Tòa án Seoul bác đơn xin gia hạn giam giữ ông Yoon Suk-yeol
Khi ngày càng có nhiều người dân Hàn Quốc ủng hộ Tổng thống Yoon Suk-yeol, tình hình chính trị tại Hàn Quốc liên tục đảo chiều. Ngày 24/1, cơ quan công tố đã khẩn cấp áp dụng biện pháp đặc biệt và đề nghị Tòa án Trung ương Seoul gia hạn thời hạn bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol đến ngày 6/2. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị Tòa án bác bỏ.
Theo Hãng thông tấn Yonhap, vào ngày 23/1, Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) đã chuyển vụ án sang Viện Kiểm sát Trung ương Seoul với lý do không có thẩm quyền truy tố tổng thống. Cơ quan này yêu cầu viện kiểm sát truy tố Yoon Suk-yeol với các tội danh lãnh đạo nổi loạn và lạm dụng quyền lực.
Sau khi tòa án bác bỏ đơn yêu cầu, viện kiểm sát sẽ phải lập tức tiến hành khởi tố.
Ông Yoon Suk-yeol đã tham dự cuộc tranh biện công khai lần thứ tư về phiên tòa luận tội do Tòa án Hiến pháp tổ chức vào ngày 23/1, ông nói rằng thiết quân luật không phải là một thất bại nhưng nó kết thúc nhanh hơn dự kiến.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun đã tham dự phiên tòa luận tội ông Yoon Suk-yeol với tư cách nhân chứng, và nói rằng ông Yoon Suk-yeol không ra lệnh bắt giữ các thành viên Quốc hội trong thời gian thiết quân luật mà ra lệnh triển khai một số lượng nhỏ quân đội. Ông Kim cũng cho biết ông đã đề xuất huy động toàn bộ quân nhân Seoul tham gia thiết quân luật nhưng bị ông Yoon phủ quyết.
Ông Yoon chủ trương: “Tôi và Bộ trưởng Quốc phòng cùng các chỉ huy lực lượng đều biết rằng các sĩ quan cấp trung và cấp thấp có quan điểm chính trị đa dạng, sẽ không tuân theo những mệnh lệnh phản dân chủ hoặc không phù hợp. Vì vậy, chúng tôi đã áp dụng các biện pháp thiết quân luật khẩn cấp và chỉ ra lệnh điều động một số binh lực cần thiết. Vì các mệnh lệnh điều động quân đội không vi phạm pháp luật, nên binh lính mới thực hiện mệnh lệnh cấp trên. Việc hủy bỏ thiết quân luật phải trải qua quy trình bao gồm biểu quyết của Quốc hội và triệu tập cuộc họp nội các, do đó sau một thời gian chờ đợi, chúng tôi đã rút quân.”
Ông nhấn mạnh rằng, trước tiên cần tuyên bố rõ ràng rằng nếu số người tham dự cuộc họp nội các đạt đủ số lượng theo quy định pháp luật, thì thiết quân luật sẽ được dỡ bỏ.
Nhóm luật sư của ông Yoon Suk-yeol lúc đó đã hỏi: “Ông nhận được chỉ thị nào từ Tổng thống Yoon để bắt giữ các chính trị gia cụ thể không?” Ông Kim Yong-hyun trả lời: “Tôi chưa nhận được chỉ thị như vậy” và nói rằng hành động xác nhận vị trí của các thành viên lúc đó xuất phát từ phán đoán của chính ông. Ông không hề chỉ đạo người đứng đầu Bộ Tư lệnh Phản gián Quốc phòng Yeo In-hyung bắt người, mà chỉ yêu cầu ông ấy tìm ra những người có thể vi phạm thông báo thiết quân luật và theo dõi động thái của họ.
Ông Yoon Suk-yeol cũng đích thân đặt câu hỏi cho ông Kim Yong-hyun trong phiên tòa này.
Trước đó vào ngày 23/1, CIO đã thông báo rằng họ đã quyết định chuyển vụ án liên quan đến các cáo buộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực của Tổng thống Yoon Suk-yeol sang Viện Kiểm sát Trung ương Seoul, yêu cầu truy tố. CIO không có thẩm quyền truy tố tổng thống, vì vậy vụ án buộc phải được chuyển giao cho cơ quan kiểm sát.
Được biết, các công tố viên có 11 ngày để quyết định liệu có đưa ra cáo trạng đối với ông hay không, điều này sẽ dẫn đến quá trình xét xử hình sự.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời các công tố viên cho biết thời gian giam giữ Yoon Suk-yeol dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 25 – 26, sớm hơn ngày 27 mà CIO ước tính trước đó. Nếu tòa án không chấp thuận việc gia hạn, nhiều khả năng, phía công tố sẽ nộp đơn xin lệnh bắt giữ lại trước khi thời hạn kết thúc, tức muộn nhất là vào thứ Sáu (24/1).
