Truyền thông Đan Mạch cảnh báo về nguy hại của Viện Khổng Tử
- Huệ Anh
- •
Gần đây, kênh truyền thông Radio24syv của Đan Mạch đã có bài viết vạch trần những hành vi xấu của Viện Khổng Tử tại nước này. Đây cũng là kênh truyền thông vẫn luôn theo dõi sát sự thâm nhập của chính quyền Trung Quốc trong lĩnh vực xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị.
Bản tin cho biết, năm 2009 đến nay, Đại học Aalborg hợp tác với Viện Khổng Tử và có được khoảng hơn 1,5 triệu Đô la Mỹ (USD) tiền trợ cấp giáo dục do chính phủ Trung Quốc tài trợ, tuy nhiên, tại rất nhiều nước khác, Viện Khổng Tử bị chỉ trích là kiểm soát tự do ngôn luận và ảnh hưởng đến tính độc lập trong học thuật.
Năm 2017, Trung tâm nghiên cứu vấn đề quốc tế của Đan Mạch (DIIS) đã từ chối hợp tác với Viện Khổng Tử, ban lãnh đạo của trung tâm này cho rằng nếu hợp tác có thể sẽ làm tổn hại đến tính độc lập và danh tiếng của cơ quan nghiên cứu.
Báo cáo của Hội đồng quản trị DIIS cũng cho thấy, “Từ lâu, Trung tâm Nghiên cứu vấn đề quốc tế Đan Mạch đã tập hợp nhiều chứng cứ từ các phương diện, và thấy rằng Viện Khổng Tử bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát, nhân tố chính trị đằng sau cơ quan này khiến cho DIIS rất khó để đứng từ góc độ phê bình để đối đãi với các vấn đề Trung Quốc, điều này cũng làm tổn hại đến ‘tính độc lập’ trong học thuật của DIIS.”
Bên cạnh đó, 3 trường đại học nổi tiếng của Đan Mạch là Đại học Copenhagen, Đại học Aarhus và Đại học Roskilde cũng từ chối đề nghị hợp tác của Viện Khổng Tử.
Ông Jasper Steen Winkel – Phó Hiệu trưởng Đại học Copenhagen cho biết, “Trường chúng tôi lựa chọn không hợp tác với Viện Khổng Tử để đảm bảo tự do và tính độc lập trong học thuật của chúng tôi”.
Cùng với đó Đại học Miền Nam Đan Mạch (University of Southern Denmark) cũng từ chối thành lập Viện Khổng Tử trong trường, lý do từ chối là bởi vì phía Trung Quốc đưa ra hàng loạt những yêu cầu hạn chế đối với tài liệu văn hiến, trong đó có cả những sách giáo khoa dùng để giảng dạy.
Bjarne Graabech Sørensen – Trường phòng Đào tạo của trường chia sẻ với Radio24syv, “Nếu chúng tôi thành lập một Viện Khổng Tử, thì có thể dẫn tới một ảnh hưởng mạnh mẽ, điều này e là có thể sẽ lôi chúng tôi theo những phương hướng được sắp đặt trước”.
Áp lực và chế độ kiểm duyệt từ Trung Quốc
Bản tin của Radio24syv cũng chỉ ra, Viện Khổng Tử là một dự án ngôn ngữ và văn hóa, từ năm 2004 đến nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã mở hơn 500 Viện Khổng tử trên toàn thế giới, và đứng sau cung cấp kinh phí lên đến hàng triệu Đô la Mỹ cho các viện này. Tuy nhiên, nhiều năm nay, Viện Khổng Tử bị chỉ trích là “cánh tay nối dài của Trung Quốc”, việc hạn chế tự do ngôn luận và chế độ kiểm duyệt đã khiến cho một số trường đại học dừng hợp tác với viện này.
Năm 2014, tại một hội nghị tổ chức ở Bồ Đào Nha, lãnh đạo cao nhất của Viện Khổng Tử là ông Hứa Lâm đã hạn chế nước này sử dụng tài liệu từ Đài Loan; năm 2008, một trường đại học tại Tel Aviv (Israel) đã hủy chương trình triển lãm nghệ thuật của người tập Pháp Luân Công dưới áp lực của Viện Khổng Tử. Tại Mỹ và Úc, đều có tình trạng trường đại học có Viện Khổng Tử bắt buộc phải hủy chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma.
Năm 2014, Đại học Chicago công bố một bản báo cáo điều tra của nhà Nhân chủng học người Mỹ Marshall Sahlins, trong đó chỉ ra, những giảng viên được tuyển dụng thông qua Viện Khổng Tử đều được chỉ thị không cho phép thảo luận các chủ đề mà chính quyền Trung Quốc cho là nhạy cảm trên lớp học.
Báo cáo của Marshall Sahlins nói, “[các trường] không được phép thảo luận về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc hoặc sự kiện thảm sát tại Thiên An Môn”.
Bối cảnh liên quan đến chính phủ Trung Quốc
Đại học Aarhus (Đan Mạch) một lần nữa biểu thị từ chối thành lập Viện Khổng Tử trong trường bởi lo lắng Viện Khổng Tử có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc.
Mette Thunø – Phó giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc của trường đại học này cho biết: “Lo lắng của chúng tôi chủ yếu là Viện Khổng Tử mang màu sắc chính trị, họ là cái loa phát thanh của chính phủ Trung Quốc về phương diện ngoại giao và chính trị.”
“Viện Khổng Tử của Trung Quốc nhấn mạnh nhằm phát triển văn hóa truyền thống Trung Quốc, ví dụ như thông qua thư pháp, ẩm thực, trà đạo, các tiết mục văn nghệ, v.v. để miêu tả một bức tranh rõ ràng về sự hài hòa của Trung Quốc. Nghe thì có vẻ là mục tiêu rất cao thượng, nhưng theo thực tế hiện nay thì bức tranh này rất dễ phá hủy, điều này sẽ khiến cho đại học của Đan Mạch chúng ra rơi vào tình cảnh mà các trường đại học khác trên thế giới đã gặp phải trước đó.” bà Mette Thunø phân tích với Radio24syv.
Bà còn chỉ ra, nếu đại học của chúng tôi thành lập Viện Khổng Tử, vậy thì sẽ có rất nhiều chủ đề sẽ không được dạy trên lớp nữa.
“Có quá nhiều tiếng nói chỉ trích Viện Khổng Tử, đặc biệt tại Mỹ và Canada, còn có cả Thụy Điển – nước láng giềng của chúng ta, cũng liên tiếp biểu thị, nếu trong trường của bạn có Viện Khổng Tử, vậy thì sẽ hạn chế bị hạn chế tự do ngôn luận. Ví dụ như các vấn đề liên quan đến Đài Loan và Tây Tạng, bạn sẽ không cách nào thảo luận trên lớp học.” bà Mette Thunø chia sẻ.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Học viện Khổng Tử Viện Khổng Tử