Chuyện bê bối email trong ổ cứng liên quan gia đình ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Biden và con trai Hunter tiếp tục sôi sục khi ngày bỏ phiếu đang đến gần. Mới đây, đối tác kinh doanh của Hunter đã xác nhận với truyền thông Mỹ rằng nội dung email là sự thật, chính Hunter từng xin lời khuyên của người cha Biden về giao dịch.

cha con nha ong Biden
Hai cha con Joe Biden và Hunter Biden. (Ảnh ghép từ các bức ảnh của: Pixabay, Ralph Alswang Flickr, Barack Obama Flickr)

Tờ Fox News của Mỹ ngày 22/10 đưa tin, sau khi tờ New York Post vạch trần bê bối liên quan cha con ứng viên Tổng thống Biden có được từ một chiếc ổ cứng máy tính được mang đi sửa, một trong những người trong danh sách nhận email là Bobulinski (Tony Bobulinski) – đối tác kinh doanh của Hunter, đã làm chứng về các thỏa thuận kinh doanh liên quan đến gia đình Biden và công ty Trung Quốc, người đối tác này đã xác nhận tính xác thực của email.

Trong một tuyên bố, Bobulinski nói rằng “ông lớn” (big guy) trong email ngày 13/5/2017 chính là Joe Biden. Trong email có ghi chú: “Hunter có một số kỳ vọng về văn phòng, và anh ấy sẽ nói rõ hơn.” “Công ty mới dự tính phân bổ vốn cổ phần cho “H” là “20”, và cổ phần của “ông lớn” là 10 do H nắm giữ.” Ngoài ra, không có thông tin chi tiết hơn.

Bobulinski cho biết bản thân là Giám đốc điều hành của Sinohawk Holdings, “Đây là sự hợp tác kinh doanh tại Trung Quốc giữa Chủ tịch CEFC Diệp Giản Minh (Ye Jianming) và gia đình Biden”. Hunter và James Gilliar đều được giữ chức Giám đốc điều hành, trong danh sách người nhận email cũng có tên James Gilliar.

Boblinsky nói không tin vào phản bác của Joe Biden rằng ông ấy không thảo luận về công việc kinh doanh với con trai mình. Hunter thường hỏi ý kiến ​​của Biden khi ký kết hoặc thực hiện các giao dịch.

Nhân chứng này cho biết Phó Tổng thống Biden nói rằng ông ấy chưa bao giờ thảo luận về công việc kinh doanh với con trai Hunter, nhưng Bobulinski đã tận mắt chứng kiến ​​sự thật không như những gì Biden nói. Bởi vì đây không chỉ là việc của Hunter mà còn là lợi ích của gia đình Biden: “Gia đình Biden đang tích cực sử dụng địa vị cái tên Biden để kiếm hàng triệu đô la từ các thực thể nước ngoài, một số đến từ Trung Quốc do Đảng Cộng sản kiểm soát”.

Bobulinski cho rằng việc chính quyền Bắc Kinh tham gia vào các giao dịch thương mại là “đầu tư hoặc ảnh hưởng chính trị”. Hunter chỉ sử dụng công ty đó như két tiền cá nhân, sau này rút ​​tiền từ Trung Quốc.

Nhân chứng khẳng định thông tin của mình không thuộc về bất kỳ hoạt động tuyên truyền sai lệch nào. Ủy ban Tài chính và An ninh Nội địa Thượng viện Mỹ đã yêu cầu ông nộp tất cả các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của gia đình Biden và các tổ chức và cá nhân nước ngoài, ông dự định hợp tác toàn diện với Thượng viện. “Tôi có rất nhiều hồ sơ và tài liệu liên quan, dự định trong thời gian tới sẽ đệ trình những tài liệu này lên hai ủy ban Quốc hội”, Bobulinski nói.

Nhóm chiến dịch Biden đã không lập tức phản hồi yêu cầu bình luận.

Về sự kiện “bê bối email ổ cứng”

Ngày 15/10 New York Post đưa tin, một trong những email gửi Hunter ngày 13/5/2017 có tiêu đề “Kỳ vọng (Expectations)”, liên quan đến chi tiết về “thù lao” của 6 cá nhân trong một công ty giấu tên. Nội dung của email cho thấy Hunter được đảm nhận là “Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch” tùy thuộc vào thỏa thuận đạt được với CEFC, ở đây rõ ràng là đề cập đến nhóm doanh nghiệp Thượng Hải – Công ty TNHH Năng lượng Hoa Tín Trung Quốc (CEFC China Energy Company Limited, CEFC, ghi tắt: Huaxin Energy). Mức lương của anh ta được đặt ở mức “850”, email cũng đề cập rằng “Hunter có một số kỳ vọng đối với môi trường văn phòng, anh ấy sẽ nói rõ hơn.”

Email này cũng phác thảo một “thỏa thuận tạm thời”, nội dung đề cập 80% “vốn chủ sở hữu” hoặc cổ phần trong công ty mới sẽ được phân bổ đồng đều cho 4 người có tên viết tắt tương ứng với người gửi và 3 người nhận, trong đó chữ “H” chính là Hunter. Nhưng email viết: “Jim giữ 10”, “H (Hunter) giữ 10 cho ‘ông lớn’ (the big guy)?” Hiện nay vẫn chưa xác định được danh tính của Jim và “ông lớn”.

Người gửi email là James Gilliar của công ty tư vấn quốc tế J2cR cũng cho biết: “Nếu có bất kỳ thiếu sót nào, tôi sẵn lòng phản hồi chi tiết với Tang (Zang)?” “Tang (Zang)” rõ ràng là ám chỉ cựu giám đốc điều hành của Tài chính Hoa Tín là Tang Kiến Quân (Zang Jianjun).

Ngày 2/8/2017, Hunter đã gửi một email khác liên quan đến nội dung thỏa thuận đạt được với Diệp Giản Minh (Ye Jianming) – cựu Chủ tịch của Năng lượng Hoa Tín. Giao dịch này liên quan đến 50% quyền sở hữu của một công ty, theo đó dự kiến hàng năm mang lại doanh thu hơn 10 triệu đô la Mỹ cho ​​là Hunter.

Hunter viết rằng bản thân đã ký hợp đồng tư vấn thời hạn 3 năm với Năng lượng Hoa Tín của Diệp Giản Minh, hợp đồng nêu rõ hàng năm Năng lượng Hoa Tín sẽ trả cho Hunter 10 triệu đô la Mỹ “chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu”. Hunter viết: “Sau khi chúng tôi vào Miami, chủ tịch đã thay đổi giao dịch để thành lập một công ty cổ phần trong đó anh ấy và tôi mỗi người nắm giữ 50% cổ phần.” “Phí tư vấn là một phần thu nhập của chúng tôi, nhưng đề xuất của Chủ tịch thật tuyệt vời cho tôi và gia đình tôi, vì chúng tôi cũng sẽ là đối tác trong công ty liên doanh.”

Thiên Thanh

VIDEO: TRANH BIỆN TỔNG THỐNG MỸ LẦN 2 [VIỆT NGỮ]

Xem thêm: