Toàn cầu hóa: Từ phát hiện tân đại lục cho đến phong trào Khai Sáng
- Lâm Nghiên
- •
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ở bất cứ nơi đâu người ta cũng có thể thấy các yếu tố toàn cầu hóa hiện diện: máy ảnh Sony của Nhật Bản, đồ điện gia dụng Phillips của Hà Lan, đồ gốm sứ của Trung Quốc, máy tính thiết kế ở Mỹ lắp ráp ở Đài Loan v.v.. Dường như tất cả những thứ mang hơi thở của các quốc gia từ gần gũi đến xa xôi này đều đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mọi người.
- Xem thêm bài trước: Dự đoán cách đây 100 năm: Đô thị hóa phá hủy trật tự sinh tồn truyền thống của nhân loại
Ở các đô thị lớn trên thế giới, các kiến trúc truyền thống cũ kỹ đan xen với các tòa nhà cao tầng hiện đại, có những dãy phố bước ngang qua làm cho người ta có cảm giác như bước đi xuyên thời không. Các biển hiệu chỉ dẫn ngoài tiếng bản địa còn có tiếng Anh và đôi lúc thêm cả một số thứ tiếng khác nữa để bổ sung ý nghĩa. Ngày nay, thật khó có thể thấy những yếu tố trong cuộc sống mà chỉ có một phong cách văn hóa. Lối sống toàn cầu hóa phá vỡ các giới hạn về địa lý này xuất hiện từ bao giờ? Trên thực tế là chỉ 500 năm trước mà thôi, nhà thám hiểm người Ý Amerigo Vespucci mới phát hiện ra đại lục mới là châu Mỹ.
Người châu Âu phát hiện “tân đại lục”, bắt đầu thám hiểm thế giới
Trước khi Vespucci tìm ra tân đại lục (sau được gọi là châu Mỹ), người châu Âu đã luôn nghĩ rằng chỉ có 3 lục địa trên thế giới là châu Âu, châu Phi và châu Á. Việc phát hiện ra châu Mỹ đã làm cho người châu Âu chợt nhận ra rằng có một châu lục hoàn toàn mới còn rất nhiều tiềm năng cho họ khám phá. Tên “America” của châu Mỹ chính là được lấy nguồn từ tên của người phát hiện ra nó, là tên của Vespucci “Amerigo”.
Vào cuối thế kỷ 15 (1499 đến 1502), khi Vespucci lần đầu tiên đặt chân đến bờ biển phía Đông của Nam Mỹ ngày nay, ông đã phát hiện thấy rằng mảnh đất này vật sản phong phú, khí hậu ôn hòa, có tiềm năng vô cùng lớn. Các bức thư mô tả lại châu Mỹ của Vespucci đã gây chấn động châu Âu. Sau đó, cùng với sự phát triển của kỹ thuật hàng hải, người châu Âu bắt đầu mang dấu chân của mình đến khắp nơi ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á.
Những người đầu tiên đến các vùng đất xa lạ chủ yếu là những nhà thám hiểm. Họ tìm đến các vùng đất mới vừa để thỏa mãn sự hiếu kỳ vừa để tìm cách làm giàu và tìm kiếm vinh quang cho bản thân. Sau đó, với mục đích tìm kiếm tài nguyên và mở rộng thương mại, càng ngày càng có nhiều thương nhân đến các vùng đất mới. Sau đó, cũng có nhiều nhà truyền giáo cũng dũng cảm đặt chân lên các mảnh đất xa lạ, hy vọng có thể mang đến cho những người “hoang dã” tiếng nói của Chúa.
Thế kỷ 16 và 17, đầu tiên là Bồ Đào Nha và sau đó là Tây Ban Nha, với sức mạnh của các đội quân thám hiểm đã bắt đầu chiếm cứ các vùng đất ở cả hai phía Đông và Tây của châu Âu. Phía Đông, về phía châu Á, họ đến và đặt căn cứ tại Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Đông Timor và nhiều phần của Trung Quốc (như Ma Cao). Phía Tây, họ vượt qua Đại Tây Dương và chiếm giữ một phần lớn của Trung và Nam Mỹ ngày nay. Lợi nhuận khổng lồ đến từ trao đổi thương mại cũng như các nguồn tài nguyên của các vùng đất mới này đã nâng cao sức mạnh quân sự và vị thế của cả hai nước ở châu Âu.