Tiết lộ nguyên nhân thiết quân luật
Sau khi ông Yoon Suk-yeol tham dự phiên tòa thứ 3 của vụ án luận tội, nhóm luật sư bào chữa của ông đã đưa ra một thông cáo báo chí vào ngày 21/1, cho biết lý do chính khiến ông Yoon quyết định tuyên bố thiết quân luật vào tháng trước. Đó là ngoài việc Quốc hội liên tục đề xuất vụ án luận tội các quan chức chính phủ, cắt giảm ngân sách gây tê liệt hoạt động, còn đề cập đến chủ nghĩa tập thể như tại Triều Tiên và Trung Quốc, cuộc chiến chung giữa các nước độc tài chống lại phe dân chủ phương Tây, và có nhiều vấn đề từ hệ thống ủy ban quản lý bầu cử có thể dẫn đến việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) can thiệp vào cuộc bầu cử.
Thông cáo báo chí cho biết, nội bộ Hàn Quốc còn yếu về việc hiểu biết và cảnh giác đối với chiến tranh hỗn hợp từ chủ nghĩa cộng sản, những vấn đề đe dọa liên quan đang lan rộng trong nội bộ Hàn Quốc, ví dụ như vấn đề rò rỉ cho ĐCSTQ hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (tức là hệ thống chống tên lửa THAAD có liên quan đến bí mật cấp 2), danh sách nhân viên tình báo quân sự, còn có người Trung Quốc tự xưng là du học sinh dùng máy bay không người lái chụp ảnh cơ sở quân sự, nhưng đều do đảng đối lập phản đối nên không thể xử phạt hiệu quả, khiến có vấn đề nguy cơ nghiêm trọng về chính trị.
Thông cáo báo chí còn chỉ ra, các nước như Canada bị ĐCSTQ can thiệp bầu cử, Hàn Quốc cũng từng phát hiện các vấn đề nghiêm trọng như bị Triều Tiên xâm nhập vào cơ quan hiến pháp, nhưng Ủy ban Quản lý Bầu cử với tư cách là cơ quan độc lập đến nay vẫn từ chối chấp nhận cho cơ quan bên ngoài kiểm tra. “Tổng thống tin rằng việc kiểm kê (hệ thống an ninh) Ủy ban Quản lý Bầu cử là rất quan trọng, để phản ánh chính xác dư luận trong xã hội dân chủ”.
Đoàn luật sư của ông Yoon Suk-yeol trong phiên tòa ngày 21/1 cũng đưa ra bằng chứng liên quan đến tuyên bố trên, cho biết điều kiện ban hành thiết quân luật khẩn cấp không chỉ là tình trạng chiến tranh về mặt thực thể, mà còn có những vấn đề nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc gia. Tổng thống Yoon Suk-yeol buộc phải ban hành thiết quân luật khẩn cấp để đối phó với nhiều mối đe dọa có thể dẫn đến rối loạn chính trị quốc gia.
Khoảng 4.000 người ủng hộ bên ngoài
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc lần thứ 3 mở phiên tòa xét xử vụ án luận tội ông Yoon Suk-yeol đang bị giam giữ vào ngày 21/1 lúc 14:00. Vào khoảng 13:11 trước phiên tòa, ông được xe của Bộ Tư pháp hộ tống đến tòa án, đi thẳng vào tòa nhà thông qua bãi đậu xe ngầm – hoạt động này không được tiết lộ trước cho giới truyền thông.
Theo video của truyền thông Hàn Quốc, ông Yoon mặc một bộ đồ vest và đeo cà vạt đỏ.
Trong cuộc tranh luận kéo dài khoảng 1:43 phút, liên quan đến việc ông Yoon bị cáo buộc chỉ đạo bắt giữ các nhân vật chính trị và pháp lý, luật sư của ông phủ nhận và cho hay Tổng thống chưa bao giờ chỉ đạo việc đó khi tuyên bố thực hiện thiết quân luật, không có chuyện chỉ đạo bắt giam lãnh đạo đảng cầm quyền lúc bấy giờ là ông Han Dong-hoon và Chủ tịch Quốc hội Woo Won-shik, và không ra lệnh giết ông Woo Won-shik. Cáo buộc của Quốc hội về vấn đề này là không đúng.
Một lượng lớn những người ủng hộ ông Yoon đã tập trung bên ngoài Tòa án Hiến pháp, giơ cao biểu ngữ “luận tội không hợp lệ” để bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống. Ở khu phố đối diện tòa án, khoảng 4000 người đã tham gia cuộc biểu tình của phe bảo thủ ủng hộ Yoon.
Sau khi phiên tòa kết thúc, ông Yoon Suk-yeol ở lại tòa án khoảng một giờ rồi mới trở về trại giam Seoul.
Từ khóa Hàn Quốc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol