước Mỹ bị cô lập và nguy cơ bùng phát động một cuộc chiến thương mại với các nhà cạnh tranh trên toàn cầu.
“Phương pháp tiếp cận này sẽ hình thành một trật tự mới mà cuối tùng lại giúp nền kinh tế ổn định hơn theo ý nghĩa ‘hàng rào tốt tạo ra hàng xóm tốt’”, Folkers-Landau nói.
“Tuy nhiên, chúng tôi cần lưu ý rằng sự bất ổn của các chính sách của chính quyền Trump vẫn rất lớn, và phản ứng của những người bị tác động bởi các chính sách này cũng vậy”.
Tóm lại, đây là rủi ro của tăng trưởng.
Cụ thể, một số rủi ro đáng chú ý khi thực hiện các biện pháp này là sự leo thang bất ổn địa chính trị tại các thị trường quốc tế, nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại với Trung Quốc, hậu quả khi Fed tăng lãi suất quá nhanh và khủng hoảng tại các thị trường mới nổi.
Đức Trí (T/H)
Từ khóa Hoa Kỳ Tăng trưởng kinh tế Donald Trump