10 năm động đất Tứ Xuyên: Tiền trợ cấp bị tham ô, người dân bị giám sát
- Trí Đạt
- •
Ngày 12/5 năm nay là tròn 10 năm sau vụ động đất tại tỉnh Tứ Xuyên. Tuy nhiên, những công trình xây dựng kém chất lượng năm xưa vẫn không bị truy cứu trách nhiệm, nhiều vụ tham quan tham ô tiền quyên góp cũng vẫn luôn bị giấu kín. Nhiều phụ huynh và người dân địa phương tố cao tham quan, ngược lại lại bị chính quyền giám sát.
Theo báo cáo của chính quyền Trung Quốc, đến 12 giờ ngày 25/9/2008, trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên (tâm chấn ở huyện Vấn Xuyên) đã có 69.227 người tử vong, 374.643 người bị thương, 17.923 người mất tích. Còn theo điều tra của tổ chức dân sự Hội đồng minh Ba Thục, trận động đất này thực tế đã làm khoảng 300 nghìn người tử vong, trong đó có không ít trẻ học tiểu học và trẻ mẫu giáo.
Cùng ngày cũng có nhiều trận động đất khác xảy ra, trận động đất tại Vấn Xuyên này, phần lớn các tòa nhà của cơ quan chính quyền đều là những nơi chống động đất rất tốt, còn trường học lại trở thành nơi có số người thương vong nghiêm trọng nhất. Thậm chí một ngôi trường sụp đổ trong nháy mắt, nhiều học sinh không có đủ thời gian để chạy thoát.
Điều tra cho thấy, trong số 216 nghìn căn nhà bị đổ sập, có 6898 ngôi trường. Sau đó các công trình xây dựng kém chất lượng mới được phanh phui.
Tuy nhiên, 10 năm trôi qua, vụ án các công trình kém chất lượng vẫn tồn tại, đồng thời các quan chức địa phương tham ô tiền quyên góp cứu trợ vụ động đất, dù là người dân địa phương có lên báo chí, đi thỉnh nguyện, gửi đơn kiện đều không có chút thay đổi nào.
“Công trình kém chất lượng, tham ô tiền quyên góp vẫn không được giải quyết, ngược lại họ còn tấn công trả thù chúng tôi”, cô Châu, người dân ở Cẩm Dương chia sẻ với báo Epoch Times. Cô nói thêm, “từ năm 2009, 2010, 2013, họ đã từng giam giữ tôi trong tù, hiện tại thì cho người giám sát tôi, đi mua đồ ăn, đi đến đâu cũng có người theo sau.”
Mới đầu khi nhận được điện thoại từ phóng viên, cô Chu rất cảnh giác và lo lắng, cô cho hay, quan chức địa phương nhiều lần gây áp lực cho cô, không để cô nhận trả lời phỏng vấn từ báo ngoài Trung Quốc. Trong thời gian phỏng vấn, liên tục mấy lần, phóng viên đều không nghe được tiếng của cô Chu, sau đó, điện thoại của cô đột nhiên bị mất kết nối. Phóng viên cũng nhiều lần thử gọi lại, nhưng cũng không liên lạc được.
Cô Chu cho biết, sau trận động đất năm 2008, nhà ở đã trở nên mất an toàn, nhưng các quan chức đã tham ô mất tiền cứu trợ, nên nhà vẫn không sửa xong, đến nay cô vẫn phải ở trong ngôi nhà mất an toàn này. “Nhà của chúng tôi bị hư hại rất nghiêm trọng. Các khoản viện trợ từ trên rót xuống vẫn chưa cầm được”.
Chủ nhiệm của Ủy ban cư dân giúp đỡ rất nhiều tham quan tham ô các khoản trợ giúp sau động đất, dân chúng cũng không bầu chọn cho ông ta nữa, nhưng người này vẫn công tác trong ủy ban này, bên trên không dám đẩy ông ta ra, bởi ông ta liên quan đến rất nhiều người, ông từng nói, “nếu muốn đẩy ông ấy ra, ông ấy sẽ kéo theo nhiều người.”
