Xung đột biên giới Trung – Ấn: Hai bên có thể hơn 60 người thương vong
- Trí Đạt
- •
Tối ngày 15/6, Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột bạo lực tại khu vực biên giới hai nước ở thung lũng Galwan, phía quân đội Ấn Độ đã xác nhận có ít nhất 20 quan binh bị thiệt mạng. Về việc này, ông Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc lại phát biểu “vụ việc đã phản ánh lỗ hổng nghiêm trọng trong điều trị khẩn cấp của quân đội Ấn Độ”. Phát ngôn này đã khiến cư dân mạng phản ứng gay gắt.
Sau khi xảy ra xung đột tại biên giới Trung – Ấn vào ngày 16/6, có thông tin lan truyền rằng quân đội Ấn Độ có 1 tướng lĩnh và 2 binh lính tử vong. Phía quân đội Ấn Độ cho biết, có 17 binh lính bị thương, do bị thương trong lúc xung đột và ở trong môi trường khắc nghiệt có độ cao hơn mực nước biển rất nhiều, không chống chọi được với nhiệt độ thấp nên đã tử vong. Hiện đã biết phía Ấn Độ có ít nhất 20 người thiệt mạng trong cuộc đối đầu bạo lực này, nhưng con số tử vong có thể vẫn sẽ tăng.
Ngoài ra, tờ ANI News tại Ấn Độ đưa tin hôm 17/6, Trung Quốc có ít nhất 43 người tử thương. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo ngày 17, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khi bị truyền thông hỏi về vấn đề này, ông vẫn không muốn nói rõ số người thương vong của phía Trung Quốc, chỉ nói rằng “Bộ đội biên phòng hai nước xảy ra xung đột nghiêm trọng, dẫn đến có người thương vong”. Truyền thông Trung Quốc cũng không đưa tin về vấn đề liên quan số người thương vong.
Trước đó, phóng viên Vương Văn Văn của Thời báo Hoàn Cầu đã phát biểu trên Twitter rằng “Báo cáo tiết lộ xung đột khiến Giải phóng quân có 5 người tử vong, 11 người bị thương”. Nhưng sau đó lại thay đổi luận điệu: “Về xung đột xảy ra ở biên giới Trung – Ấn ngày hôm qua (15/6), tôi đã trích dẫn thông tin từ @NewsLineIFE của Ấn Độ, nhưng Trung Quốc chưa chính thức xác nhận tình hình thương vong. Ấn Độ lại coi như là thông báo chính thức của phía Trung Quốc, đây là cách làm không chuyên nghiệp.”
Ngoại giới cảm thấy khó hiểu về việc phía Trung Quốc né tránh vấn đề số người thương vong trong cuộc xung đột này. Bản thân ông Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu, hôm 17/6 cũng từng phát ngôn khiến ngoại giới phản ứng gay gắt.
Sáng sớm ngày 17/6, ông Hồ Tích Tiến “vượt tường lửa” và đăng bài trên Twitter cho hay: “Có 17 binh lính Ấn Độ bị thương, nhưng do thiếu sự cấp cứu kịp thời nên đã tử vong, điều này phản ánh sự đã phản ánh thiếu sót nghiêm trọng trong điều trị khẩn cấp của quân đội Ấn Độ. Đây không phải là quân đội có năng lực tác chiến thực sự ở trên cao nguyên. Ấn Độ và dư luận cần giữ tỉnh táo.”
17 injured Indian soldiers reportedly died due to lack of in-time rescue, which reflects the serious flaws of Indian army to provide emergency treatment to the wounded. This is not an army with real modern combat capabilities at plateau. Indian public opinion needs to stay sober.
— Hu Xijin 胡锡进 (@HuXijin_GT) June 16, 2020
Những lời này của ông Hồ Tích Tiến đã bị cư dân mạng đáp trả, mọi người liên tiếp bình luận: “Chúng tôi không biết ở đó đã xảy ra chuyện gì,… nhưng có một chuyện được chắc chắn là, không có chỉ lệnh rõ ràng, cụ thể, thì quân đội ĐCSTQ không dám làm gì.”; “ĐCSTQ tà ác và là kẻ thù hàng đầu của nhân loại.”; “Binh lính Trung Quốc tử thương bao nhiêu người? Có thể chia sẻ một chút không?”; “Truyền thông Trung Quốc cần dũng cảm công bố danh tính của 35 binh lính Trung Quốc. Ấn Độ đã công bố danh tính của 20 binh lính tử vong.”; “Vì sao ông không nói cho thế giới biết ĐCSTQ đã mất đi 43 binh lính? Là vì không có kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường ư?”