Sau đó, để đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của liên hiệp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các nước như Hà Lan, Pháp và Anh cũng tham gia việc khuếch trương lực lượng ở ngoài châu Âu, bắt đầu bằng việc chiếm giữ các vùng đất ở ngoài vùng ảnh hưởng của Tây Ban Nha, nơi mà ngày nay là phía Đông của Mỹ và Canada.
Dần dần, đối với tương quan giữa các nước châu Âu, năng lực mở mang lãnh thổ sang các nơi xa xôi đã trở thành một thước đo mới về thực lực quốc gia. Các quốc gia châu Âu cũng nhận ra vai trò rất lớn của thương mại mậu dịch trong việc phát triển kinh tế nên đã đẩy mạnh các chính sách cho các cá nhân và tổ chức tư nhân ra nước ngoài và xúc tiến việc lưu thông hàng hóa. Chủ nghĩa thực dân (chữ thực trong tiếng Hoa 殖 có ý nghĩa là trồng, đặt) – di dân đặt lãnh thổ mới – vì vậy mà ra đời.
Sau khi châu Âu xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp, đồng thời với việc phát triển đạt được tiêu chuẩn kinh tế cao, các quốc gia châu Âu cũng phát triển được các vũ khí mới tân tiến và lại càng gia tăng tốc độ thực dân ở nước ngoài.
Trong mắt của những người thực dân châu Âu, họ cho rằng việc họ đến đó là mang đến công nghệ, kinh tế, giáo dục và phương thức sinh hoạt tân tiến cho những nước bản địa. Tuy nhiên, cùng với điều đó, các nước châu Âu cũng đã lấy đi tài nguyên của các nước thuộc địa để phát triển lực lượng quân sự và kinh tế cho mẫu quốc.
Trong khoảng 400 năm sau khi châu Mỹ được phát hiện, chủ nghĩa thực dân đã “Âu châu hóa” khắp mọi nơi, và đã trở thành bước khởi đầu của quá trình toàn cầu hóa.
Phong trào “Khai sáng” và sự biến động lớn của xã hội đã thúc đẩy chủ nghĩa toàn cầu hóa
Việc các quốc gia châu Âu thực hiện thực dân hóa đối với các lãnh thổ bên ngoài có nguyên nhân ngoài các yếu tố kinh tế và chính trị thì còn có các yếu tố tinh thần: đó là tư tưởng Khai Sáng (còn gọi là Khai Minh).
Cuộc vận động tư tưởng Khai Sáng kéo dài từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18 là một cuộc vận động tư tưởng và văn hóa có ảnh hưởng rộng khắp châu Âu và thế giới. Cốt lõi của cuộc vận động Khai Sáng chính là khiêu chiến với các học thuyết lý luận truyền thống và thần học, bao gồm từ việc chất vấn cho đến phản đối “quân quyền thần thụ”, đề xướng việc giải quyết các vấn đề cơ bản trong cuộc sống của nhân loại thông qua phát triển “tri thức” và “khoa học”.
Cuộc vận động Khai Sáng không đề cao các giá trị truyền thống của thần học mà có chủ trương tin tưởng vào “lý tính” và “dũng cảm cầu tri thức”, cho rằng nếu khoa học, nghệ thuật và tri thức phát triển, đời sống của nhân loại có thể có cải biến tốt đẹp. Cuộc vận động Khai sáng đã thể hiện sự hoài nghi đối với sự tồn tại của xã hội và thể chế chính trị dựa trên truyền thống, đề xuất thế giới quan “tự do” và “bình đẳng”.
Tư tưởng này đã truyền ảnh hưởng cho cuộc cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ 18, lật đổ khái niệm giai tầng vốn có của thể chế quân chủ truyền thống, cũng như trật tự dựa trên quý tộc và giáo hội Thiên Chúa.
Tuy nhiên, cuộc vận động Khai Sáng khi đòi phá bỏ hệ tư tưởng truyền thống, đã đề cao truy cầu cá nhân, cho rằng con người có thể duy trì sinh hoạt mà không cần có niềm tin tưởng vào thần thánh và tín ngưỡng tôn giáo, chính là những tư tưởng đạo đức đã được truyền thừa trong suốt hơn một ngàn năm tại châu Âu.