Cô Chu còn nói với phóng viên về việc các tham quan làm thế nào để bòn rút tiền trợ cấp: từ ngày 3/7/2008, mỗi người mỗi tháng nhận được 200 nhân dân tệ, nhưng thực tế họ chỉ đưa cho 140 Nhân dân tệ, nhưng “họ để chúng tôi ký tên nhận 200 tệ, họ làm sổ nợ 200 tệ; từ tháng 10/2008, mỗi tháng mỗi người nhân 720 tệ, nhưng rất nhiều người sau khi nhận tiền xong, nhiều cơ quan yêu cầu người dân ký tên, nhưng thực tế người dân chỉ nhận tiền ở một nơi.”
“Có cảnh sát có quan hệ tốt, cả nhà họ có thể lĩnh 29 nghìn tệ tiền trợ cấp, những người còn lại mới nhận được hơn 20 nghìn”, cô Chu nói.
Ngoài ra, theo Đài Á châu Tự do, Tang Điền, phụ huynh có con tử vong trong trận động đất này cho biết, ông và các phụ huynh khác chuẩn bị đi Bắc Kinh để khiếu nại, nhưng người của chính quyền đã bắt họ về Tứ Xuyên, đồng thời giám sát chặt chẽ họ.
Tác gia Đàm Tác Nhân tại Tứ Xuyên nhiều năm nay vẫn luôn kêu gọi chính quyền chú ý đến các công trình xây dựng kém chất lượng, đông thời cũng chú ý đến người dân tại khu động đất vì muốn có được lời giản thích nhưng lại bị giám sát.
“Động đất vốn là một điều bất hạnh, hiện nay lại thêm điều bất hạnh mới”, ông Đàm Tác Nhân chia sẻ với phóng viên Epoch Times, “những người hợp pháp, hợp lý lại mất đi quyền lợi tự do nhân thân, tự do ngôn luận và quyền khiếu kiện. Không được phép trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ngay cả báo chí tại Hồng Kông cũng bị coi là báo nước ngoài, trong những ngày nhạy cảm hoặc có sự kiện quan trọng nào đó, những người này trở thành phần tử bị quản chế.”
Ông Đàm Tác Nhân nói thêm, trong tình huống chính quyền, tòa án không xử lý các vụ án oan sai, khiếu kiện, những người trong vụ động đất này có thể phải mất công sức cả đời để kiên trì. Nhưng họ lại bị “yêu ma hóa, trở thành những người phản đảng, phản kháng chính phủ”, “việc này đã mang đến cho họ tổn thương vô cùng lớn.”
Năm 2016, ông Đàm Tác Nhân đã gửi đơn kiến nghị công dân gửi cho lãnh đạo tối cao của chính quyền Trung Quốc, nhưng 2 năm trôi qua ông không nhận được trả lời nào, ngược lại, Đại hội đại biểu Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên lại yêu cầu trả lại đơn kiến nghị. Năm nay (2018), thông qua các phương thức như gửi thư điện tử, chuyển phát nhanh, chuyển phát thông thường, ông Đàm Tác Văn đã gửi đơn kiến nghị của mình tới Quốc vụ viện, Ủy ban Kiểm Tra kỷ luật Trung ương, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Cục khiếu kiện quốc gia.
Trong đơn kiến nghị của mình, ông cho biết, theo điều tra độc lập và kết quả ban đầu cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thương vong nghiêm trọng trong trận động đất Vấn Xuyên là do xây dựng trường học, ký túc xá không đạt tiêu chuẩn, chất lượng công trình không đạt tiêu chuẩn, kiến trúc cũ hư hỏng theo thời gian, trong đó xác thực là có vấn đè công trình kém chất lượng.
“Chuyển phát nhanh gửi đến Nhân đại, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương,… rất nhiều đơn vị gửi tin nhắn thông báo là đã nhận được, hy vọng là sẽ nhận được phản hồi tích cực”, ông Đàm Tác Nhân nói, “giải quyết vấn đề này cũng không phải là khó lắm, hiện tại kiến thiết quốc gia, điều kiện kinh tế đều có cả”.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa tham quan Trung Quốc động đất Động đất Tứ Xuyên