Zelensky muốn Biden cấp bảo lãnh để không sợ Trump — The Times
- Nhật Tân
- •
Lo lắng sẽ bị gạt sang một bên như các tiểu nhân vật trong các ván cờ của giới đại gia, nguyên thủ quốc gia Ukraine đang tìm cách nhận được bảo đảm từ tổng thống Mỹ đương nhiệm sắp hạ đài, theo báo cáo của The Times. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng tiếng nói của vai diễn “quá thời” ấy sẽ chỉ bất quá là phản ánh của “mơ ước vọng tưởng” mà thôi.
Tờ báo The Times and The Sunday Times phân tích rằng việc Tổng thống Joe Biden mãn nhiệm sẽ có thể ảnh hưởng tới luồng ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Kiev. Trong tình huống đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới Mỹ, qua New York vào dịp Họp Tổng hội đồng Liên Hợp Quốc và tới Washington để gặp riêng ông Biden, tuyên bố rằng là để trình bày một kế hoạch mà ông gọi là “kế hoạch chiến thắng” đồng thời gọi chuyến đi của ông là “sứ mệnh của lịch sử.”
Theo The Times, ông Zelensky là muốn đạt được từ ông Biden một sự bảo đảm mà tờ báo gọi là “Trump-proof” (chống-Trump; ‘chống’ ở đây là ‘chống’ trong từ ‘kính chống đạn’, ‘áo chống nắng’, chứ không phải là trong từ ‘chống phá’).
Theo tờ báo miêu tả, ông Zelensky muốn đạt được bảo đảm có giá trị tựa như Ukraine là thành viên của NATO. Ông Zelensky lập luận rằng đó là đền bù cho việc Ukraine không thể gia nhập NATO theo thời hạn dự định ban đầu. Mà việc Ukraine không thể gia nhập NATO kịp thời, theo ông Zelensky, chính là vì tồn tại các ý kiến khác nhau trong nội bộ NATO.
Theo một nhà ngoại giao cho tờ báo biết, thì trong cuộc gặp mặt này, bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần không chỉ khiến ông Zelensky nảy sinh lo lắng sẽ không còn được Mỹ nâng đỡ như trước, mà nhiều người có mặt cũng lo lắng về phản ứng của Nga nếu Nga nhận được điều mà được là “giải pháp thoát khỏi [xung đột] với chi phí rẻ tiền (a cheap way out)”.
“Đối với Putin, thì kết quả [bầu cử] sẽ là nhân tố lớn nhất trong bảng tính của ông ta,” nhà ngoại giao này nói. “Nếu người Nga đi đến kết luận rằng chính phủ Washington sẽ kiên định hỗ trợ Ukraine, thì điều đó sẽ chắc chắn ảnh hưởng thái độ của họ về các khả năng đàm phán có thể xảy ra. Nhưng mà, nếu họ cảm thấy rằng đó là ông Donald Trump, người có thể đưa ra một giải pháp thoát khỏi [xung đột] với chi phí rẻ tiền (a cheap way out), vậy thì mọi thứ sẽ kết thúc.”
Phía chủ chiến của phương Tây kỳ vọng những gì?
Theo The Times thì phe chủ chiến và ông Zelensky không muốn Nga có thể thoát khỏi xung đột một cách nhẹ nhàng.
Kế hoạch của Zelensky có 4 điểm, theo tờ báo, (1) phương Tây cung cấp bảo đảm an ninh, giá trị tựa như thành viên NATO trên thực tế (de-facto); (2) Kiev tiếp tục đánh sâu vào lãnh thổ Nga; (3) được phương Tây cung cấp vũ khí tối tân đặc thù; và (4) viện trợ tài chính quốc tế để chống đỡ nền kinh tế đã tan vỡ của Ukraine.
Ông Zelensky nói rằng Thứ Năm này ông mới trình bày phiên bản đầy đủ của kế hoạch cho ông Biden ở Nhà Trắng. Sau đó sẽ trình bày với hai ứng viên tổng thống.
Những gì được trình bày bởi ông Zelensky, một người do phương Tây nâng đỡ, kỳ thực có một phần đã đang triển khai rồi.
The Times nhắc lại về tuyên bố của EU hỗ trợ 39 tỷ USD dưới hình thức cho Ukraine vay trong chuyến công du của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Von der Leyen tới Kiev tuần qua.
The Times cũng từng đưa các tin về việc phe chủ chiến của phương Tây tìm cách cho vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga, bất chấp Nga nhiều lần cảnh báo rằng đó là NATO trực tiếp tham chiến và chiến tranh sẽ chuyển biến về bản chất.
