Trung Quốc thực sự nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?
- Minh Khuê
- •
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao tại đảo Hải Nam, Trung Quốc hôm thứ Ba (10/4), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu ra một số các nhượng bộ thương mại với Mỹ, nhưng điều đó chưa thể nói lên rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện lời hứa của mình.
Washington và Bắc Kinh đang bị kẹt trong cuộc chiến khốc liệt về thương mại, mỗi bên đang đe dọa nước khác với những mức thuế đánh vào các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt.
Ông Tập Cận Bình đã hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể việc tiếp cận thị trường, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và mở rộng nhập khẩu bằng cách giảm những rào cản thương mại. “Chúng tôi sẽ giảm đáng kể thuế nhập khẩu ôtô, đồng thời giảm thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm khác“, ông Tập giải thích tại Diễn đàn Bác Ngao thường niên.
Những bình luận của Chủ tịch Trung Quốc đưa ra ngay sau những lời chỉ trích của Tổng thống Trump trên Twitter về mức thuế cao của Trung Quốc đối với xe ô tô nhập khẩu.
Tổng thống Trump hôm thứ Hai (9/4), tweet rằng: “Khi một chiếc xe ô tô được xuất sang Mỹ từ Trung Quốc, khoản thuế phải trả là 2,5%. Khi một chiếc xe ôtô được chuyển qua Trung Quốc từ Mỹ, mức thuế phải trả là 25%. Nghe nó có giống với giao dịch tự do hay bình đẳng không. Không, nghe nó giống như sự GIAO DỊCH NGU NGỐC – đã và đang tiếp diễn trong nhiều năm!”.
Tuy nhiên, những ý kiến của Chủ tịch Tập về nhượng bộ thương mại vẫn chưa thực sự rõ ràng, vì hầu hết các tuyên bố đó là sự lặp lại của những lời hứa trong quá khứ, nhiều lời hứa trong số đó vẫn chưa được Bắc Kinh hoàn thành. Ngoại giới nhận định rằng bài diễn văn của Chủ tịch Tập dường chỉ chỉ là bản chỉnh sửa từ những bài phát biểu của ông trước đó, chẳng hạn như bài diễn văn mà ông Tập đã phát biểu ở Diễn đàn Kinh tế Davos hồi năm ngoái.
Ông Bill Bishop – tác giả bài viết Chủ nghĩa Đại Hán Trung Quốc, giải thích trên tờ Axios (Mỹ) rằng: “Có ít điểm mới trong bài phát biểu này, những lời hứa này đã được đưa ra trước đó, và không có lời hứa nào thỏa mãn được mong muốn của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Có thể lần này các cuộc cải cách đưa ra sẽ được thực hiện, và có lẽ ông Tập sẽ để lại nó cho cấp dưới của ông ta để nhanh chóng điền vào các chi tiết cụ thể và thời hạn, nhưng nói chung, tôi nghĩ rằng bài phát biểu này có thể dự đoán được và không có gì ấn tượng”.
Lời hứa giảm thuế nhập khẩu ôtô cũng đã được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công bố vào tháng trước và Trung Quốc vẫn chưa thực hiện đúng cam kết đó.
Trong khi lãnh đạo Trung Quốc thường lên án chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy hợp tác đa phương trong toàn cầu hóa, thì Trung Quốc lại bị buộc tội thực hành chủ nghĩa bảo hộ và tham gia vào việc cưỡng ép xâm lược kinh tế. Bắc Kinh hoan nghênh việc tự do hóa thị trường nhưng thường bị kêu gọi đưa ra các biện pháp hạn chế không công bằng đối với các công ty nước ngoài mà đang theo đuổi việc tiếp cận thị trường nhiều hơn.
Chính phủ Trung Quốc cũng thường không nêu rõ ràng cách giải quyết thế nào về những lo ngại ở điểm mấu chốt tranh chấp thương mại Mỹ-Trung là về cấn cân thương mại đang có lợi quá lớn cho Bắc Kinh.
“Đã có rất nhiều cuộc nói chuyện vui vẻ trong năm qua rằng Trung Quốc sẽ tự do hóa và thay đổi, nhưng cuộc nói chuyện vui vẻ này vẫn còn mơ hồ như có thể là vậy“, Tiến sĩ Scott Kennedy, Phó Giám đốc Dự án Quyền lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã nói với tờ Daily Caller về bài phát biểu của Chủ tịch nước Trung Quốc tại Diễn đàn Bác Ngao.
“Mọi người nhớ 5 năm trước, Trung Quốc đã phát hành một văn kiện nói rằng họ sẽ đưa ra những cải cách thị trường chính. Người ta chỉ ra rằng đó là một bước ngoặt tiềm tàng trong quản trị kinh tế của Trung Quốc. Điều đó được theo sau bởi một chiếc hamburger rỗng“, ông Scott Kennedy nói như vậy và nhấn mạnh thêm rằng: “Nếu có bất kỳ nghiêm túc nào về lập trường của Trung Quốc, đó là lúc ông Tập Cận Bình phải chấp nhận [tình huống không dễ chịu] hoặc im lặng”.
Minh Khuê (T/h)
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Donald Trump Quan hệ Mỹ - Trung chiến tranh thương mại chiến tranh thương mại Mỹ Trung