Cũng có cư dân mạng cho rằng: “Điều này có thể nhắm vào hoạt động kháng nghị quy mô lớn đối với ĐCSTQ.”; “Theo nguồn tin từ Anh, có tới 112 binh lính Trung Quốc tử vong. Khi toàn thế giới đều đang đối kháng với ĐCSTQ hiếu chiến, Trung Quốc liệu có ý thức được rằng thông qua việc kích động người Ấn Độ mà phạm phải sai lầm tự sát không? Vấn đề của ĐCSTQ quá nhiều, bao gồm Ấn Độ, Tây Tạng, Hồng Kông, Đài Loan, Biển Đông.”
Pramod Kumar Singh, một nhà bình luận chính trị Ấn Độ nhận định:“Quân đội ĐCSTQ tấn công chúng tôi, mặc dù tay không tấc sắt nhưng chúng tôi chiến đấu đến cùng…”
Ngày 17/6, ngoại trưởng hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đã có cuộc điện đàm, hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung mà quan chức quân đội cấp cao hai nước đã đạt được trong cuộc gặp trước đó, để nhanh chóng hạ nhiệt tình hình căng thẳng tại khu vực biên giới.
Dù vậy, truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây liên tiếp đăng thông tin Quân khu Tây Tạng của ĐCSTQ diễn tập quân sự trên cao nguyên Tây Tạng.
Ngày 17/6, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng bài viết cho hay, một lữ đoàn thuộc Quân khu Tây Tạng gần đây đã có một cuộc diễn tập bắn đạn thật tại chân núi phía Nam của Dãy Nyenchen Tanglha ở độ cao 4.700 mét so với mực nước biển, “luyện tập toàn diện năng lực phối hợp tác chiến của bộ đội cao nguyên”.
Lần xung đột này diễn ra ở thung lũng Galwan, trong phạm vi kiểm soát thực tế của Ấn Độ. Thung lũng Galwan nằm ở giữa khu vực Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ và khu vực Aksai Chin thuộc Tây Tạng của Trung Quốc. Ấn Độ chủ trương có chủ quyền lãnh thổ đối với Aksai Chin, và thỉnh thoảng còn gọi khu vực này là “Kashmir bị Trung Quốc kiểm soát”.
Tờ New York Times đưa tin, mồi lửa khiến tình hình lần này căng thẳng dường như là do quân đội Ấn Độ sửa đường dọc Thung lũng Galwan, thông thẳng đến căn cứ không quân ở cách nơi xa. Nhà phân tích quân sự nói, con đường này hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Ấn Độ, nhưng quân đội ĐCSTQ quyết định ngăn cản nỗ lực nâng cấp vị trí quân sự Ấn Độ.
Bản tin chỉ ra, nguyên nhân lớn hơn gây ra xung đột chính là, Ấn Độ và ĐCSTQ vẫn luôn tranh giành sức ảnh hưởng trên nhiều chiến tuyến ở Nam Á.
Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới lên đến hơn 3.340 km, nhưng hai nước đều có quan điểm khác nhau về phần lớn khu vực biên giới. Lính tuần tra biên giới của hai nước thường xuyên xảy ra xung đột, đôi khi còn phát sinh hỗn chiến, lần xung đột này là nghiêm trọng nhất trong 53 năm qua.
Năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra chiến tranh biên giới, Trung Quốc rút quân sau khi tuyên bố chiến thắng, Ấn Độ lại chiếm lĩnh lại phần lớn khu vực tranh chấp Trung – Ấn. Năm 1967, Ấn Độ thôn tính Vương quốc Sikkim, quân đội ĐCSTQ lại muốn nhúng tay vào, tấn công trạm gác của Ấn Độ, do đó xảy ra giao chiến tại Cho La và Nathu La.
Về kết quả cuộc chiến khi đó, hai nước đều mỗi bên một ý, Ấn Độ nói cuộc chiến này quân Ấn Độ tử vong 88 người, bị thương 162 người, quân đội ĐCSTQ tử vong 340 người, bị thương 450 người. Phía ĐCSTQ lại cho biết, có 32 người tử vong tại Nathu La, và không rõ số người tử thương ở Cho La, phía Ấn Độ có 101 người tử vong. Tuy nhiên, theo phân tích từ nguồn thông tin độc lập, trong trận xung đột này, quân đội Ấn Độ đã đánh lui quân Trung Quốc, và đạt được “thắng lợi mang tính chiến thuật”, đồng thời phá hủy nhiều cứ điểm của quân đội ĐCSTQ ở Nathu La.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Ấn Độ tranh chấp biên giới Xung đột biên giới Trung-Ấn Dòng sự kiện