Vì sao ông Tập Cận Bình gọi điện cho bà Merkel?
- Andre
- •
Sau khi vấn đề nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ khiến quan hệ EU-Trung Quốc xấu đi, hôm thứ Tư (7/4), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông Tập hy vọng EU sẽ “tích cực” để cải thiện quan hệ song phương.
Hãng tin AFP (Pháp) đưa tin, cuộc điện đàm giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc và nhà lãnh đạo EU là cuộc tiếp xúc đầu tiên của phía Trung Quốc với EU kể từ tháng trước sau khi EU trừng phạt Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Trung Quốc ngay lập tức đáp trả EU tương tự. Sau sự cố đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU xấu đi rõ rệt.
Khi ông Tập Cận Bình nói chuyện với bà Merkel, giới quan sát chỉ ra rằng động thái mang tính chất nhằm cứu vãn cục diện. Mỹ đang triển khai bố cục trên toàn cầu, còn EU đã tham gia vào phe của Mỹ chống lại Trung Quốc và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, đồng minh Nhật Bản của Mỹ lâu nay vốn luôn thận trọng trong lời nói và hành động với Trung Quốc nhưng hiện đang ngày càng cứng rắn hơn. Trong bối cảnh đó, dường như ông Tập Cận Bình ôm hy vọng vào EU, đặc biệt là đối với bà Merkel là đương kim Chủ tịch luân phiên EU.
Thương mại Trung-Đức chiếm một phần lớn trong thương mại song phương Trung Quốc và EU, điểm này ông Tập đã nói rõ trong cuộc điện đàm, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Đức: “Trong 5 năm liên tiếp Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trên thế giới, cho thấy tiềm lực và triển vọng của hợp tác Trung-Đức”, hiển nhiên bà Merkel cũng rất rõ ràng về điều này, rất rõ ràng về lợi ích của Đức.
Sau khi giữ chức chủ tịch luân phiên, vào cuối năm ngoái, bà Merkel đã đạt được thỏa thuận đầu tư Trung-Âu kéo dài 7 năm với Trung Quốc. Thỏa thuận gây tranh cãi này được cho là có liên quan đến nỗ lực thúc đẩy của bà Merkel, vì vậy dư luận châu Âu chỉ trích bà Merkel có quan điểm xoa dịu với Trung Quốc.
Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin về cuộc điện đàm cho biết, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh chuyện năm ngoái ông đã “có nhiều cuộc trao đổi với Merkel, đã phát huy vai trò dẫn dắt quan trọng trong sự phát triển của quan hệ Trung-Đức và Trung-Âu”. Hiển nhiên ông Tập hy vọng rằng Trung Quốc và Đức sẽ tiếp tục đóng “vai trò dẫn dắt”. Ông còn nói, “Việc tăng cường hợp tác Trung-Đức và Trung-Âu có thể giúp đạt được việc lớn có ý nghĩa, hy vọng Đức cũng như châu Âu sẽ tích cực nỗ lực cùng Trung Quốc”.
Trước khi Tổng thống Mỹ Biden chính thức nhậm chức, Trung Quốc đã có một kế hoạch lớn nhằm tăng cường quan hệ với EU, nhằm hình thành một tam giác mới giữa Trung Quốc – Mỹ – EU. Hai đảng ở Mỹ đều có sự nhất trí cao đối với phía Trung Quốc, nhưng sau khi ông Biden nhậm chức thì Trung Quốc không còn ôm quá nhiều hy vọng vào cải thiện của quan hệ song phương, thoạt đầu phía Trung Quốc có thể có một chút hy vọng đối với Biden nhưng hy vọng này ngày càng mong manh. Vậy thì, việc dùng sức mạnh kinh tế khổng lồ của Trung Quốc để tăng cường quan hệ với EU ôn hòa sẽ phá vỡ kế hoạch cô lập Trung Quốc của Mỹ ít nhất là ở cấp độ kinh tế.
Còn EU vốn bị chính quyền thời ông Trump nhìn nhận là đối xử bất công với Mỹ, cũng hy vọng sẽ sớm đạt thành thỏa thuận đầu tư Trung Quốc-EU trước khi ông Biden lên nắm quyền, để tránh sau khi ông Biden lên sẽ đòi hỏi thêm các yếu tố nhân quyền. Kết quả là, dưới sự thúc đẩy của bà Merkel, thỏa thuận gây tranh cãi này đã được thông qua. Quả nhiên là Mỹ đã cho thấy thái độ không hài lòng.
