Hàng trăm người Ukraine diễu hành qua trung tâm Lviv, rước đèn đuốc, phất cờ đỏ đen, hô to các khẩu hiệu “Slava Ukraini” vào ngày 1/1 và cũng là ngày sinh nhật của Stepan Bandera, người cầm đầu nhóm quân sự Ukraine năm đó đầu phục Đức Quốc xã vào Đại Thế chiến II.

250102UkraineBandera03
Lễ rước đuốc vinh danh Stepan Bandera tại Lviv, Ukraine, 1/1/2025; đèn đuốc, hình ảnh và cờ đỏ đen kỷ niệm ngày sinh Bandera (ảnh từ mạng xã hội Ukraine)

Theo truyền thông nội địa, một “lễ rước đuốc vinh danh sinh nhật Bandera” được tiến hành ở Lviv. Ánh đèn đuốc chiếu sáng quảng trường trung tâm, và những người diễu hành hô vang khẩu hiệu “Slava Ukraini”, phất cờ đỏ đen của OUN và UPA do Stepan Bandera cầm đầu.

Stepan Bandera cùng hàng chục ngàn quân đội của mình đã đầu phục Đức Quốc xã thời Đại Thế chiến II, và nhóm này đã tham gia các cuộc tàn sát của phát xít những năm đó nhắm vào người Ba Lan, người Do Thái, người Nga, và cả người Ukraine.

Năm 2010, chính quyền Kiev của Tổng thống Ukraine lúc bấy giờ là Viktor Yushchenko, người lên nắm quyền sau cách mạng Cam ở nước này, đã chính thức xác định Bandera cùng nhóm quân sự của ông, UPA, là các anh hùng dân tộc.

  • Tại sao Mỹ đưa tiền bạc và súng đạn cho khủng bố? Năm 2011 Hillary Clinton nói về Al-Qaeda: “Kẻ thù mà chúng ta chiến đấu hôm nay chính là những người chúng ta tài trợ vào 20 năm trước. Chúng ta đã làm như vậy vì chúng ta bị khóa vào cuộc đấu tranh với Liên Xô. Họ xâm lược Afghanistan, mà chúng ta không muốn để họ kiểm soát Trung tâm Châu Á, và chúng ta làm vậy. Bấy giờ là Tổng thống Reagan, phối hợp với Quốc hội dẫn đầu bởi Đảng Dân chủ, đã nói rằng đó là một sáng kiến. Rằng hãy thỏa thuận với IS, với nhóm quân sự Pakistan, rằng tuyển nhận những chiến binh mujahidin, quá tốt, hãy đưa người từ Ả-rập Xê-út,…” và bình luận rằng Mỹ cuối cùng đã “dẫn đến Liên Xô sụp đổ”. Việc Mỹ sau đó phải giải quyết vấn đề Al-Qaeda được bà Clinton miêu tả là Mỹ “gieo gì gặt nấy”, là điều không nằm ngoài dự kiến. Theo bà, kẻ thù mà Mỹ đang tiêu diệt, là kẻ xấu nhưng có giá trị lợi dụng nhất thời nên từng được Mỹ nuôi. Năm 2014 khi chính quyền Mỹ đứng sau và ủng hộ đảo chính Maidan Kiev, thì không phải người Mỹ không biết nhóm mà họ đưa lên nắm chính quyền là nhóm phát xít mới. Truyền thông phương Tây vẫn gọi nhóm đó là phát xít vào những năm đó. Chỉ là sau đó, truyền thông phương Tây đã ngừng không đưa tin theo cách như vậy nữa. Tương tự như việc đang diễn ra ở Syria cũng vậy, tẩy trắng quá khứ khủng bố của phiến quân lên nắm chính quyền:

Thời Đức Quốc xã tấn công sang phía Đông, đa số người dân ở vùng đất mà nay là Ukraine đã gia nhập Hồng quân Liên Xô, tham gia chống phát xít. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ hơn, như nhóm của Bandera đầu nhập theo phát xít.

Hiện nay truyền thông phương Tây thường diễn đạt rằng: Ukraine đúng là có một số lượng nhỏ những người vẫn còn mang tư tưởng theo chế độ phát xít năm xưa, nhưng mà nó chỉ là số lượng nhỏ thôi, và không thể nói rằng Ukraine là quốc gia phát xít. Diễn đạt vậy không sai, nhưng mà, vấn đề là cái phần nhỏ ấy chính là đang nắm quyền to ở Kiev, nhờ Mỹ và các đồng minh phương Tây hậu thuẫn.

  • Trẻ nhỏ ở trường học Ukraine hát: “Bandera là cha! Ukraine là mẹ! Vì Ukraine, chúng ta sẽ đi chiến đấu!”:

  • Lính đặc nhiệm mũ nồi đỏ của Ukraine hát: “Bandera là cha! Ukraine là mẹ!”:

250102UkraineBandera02
Quân nhân Ukraine chào kiểu phát xít trước tượng của Stepan Bandera và lá cờ đỏ đen tại Lviv (ảnh từ mạng xã hội)
  • Sau gói 2,5 tỷ USD vừa rồi Mỹ dành cho chính quyền Kiev, Elon Musk đã bình luận Zelensky là “nhà vô địch mọi thời đại” về năng lực lấy tiền mà dân Mỹ đóng thuế:

Nhật Tân