Trong cùng thời gian đó, cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu ở châu Âu và mở rộng sang châu Mỹ và toàn cầu. Khi xuất hiện những làn sóng người di cư từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm mới thì nhà thờ vốn là trung tâm của thôn làng cũng dần dần suy giảm sức ảnh hưởng. Khi mọi người có những thay đổi lớn về tư tưởng và phương thức sinh hoạt truyền thống, thì đời sống tinh thần của rất nhiều người cũng bị tổn thất nghiêm trọng. Tối đa hóa lợi ích đã trở thành mục tiêu duy nhất của các nhà tư bản và thương gia, khiến dân chúng bình thường cũng bị cuốn vào cuộc cạnh tranh thảm khốc này để duy trì sự sống.
Bước vào thời gian cuối thế kỷ 19, khi mà hậu quả của cuộc cách mạng Pháp và cuộc cách mạng công nghiệp châu Âu bắt đầu bộc lộ, một số người bắt đầu cảm thấy cuộc vận động Khai Sáng đã đi quá xa:
Con người sở hữu tri thức có thể cải biến tự nhiên để đạt được các phúc lợi về vật chất, nhưng ngược lại làm bản thân và xã hội biến thành trụy lạc, bất công và đánh mất sự chân thành trong tâm hồn.
Cuộc cách mạng công nghiệp cũng đẩy mạnh vai trò của thương mại và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Các quốc gia châu Âu đều nhận thấy xung đột quân sự khó tránh khỏi các tổn thất về thương mại và dẫn đến các ảnh hưởng nặng nề về kinh tế. Thêm vào đó, cuộc cách mạng Pháp là một điềm nhắc nhở quân chủ của các quốc gia về các nguy cơ đến từ trong chính nội tại quốc gia. Các quốc gia châu Âu gần như đã đạt được một mặc định quy ước ngầm là tránh né xung đột trực diện. Nhờ vậy mà ở thế kỷ 19, châu Âu đã trải qua gần 100 năm không có chiến tranh hay xung đột quân sự lớn nào. Đến lúc này, cục diện quốc tế chủ yếu bị chi phối bởi 5 cường quốc châu Âu là: Anh, Pháp, Áo, Phổ (vương triều hoàng gia Đức) và Nga.
Tuy nhiên, mặc dù hòa bình được duy trì ở châu Âu, cạnh tranh giữa các nước châu Âu lại không hề biến mất, mà chỉ di chuyển ra nước ngoài, biểu hiện dưới dạng tăng cường khống chế và cướp bóc các nước thuộc địa. Giáo sư chính trị học quốc tế Karen Mingst mô tả trong cuốn “Cơ bản về quan hệ quốc tế” rằng: “Đến cuối thế kỷ 19, hầu hết cả thế giới đều nằm dưới sự thống trị của các cường quốc châu Âu”, “85% đất đai châu Phi dưới quyền thống trị của thực dân châu Âu”… “Ở châu Á, chỉ có Nhật Bản và Thái Lan là không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chủ nghĩa thực dân của châu Âu hay Mỹ“.
Trong quá trình “thực dân hóa” mở rộng ra toàn cầu, các sản phẩm hàng hóa cũng như thế giới quan, giá trị quan, quan niệm đạo đức và phương thức sinh hoạt cùng nhiều nguyên tố khác đã hoặc là xung đột, hoặc là đan xen, hoặc là phát sinh ra các hình thái mới. Cùng lúc, toàn cầu hóa cũng chính thức bước vào vũ đài lịch sử. Ngày nay, hơn 100 năm sau, toàn cầu hóa không chỉ có ảnh hưởng vô cùng lớn lên sinh hoạt hàng ngày của nhân loại mà còn chiếm vị trí chủ đạo trong vũ đài chính trị và kinh tế thế giới.
Ý thức tư tưởng làm cải biến hình thái xã hội
Từ thế kỷ 17 đến 19, cuộc vận động Khai sáng và cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi hoàn toàn hình thái xã hội và làm cho ý thức tư tưởng của con người cũng âm thầm biến đổi theo.
Cho đến trước khi diễn ra cuộc vận động Khai sáng, hình thái ý thức và tư tưởng của người châu Âu đã trải qua ba lần biến đổi lớn, trong đó thước đo thể hiện sự biến đổi chính là khoảng cách giữa con người với thần và tín ngưỡng tôn giáo.
Vào khoảng năm 200 sau công nguyên, nếu một người ngoài hành tinh rơi lạc vào một thôn làng bình thường ở nước Anh và hỏi một người nông dân đang làm ruộng trên đồng rằng “Anh là ai” thì người nông dân sẽ không ngần ngại mà nói “Tôi là một người Ky-tô“. Câu trả lời như vậy có thể làm rất nhiều người hiện đại ngạc nhiên. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, những người có câu trả lời như vậy sẽ chiếm đại đa số người dân Anh và châu Âu, không kể nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, quý tộc hay thường dân.
Con người ở thời đại đó, nhận thức về bản thân hoàn toàn dựa vào nhận thức của anh ta về tín ngưỡng. Từ trong tín ngưỡng, con người nhận thức được mối quan hệ của bản thân với thần, vũ trụ, xã hội, người xung quanh và gia đình. Tín ngưỡng chiếm một phần lớn sinh hoạt và trở thành một chuẩn tắc trong mọi tư tưởng và hành vi của con người. Trong cuộc sống khi đó, phần quan trọng nhất chính là mối liên hệ của người với thần. Chính vì vậy, khi giới thiệu bản thân, họ sẽ nhắc đến tín ngưỡng của mình đầu tiên.
Do giao thông cũng không phát triển, tuyệt đại đa số người châu Âu sống ở trong các thôn làng nhỏ của họ. Họ đều cho rằng, ở dưới gầm trời, đều là đất của thần, tất cả mọi người đều là người tin vào thần. Con người cũng không sống lâu như bây giờ, chỉ đến khoảng 40, 50 tuổi. Tuy nhiên, từ trong tín ngưỡng, mọi người đều có chính tín kiên định rằng, cuộc sống của họ trên địa cầu không phải quá quan trọng, nó chỉ được xem là một “khảo nghiệm” ngắn ngủi của thần đối với họ. Nếu như họ đạt chuẩn, vượt qua khảo nghiệm, sinh mệnh có thể đạt đến vĩnh hằng, đó mới chính là ý nghĩa thật sự của cuộc sống của họ. Mọi người suy nghĩ rất giản đơn, có rất ít dục vọng cá nhân.
Vài trăm năm sau đó, khi lịch sử tiến đến thời điểm khoảng năm 1000 sau công nguyên, với sự phát triển của giao thông và thương mại, nhận thức của con người về bản thân bắt đầu có sự thay đổi. Khi giới thiệu bản thân, họ sẽ nói: “Tôi là người Phổ”, hoặc “Tôi là người Pháp” v.v. Tại thời điểm này, người châu Âu bắt đầu nghĩ rằng yếu tố quan trọng nhất đại biểu bản thân chính là quốc gia. Trong ý thức của con người, tín ngưỡng tôn giáo đã bị đẩy ra phía sau “quốc gia”.
Lại thêm 600 năm nữa, khi lịch sử tiến vào những năm 1600, phong trào Khai sáng bắt đầu nổi lên ở châu Âu. Người ta bắt đầu thách thức các tư tưởng truyền thống, hình thái xã hội vốn có và thể chế quân chủ. Người ta bắt đầu “dũng cảm” thực hiện “theo đuổi tự ngã”, tin tưởng rằng thông qua năng lực và “lý tính” của bản thân, có thể thay đổi được vận mệnh và thế giới. Từ lúc này, nhận thức của mọi người về bản thân cũng dần dần bị hạn cuộc trong cái “ngã” của riêng mình, và dần đánh mất quan hệ của bản thân với thế giới bên ngoài. Nói một cách khác, “chủ nghĩa cá nhân”, “đặc tính cá nhân” đã dần trở thành tín ngưỡng và truy cầu của rất nhiều người.
Thế kỷ 20, khi lịch sử thế giới sang trang và xã hội chuyển sang hình thái hiện đại, cả thế giới cũng bắt đầu tiến vào giai đoạn gắn kết đan xen của các giá trị, tri thức và văn hóa. Cùng với đó, tư tưởng và các lý luận về “giá trị cá nhân” càng có sức ảnh hưởng lớn hơn, và dần dần đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức sinh hoạt của con người.
(còn nữa)
Từ khóa toàn cầu hóa tôn giáo tín ngưỡng