Ông Tập Cận Bình điện đàm với bà Merkel, hy vọng sẽ cứu vãn khôi phục lại mối quan hệ này. Do đó ông Tập đã cho biết quan hệ Trung Quốc – EU đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, và cũng gặp nhiều thách thức. Điều mà ông Tập đặc biệt muốn nhấn mạnh là: Trung Quốc và EU “Tôn trọng lẫn nhau, loại bỏ sự can thiệp. Sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội cho EU, hy vọng EU độc lập đưa ra đánh giá đúng đắn, thực sự đạt được quyền tự chủ chiến lược”.
Sau thất bại của đối thoại Trung – Mỹ ở Alaska, Trung Quốc nhận ra rằng Mỹ đang dựng thành vòng vây Trung Quốc ở châu Âu và châu Á, nhưng tuyên bố của ông Tập cho thấy dường như vẫn có thể công phá vào EU, vì vậy ông Tập nhấn mạnh rằng EU nên độc lập đưa ra đánh giá đúng đắn, ngụ ý rằng không nên đi theo Mỹ, mà nên “thực hiện quyền tự chủ chiến lược”.
So với phong cách sói chiến đang thịnh hành thì hai câu của Tập Cận Bình rất ôn hòa, nhưng xem kỹ cũng cho thấy rất phi ngoại giao, giống như đang dạy EU, khuyên EU nên “nên độc lập đưa ra đánh giá đúng đắn”, cho người ta cảm thấy như EU vẫn còn rất non nớt, vì vậy cần “hiện thực hóa quyền tự chủ chiến lược một cách thực sự”.
Phía Đức chưa tiết lộ bà Merkel nói gì qua điện thoại, nhưng câu đầu tiên được Tân Hoa xã đề cập là: “Bà Merkel cho biết rằng EU vẫn duy trì tính tự chủ trong quan hệ đối ngoại”, không nghi ngờ gì câu này là phản bác lại câu của ông Tập, cũng phù hợp với thực tế của EU, vì EU là nền kinh tế lớn nhất thế giới, việc trao đổi kinh tế trong EU cũng đã rất lớn, điều này không có nghĩa là EU không cần phải giao thương với Trung Quốc, không phải EU không biết EU có cơ hội từ Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng cần EU tương ứng, EU cũng là cơ hội cho Trung Quốc. Về vấn đề chiến lược, nếu độc lập đề cập đến vấn đề an ninh thì giữa các nước thành viên EU, Pháp vừa là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vừa là một hệ thống quân sự độc lập. Về đại thể EU có mối quan hệ hợp tác quân sự lâu dài và bền chặt với Mỹ thông qua NATO. Xét về mức độ thân thiết, EU là đồng minh của Mỹ, điều này không chỉ do yếu tố lịch sử tạo thành, mà quan trọng hơn là gần gũi về hệ giá trị, mặc dù giữa Mỹ và châu Âu có những mâu thuẫn nhưng thống nhất nhau về quan niệm nhân quyền và các giá trị dân chủ.
Có lẽ Trung Quốc nên tự hỏi, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và phát triển hơn, dù EU hay Mỹ cũng đều cần thị trường Trung Quốc, đều cần buôn bán với Trung Quốc, nhưng tại sao ngày càng suy giảm hứng thú với Trung Quốc? Tại sao mối quan hệ giữa Âu Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi? Vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở hệ giá trị. Ngòi nổ cụ thể lần này là vấn đề nhân quyền ở Tân Cương.
Trong hơn 30 năm kể từ năm 1964, đây là lần đầu tiên EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, đối với 27 quốc gia thành viên có thể thống nhất đưa ra một quyết định như vậy là động thái rất quan trọng; trong khi việc phía Trung Quốc thông qua áp đặt trừng phạt trả đũa EU nhắm vào một số thành viên Nghị viện EU, nhà nghiên cứu và học giả nổi tiếng của EU, cho thấy họ phủ nhận các vấn đề nhân quyền nghiêm trọng của chính họ, có phân tích chỉ ra động thái đáp trả đã hủy hoại bầu không khí thân thiện đạt được từ hiệp định đầu tư song phương mà hai bên đạt được vào cuối năm ngoái. Kế đó là một làn sóng tẩy chay hàng hóa nước ngoài do chính truyền thông nhà nước Trung Quốc kích động khiến hình ảnh của Bắc Kinh càng trở nên gớm ghiếc trước thế giới.
Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc còn duy trì thế đối đầu Mỹ, biện pháp trả đũa của họ trong lệnh trừng phạt của EU nhìn bề ngoài có vẻ cho thấy bước tiến thô bạo, nhưng thực chất là bước lùi thô thiển. Hiệp định đầu tư Trung Quốc-EU có thể được thông qua hay không, hiện còn phải chờ xem, nhưng dường như triển vọng là ảm đạm.
Theo Andre, FRI, được đăng lại trên Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả)
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Tân Cương Nhân quyền Angela Merkel Chế tài Người Duy Ngô Nhĩ quan hệ EU - Trung Quốc Trừng phạt