Các tin tức gần đây cho thấy phe chủ chiến của phương Tây cũng thúc đẩy các hoạt động có tính khăng khít hơn với Ukraine. Trong tập trận của NATO 11 ngày kết thúc tuần trước tại Hà Lan, thì Ukraine đã tham dự, lần đầu tiên tham dự tập trận loại hình này.
Tờ báo cho hay các chuyên gia phân tích quân sự nói chung đều thống nhất rằng “không có khả năng đẩy bật quân Nga khỏi miền Tây lãnh thổ [Ukraine] trong thời hạn ngắn hoặc trung bình.” Cho nên, nếu muốn đạt lợi thế trên bàn đàm phán thì phải liên tục khiến người Nga phải chiến đấu cho tới lúc đàm phán.
Nhưng mà, như thế sẽ là “rất, rất, rất, rất là rắc rối và đau đớn cho người Ukraine,” như một nhà ngoại giao của NATO thừa nhận, tờ báo viết. Đánh đuổi Nga thì không khả thi, mà “đóng băng xung đột” sẽ là một “kết quả quá tệ hại,” nhà ngoại giao nói, và khẳng định “Điều đó nhất định sẽ không được chấp nhận là cơ điểm của đàm phán.”
- Theo video mà ông Zelensky đăng trên X, ông vừa tới nhà máy sản suất vũ khí tại Pennsylvania, Mỹ. Trong ảnh là cảnh ông ký tên vào những viên đạn to tướng, và đằng sau lưng ông là biểu ngữ “chiến thắng trên trận địa là bắt đầu từ nhà máy”:
— Ukrainska Pravda in English (@pravda_eng) September 23, 2024
- Theo video của truyền thông Ukraine cập nhật tình hình, ông Biden nói “Không” khi phóng viên hỏi rằng ông đã có quyết định về việc cho dùng vũ khí tầm xa chưa:
👴🏻 Biden made no decision considering long-range weapons strikes pic.twitter.com/SVOkrVSKum
— Ukrainska Pravda in English (@pravda_eng) September 23, 2024
Phản ứng từ phía Nga
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova viết trên X (Twitter):
“Những tuyên bố của một Zelensky “quá đát” sẽ phản ánh không gì khác hơn những ước mơ vọng tưởng.
Đại biểu của Nga đã không tham gia cái gọi là “diễn biến Burgenstock” và họ sẽ không có dự định tham gia trong tương lai.”
🎙 Russian MFA Spokeswoman Maria #Zakharova:
💬 Statements by the “expired” Zelensky reflect nothing more than wishful thinking.
Russian representatives did not take part in any meetings during the “Burgenstock process” nor they intend to in the future.https://t.co/BHkQ5MFGHS pic.twitter.com/Wr3BA8TQM4
— MFA Russia 🇷🇺 (@mfa_russia) September 23, 2024
Lưu ý rằng, nghề của ông Zelensky (trước khi làm tổng thống) là diễn viên hài, cho nên từ “quá thời”, “quá đát” là cũng có thể ám chỉ về tình trạng ế ẩm khi hết khách của nghề này. Burgenstock là địa danh tại Thụy Sỹ, ám chỉ sự kiện “hòa đàm cấp cao” tại Thụy Sỹ hồi tháng 7, khi phương Tây mở cuộc họp thượng đỉnh các nước để thảo luận về chiến tranh Nga-Ukraine, nhưng chính là không mời Nga tham dự.
Như đã đưa tin, phe Nga cho rằng cách làm này hồi tháng 7, hoặc là sẽ lặp lại cuộc họp thượng đỉnh nào đó tương tự, hoặc là “kế hoạch chiến thắng” của Zelensky, về bản chất đều giống nhau. Đó là phương Tây đã không thể đánh bật quân Nga khỏi vùng mà Nga đã sáp nhập. Nhưng họ không cam lòng kết thúc trong tình trạng như vậy, đặc biệt là khi mà phương Tây vẫn còn nhiều lá bài khác chưa dùng hết. Cho nên phe hiếu chiến của phương Tây, phối hợp với Zelensky, người mà phương Tây vẫn điều khiển lâu nay, để diễn ra màn diễn ngoại giao mà trong đó có các nước tham gia, rồi làm ra gì đó, truyền thông thổi phồng kế hoạch Zelensky lên, và sau đó dẫn tới tình huống kiểu như tối hậu thư để ép Nga phải theo.
Dù sao thì Nga là quốc gia ở thế yếu hơn nhiều về phương diện ngoại giao trên trường quốc tế.
Nhật Tân (t/h)
Từ khóa Volodymyr Zelensky Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine