Thông tin bầu cử của Hoa Kỳ thường được cung cấp miễn phí để công chúng tra cứu. Tuy nhiên, năm nay tại bang Wisconsin, nơi bị cáo buộc gian lận nghiêm trọng, mọi người sẽ phải trả một số tiền lớn là 25.000 USD nếu muốn tải xuống dữ liệu này. Với số tiền này, bạn đã có thể mua được một chiếc ô tô mới ở Hoa Kỳ. Bất chấp mức giá cao ngất ngưởng, cũng có cử tri muốn tìm kiếm sự thật đã quyết định chi 25.000 USD để mua tất cả dữ liệu và cung cấp cho công chúng tải xuống miễn phí. Một số người nhận thấy cơ sở dữ liệu vô cùng khó hiểu và có nhiều nghi vấn về việc gian lận.

Embed from Getty Images

Ngày 4/11, nhân viên ở Milwaukee, Wisconsin đang sử dụng một máy bỏ phiếu để kiểm đếm phiếu bầu vắng mặt. (Ảnh: Scott Olson/Getty Images).

Bị sốc sau khi xem nội dung dữ liệu trị giá 25.000 USD

Một công dân Wisconsin muốn kiểm tra cơ sở dữ liệu bầu cử của chính phủ vì lo rằng lá phiếu của mình đã bị giả mạo. Trước đây, trang web cơ sở dữ liệu (https://badgervoters.wi.gov/) được mở cho công chúng và có thể miễn phí tra cứu thông tin. Tuy nhiên, năm nay, thông tin hiển thị trên trang web đã gây sốc cho người dân Wisconsin: cần trả 15.000 USD để tải dữ liệu danh sách cử tri, thêm 15.000 USD để tải xuống dữ liệu lá phiếu gửi thư, cần trả 25.000 USD để tải toàn bộ tập dữ liệu.

Theo Fox News, cảm thấy bất mãn, cử tri nói trên đã quyết định bảo vệ quyền tìm kiếm sự thật của mình, do đó đã tự bỏ tiền túi ra trả 25.025 USD để tải xuống tất cả thông tin và đăng trên diễn đàn Raidforums. Người này nhận thấy rằng thông tin cơ sở dữ liệu cực kỳ rối loạn và có nhiều chênh lệch lớn giữa các con số, vì vậy đã đăng tải cơ sở dữ liệu này lên Internet và cung cấp miễn phí cho công chúng tải về.

Một người phân tích số liệu, phát hiện ra có rất nhiều nghi vấn đối với cơ sở dữ liệu của bang Wisconsin và đã liệt kê những điểm nghi vấn như sau:

1. Số cử tri nhiều hơn 2 triệu người so với tổng dân số của Wisconsin

Cơ sở dữ liệu cơ bản cung cấp hai bảng, lịch sử bỏ phiếu của cử tri và danh sách cử tri đã đăng ký.

Trong số đó, biểu mẫu danh sách cử tri đã đăng ký có khoảng 6.994.368 người. Tuy nhiên, tổng dân số của Wisconsin chỉ có 5.860.000 người và chỉ có 4.680.000 người từ 18 tuổi trở lên là cử tri hợp pháp trên 18 tuổi. Nói cách khác, trong số 6.994.368 cử tri trong danh sách đã đăng ký, ít nhất 2.314.368 người là ‘con số ma’.

2. Dữ liệu hỗn loạn và không khớp với con số, dữ liệu nào mới là đúng?

Ngoài ra, dữ liệu biểu mẫu lịch sử bỏ phiếu cử tri có tổng cộng 2.152.453 “phiếu mẫu đã gửi qua thư” đến cử tri, trong đó 1.949.121 cử tri đã gửi ngược lại phiếu bầu. Nói cách khác, 1.949.121 cử tri đã bầu cử qua thư.

Tuy nhiên, theo dữ liệu được ghi lại bởi thuộc tính có tên “November2020” trong danh sách cử tri, có 745.405 hồ sơ về phiếu bầu gửi qua đường bưu điện (mục Absentee), và số phiếu bầu của điểm bỏ phiếu (ở mục At Polls) là 485.135. Nói cách khác, tổng cộng chỉ có 1.230.540 người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này.

Ngoài ra, theo báo cáo của kênh CNBC News ngày 4/11, hơn 3,1 triệu người ở Wisconsin đã bỏ phiếu.

Bài phân tích chỉ ra rằng không có dữ liệu nào ở trên là đúng, vậy thì dữ liệu nào mới là đúng?

 

3. Cùng một người có hai số cử tri và bỏ phiếu hai lần

Ngoài ra trong bài phân tích này còn chỉ ra, trong số 1.230.540 cử tri ghi trong phiếu đăng ký cử tri, một số trường hợp là cùng một người nhưng có hai số cử tri và đi bầu hai lần. Qua đối chiếu thông tin và địa chỉ cử tri, có thể khẳng định hai số cử tri này là của cùng một người.

4. Hàng ngàn cử tri có thông tin không đầy đủ

Ngoài ra, còn có hàng ngàn cử tri điền thông tin không đầy đủ, một số cử tri để trống, bị cắt xén, đứt dòng, một số không ghi ngày nộp đơn.

5. Người chết bỏ phiếu

Cơ sở dữ liệu vô lý này cũng ghi lại thông tin của một phụ nữ bỏ phiếu qua thư, nhưng cơ sở dữ liệu chỉ rõ rằng cô ấy đã chết (Deceased). Cũng có thể tìm thấy trên Internet rằng người phụ nữ này thực sự đã qua đời vào tháng 1/2018.

Trường hợp của người phụ nữ này không phải là duy nhất. Bài phân tích chỉ ra, trong cơ sở dữ liệu này có 559.201 người trong “Lý do của tình trạng cử tri” (Voter Status Reason) đánh dấu là “đã chết”, chiếm 7.995% tổng số cử tri trong cơ sở dữ liệu.

Hải Dương

Xem thêm: