Ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc đang vươn vòi ra Đông Nam Á
- Hùng Cường
- •
Với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh, Trung Quốc đang nỗ lực tạo đối trọng với Hoa Kỳ trong cán cân địa chính trị toàn cầu, đặc biệt ở các địa hạt gần Trung Quốc như khu vực Đông Nam Á. Những cuộc tập trận chung và các thương vụ buôn bán, tài trợ vũ khí đã giúp Bắc Kinh ngày càng có tiếng nói mạnh mẽ hơn tại ASEAN.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vừa có chuyến thăm đặc biệt tới Trung Quốc.
Tuần trước, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ngoại giới đã được chứng kiến hai nước Trung – Sing tái khẳng định cam kết của họ về việc thực hiện nhiều hơn các cuộc tập trận chung. Đây là chỉ dấu mới nhất cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh mối quan hệ quốc phòng với các nước Đông Nam Á.
Các nhà phân tích quốc tế đã nhấn mạnh đến cách mà hoạt động xuất khẩu vũ khí Trung Quốc và sức mạnh quân sự khu vực của nước này đã giúp cải cải thiện các mối quan hệ song phương và cho phép Bắc Kinh khẳng định họ chính là một lựa chọn thay thế cho Hoa Kỳ – nước đã có ảnh hưởng sâu rộng tới khu vực này từ khi kết thúc Thế chiến II.
Trong tình cảnh an ninh khu vực và toàn cầu đang có những thanh đổi nhanh chóng, sự tham dự quân sự trong khu vực của Trung Quốc có ý nghĩa rất quan trọng với chiến lược gây ảnh hưởng của Bắc Kinh. Khá nhiều nước Đông Nam Á đang hợp tác chặt chẽ về quốc phòng và an ninh với Trung Quốc.
Dưới đây là các hoạt động hợp tác quân sự của chế độ Bắc Kinh với một số nước thành viên ASEAN:
Malaysia
Trong những năm gầy đây, Malaysia ngày càng dấn sâu hơn vào mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là từ khi chính phủ Kuala Lumpur tăng cường lựa chọn làm ăn với các nhà cung cấp vũ khí có liên quan đến nhà nước Trung Quốc.
Malaysia đã từng mua máy bay, tàu chiến và tên lửa giá rẻ của Bắc Kinh để phục vụ cho nỗ lực hiện đại hóa lực lượng bộ binh và hải quân đã lỗi thời của mình.
Năm ngoái, hai nước đã đạt được thỏa thuận vũ khí trị giá 278 triệu USD – hợp đồng quốc phòng lớn đầu tiên giữa hai nước – để cùng nhau đóng mới 4 tàu hải quân, sử dụng vào việc tuần tra biển.
Vào tháng 4/2017, hai nước đã thành lập Ủy ban Hợp tác Quốc phòng chung.
Trung Quốc cũng đã đầu tư khoảng 7,2 tỷ USD vào dự án phát triển cảng biển rất lớn gần Eo biển Malacca.
Lào
Lào đã có mối quan hệ ngoại giao gần gũi với Trung Quốc từ lâu. Đầu tháng 9 vừa qua, hai nước đã tái khẳng định mối quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ hơn nhân dịp các quan chức cao cấp Trung Quốc có chuyến công du 4 ngày tới Viêng Chăn.
Thông tấn xã Trung Quốc thông tin rằng lãnh đạo cấp cao hai nước Trung – Lào đã hứa sẽ làm sâu sắc thêm hoạt động trao đổi quân sự cấp cao. Trong đó, Trung Quốc hứa tiếp tục hỗ trợ phát triển quân đội của nhà nước cộng sản Lào.
Vào tháng 4/2017, Trung Quốc đã tặng “thiết bị văn phòng” cho Bộ Quốc phòng Lào.
Trung Quốc hiện tại đang là nhà tài trợ, nhà đầu tư lớn nhất của Lào và vào cuối năm ngoái hai nước đã cam kết sẽ đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ quân sự.
Philippines
Tại Đông Nam Á, Philippines từ lâu đã là đồng minh gần gũi nhất của Hoa Kỳ, tuy nhiên chính sách đối ngoại của quốc đảo này đã có thay đổi lớn kể từ khi ông Rodrigo Duterte đắc cử Tổng thống vào tháng 7/2016.
Dưới thời Tổng thống Duterte, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila đã ngày càng ấm dần lên bất chấp hai bên vẫn có những khác biệt trong vấn đề lãnh thổ chồng lấn tại biển Đông.
Tháng 4/2017, các tàu hải quân Trung Quốc đã tới thăm Philippines lần đầu tiên kể từ năm 2010. Sau đó 1 tháng, lực lượng cảnh sát biển Philippines đã gửi 20 sĩ quan của họ sang Trung Quốc huấn luyện chuyên môn.
Cũng trong tháng 5/2017, ông Duterte đã gửi một lá thư mong muốn mua của một trong những nhà cung cấp quân trang lớn nhất Trung Quốc gói vũ khí và trang thiết bị quốc phòng trị giá 500 triệu USD.
Tháng 6/2017, Bắc Kinh đã gửi cho Minila gói viện trợ vũ trang trị giá 7,3 triệu USD, trong đó có 3000 khẩu súng trường và 6 triệu viên đạn.
Campuchia
Trung Quốc đã tích cực ngoại giao quân sự với Phnom Penh trong nhiều năm qua. Bắc Kinh trở thành một trong những nhà cung cấp vũ trang lớn nhất cho Campuchia từ năm 2012, thông qua các hoạt động bán, chuyển giao vũ khí và tài trợ trang thiết bị vũ trang.
Bắc Kinh cũng đã cung cấp các khoản tài chính lớn cho quân đội Campuchia, cũng như tham gia vào việc phát triển quy mô lớn nhân sự của lực lượng Quân đội Hoàng gia Campuchia, thông qua việc tài trợ huấn luyện quân sự và biên chế các binh lính Campuchia vào các chương trình huấn luyện của Trung Quốc.
Tháng 10/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã nói rằng hai nước đã ký các thỏa thuận đồng ý để Trung Quốc cung cấp và tài trợ hoạt động hiện đại hóa quân đội Campuchia với những kế hoạch cụ thể để cuối cùng Phnom Penh sỡ hữu được các phi cơ chiến đấu của Trung Quốc.
Thái Lan
Hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan đã tăng lên trong vài năm trở lại đây. Bangkok đã tiến gần hơn với Bắc Kinh kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự vào giữa năm 2014.
Tháng 6/2017, Thái Lan đã phê duyệt yêu cầu của Quân đội Hoàng gia Thái Lan mua 34 tàu vỏ thép của Trung Quốc trị giá khoảng 69,3 triệu USD.
Trước đó, vào hồi đầu năm nay quốc hội Thái Lan đã thông qua kế hoạch mua 3 chiếc tàu ngầm của Trung Quốc trị giá khoảng 1,9 tỷ USD.
Hai nước cũng đã tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung ở cả trên biển và đất liền và tháng 5 và tháng 6/2016.
Hùng Cường (T/h)
Xem thêm:
Từ khóa Asean Đông Nam Á quân sự Ngoại giao Trung Quốc