Vì sao Tổng thống Brazil bị bãi nhiệm?
Chính sách kinh tế cánh tả với bộ máy quan chức cồng kềnh và hình thức ‘cướp của người giàu chia cho người nghèo theo kiểu anh hùng Robin Hood’ đã lở loét ung nhọt của nó khắp đất nước Brazil.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff vừa bị luận tội vào hôm thứ Tư 31/8. Với tỷ lệ bỏ phiếu 61-20 ở Thượng viện, bà đã bị buộc rời khỏi chiếc ghế Tổng thống. Phó Thủ tướng Michel Temer sẽ tạm thời đảm nhận chức vụ của bà.
Bà Rousseff bị luận tội trong bối cảnh thế lực cánh tả đã xuống dốc vì tình hình kinh tế toàn cầu có biến chuyển, mà hình thức “cướp của người giàu, chia cho người nghèo” đã chẳng thể dùy trì được nữa, chính phủ cánh tả tham nhũng ngang ngược không cách nào che dấu.
Rousseff cũng không phải là Tổng thống Brazil đầu tiên bị luận tội bãi nhiệm. Trước bà, Tổng thống Fernando Collor de Mello cũng từng bị luận tội vào năm 1992. Ông De Mello đã chọn phương án từ chức để tránh phiên bỏ phiếu luận tội cuối cùng. Nhưng bà Rousseff thì khác. Bà không chọn phương án như ông De Mello. Ông De Mello dính vào những cáo buộc tham nhũng, hơn nữa bằng chứng chứng minh ông nhận hối lộ vô cùng xác thực.
So với cuộc luận tội bà Rousseff lần này thì có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Cho dù dân chúng rất bất mãn đối với hành động trái luật của vị tổng thống này, nhưng rất nhiều người Brazil cho rằng tham nhũng cũng hoành hành tại Brazil và cả tại Nam Mỹ, còn bà Rousseff tương đối thanh liêm.
Lý do luận tội bà không phải vì tham nhũng, trái lại nhiều người ủng hộ bà cho rằng vì bà đả kích tham nhũng, động chạm đến lợi ích của các tập đoàn mà bị “chính biến”.
Sụp đổ kinh tế khiến người dân quay lưng
Robin Hood có thể tuyệt vời trong truyện cổ, một anh hùng cướp của người giàu, chia cho người nghèo. Tuy nhiên để anh ta làm chính trị gia thì thật là thảm họa. Việc tái phân chia của cải theo kiểu ghét bỏ người giàu và cào bằng xã hội, vốn đã được chứng minh là thất bại sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, lại tiếp tục lặp lại một lần nữa ở Nam Mỹ.
Theo BBC, năm 2014, Rousseff được bầu làm nhiệm kỳ thứ hai, nhưng một loạt các bất lợi kinh tế và sai lầm chính trị đã dẫn tới việc bà bị luận tội. Kinh tế Brazil từ năm 2014 đã có những chuyển biến xấu, cơ bản là hậu quả của chính sách quản lý kinh tế theo kiểu xã hội chủ nghĩa từ thời tổng thống Lula tiền nhiệm đã bộc lộ ra tới bề mặt: nợ công lớn, chi tiêu lãng phí, tham nhũng tràn lan, thất nghiệp nhiều…
Tuy vậy vào năm 2014 bà Rousseff vẫn công kích các chính sách thắt chặt tài chính với lập luận rằng giảm chi tiêu công sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người nghèo, bà thắng cử nhiệm kỳ 2 sau khi “làm một số thủ thuật” khiến ngân sách trông khả quan hơn thực tế.
Trong năm tiếp theo, kinh tế tiếp tục đổ dốc, chính phủ quan liêu của bà Rousseff cũng bó tay không có đối sách, lại tiếp tục tiêu phí và đầu tư kịch liệt khiến ngân khố càng kiệt quệ. Năm 2015, chi công của Brazil tăng vọt, hàng triệu người thất nghiệp. Tiền Brazil liền bị giảm giá trị đi một nửa, thị trường chứng khoán sụp đổ thấp nhất trong 7 năm qua. Tình trạng bất mãn của dân chúng càng ngày càng mãnh liệt. Biểu tình xuất hiện khắp nơi.
Những bước đi chính trị sai lầm
Vào lúc kinh tế đang đình trệ này, cuộc điều tra tham nhũng công ty dầu mỏ quốc doanh Brazil cùng các chính khách liên đới, trong đó có nhiều thân tín của Rousseff khiến bà “đã rét vì tuyết lại lạnh vì sương”.
Nhưng vào lúc này, khả năng đối mặt với luận tội của bà không lớn, 30 người tố cáo yêu cầu luận tội nhưng không thể thông qua quốc hội. Ngay cả người đỡ đầu tiền nhiệm Lula bị vướng vào vòng lao lý, nhưng sự ủng hộ cho bà Rousseff vẫn còn rất lớn. Hầu hết đều công nhận bà tương đối thanh liêm. Tuy nhiên sai lầm trong cuộc bầu cử năm 2014 đã lộ ra kẽ hở chết người.
Việc che giấu thâm hụt ngân sách 2014 đã giúp bà Rousseff tranh thủ làm nhận được tín nhiệm, nhưng đã trực tiếp đem đến nguy cơ bộc phát nợ nần cho Brazil đồng thời lòng tin vào nền kinh tế sụp đổ.
Tháng 12/2015, triển vọng chính trị của Rousseff xấu đi rất nhanh, ba thành viên Đảng Lao động phản bội, cáo buộc Chủ tịch Hạ viện có tài khoản ngân hàng bí mật, khiến cho đề xuất luận tội Rousseff tạo thành một cơn bão chính trị.
Tháng 3/2016, Đảng Phong trào Dân chủ (PMDB) tuyên bố rời bỏ liên minh trong chính phủ, không ủng hộ bà Rousseff nữa. Lãnh đạo của PMDB, cũng chính là Phó Tổng thống Brazil bắt đầu vận động luận tội Rousseff.
Lúc này, bà Rousseff tung ra chiêu bài cuối cùng là mời người tiền nhiệm và cố vấn chính trị của ông Lula gia nhập chính phủ của bà, một động thái được cho là nhằm bảo về cựu Tổng thống đang bị cáo buộc tham nhũng, và củng cố quyền lực của minh trong chính phủ.
Tuy nhiên, cuộc đối thoại giữa Rousseff và Lula đã được bí mật ghi âm. Tòa án Brazil đã ngăn chặn việc bổ nhiệm ông Lula. Sai lầm chết người này khiến bà Rousseff đã bước chân vào một con đường không thể vãn hồi.
Vào ngày 17/4 Hạ viện bỏ phiếu thông qua tiến trình luận tội, bà Rousseff bị đình chỉ chức vụ.
Thế lực cánh tả suy yếu khắp Nam Mỹ
Theo phân tích của BBC, dân chúng Brazil cùng Quốc hội nhận thức rằng việc luận tội Rousseff có tội hay vô tội chỉ là các khía cạnh kỹ thuật trong phiên tòa, chính những chính sách của phe cánh tả ở Brazil trong suốt 13 năm qua đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn diện mới là tội phạm thực sự.
Thật vậy, việc bà Rousseff bị bãi nhiệm trong bối cánh suy thoái kinh tế trên toàn Mỹ Latinh do chính sách của các lực lượng chính phủ cánh tả. Năm 1999 tại Venezuela, Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền như một điểm khởi đầu. Sau đó một số quốc gia lớn ở châu Mỹ Latin xuất hiện làn sóng xã hội chủ nghĩa của chính phủ cánh tả. Nhưng từ năm ngoái, các nước này bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế do chính mầm mống mà họ dung dưỡng từ hơn chục năm qua.
Vào ngày 12/7/2015, quốc hội Venezuela tuyển cử, các đảng phái đối lập cánh hữu đã giành chiến thắng vang dội, đảng cánh tả còn lại bị mất kiểm soát quốc hội.
Hiện nay, phe đối lập đang thúc giục bãi nhiệm người kế tục của ông Chavez là Tổng thống Maduro. Đồng thời, ở các nước lớn ở Nam Mỹ như Argentina, phe cánh hữu cũng chiến thắng trong các cuộc bầu cử, kết thúc 12 năm cầm quyền của phe cánh tả.
Nhận thức của công chúng đã thay đổi, tham nhũng không còn được xem là “cái giá cần thiết” để ổn định kinh tế-xã hội nữa, “Robin Hood” đã không còn có thể lừa dối người dân.
Tổng thống Dilma Rousseff bị luận tội là bi kịch của bà, nhưng đối với toàn thế giới, có lẽ đây là hồi chuông cảnh tỉnh cần thiết.
Từ khóa khủng hoảng kinh tế bê bối chính trị Brazil Dilma Rousseff