Chiến tranh thương mại, rủi ro tài chính liên tiếp xảy đến, ngân hàng bị nhà nước tiếp quản, phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông ảnh hưởng đến trung tâm tài chính và thương mại của Đại Lục, vật giá tăng phi mã đẩy chỉ số CPI tăng cao nhất trong 8 năm, dịch tả lợn châu Phi đẩy giá thịt lợn tăng 101,3%… là những nhân tố khiến hình kinh tế Trung Quốc 2019 có nhiều biến động bất ngờ.

>> 10 tin tức kinh tế nổi bật tại Trung Quốc trong năm 2019 (Phần 1)

6. Jack Ma nghỉ hưu, Alibaba trở lại thị trường Hồng Kông

Gần một năm qua, Jack Ma dường như đều có ý muốn làm mình mờ nhạt khỏi hệ thống Alibaba, và việc này không phải là không có quan hệ gì đến việc ông tuyên bố kế hoạch nghỉ hưu trước đó. Ngày 10/9/2018, Jack Ma tuyên bố sau một năm sẽ từ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Alibaba. Trung cùng ngày, UnionPay và Alipay tổ chức lễ ký hợp đồng nội bộ, đạt được hợp tác liên quan đến nghiệp vụ thanh toán. Đến lúc này, hai công ty hàng đầu về thanh toán – Alipay và WeChat Pay đều bị tổ chức thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thu nhận tiếp quản.  

jack ma
Ngày 10/9/2019, Jack Ma đã chính thức từ nhiệm chức Chủ tịch Tập đoàn Alibaba. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 10/9/2019 là ngày sinh nhật 55 tuổi của Jack Ma. Trong ngày này, ông đã chính thức từ nhiệm chức Chủ tịch Tập đoàn Alibaba.

Trong cuốn sách “Alibaba: Đế chế thương mại của Jack Ma”, tác giả Duncan Clark chia sẻ với tờ New York Times rằng, “Dù ông ấy có muốn hay không muốn, ông ấy cũng là một tượng trưng cho việc doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có khỏe mạnh hay không và đạt đến đỉnh cao hay không; dù ông ấy có muốn hay không muốn, việc ông nghỉ hưu đều sẽ được hiểu là bất mãn hoặc lo lắng.”

Ngày 26/11, Alibaba đã niêm yết giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. 

Ngày 9/12, tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) cho rằng, vì sao Alibaba vẫn lựa chọn niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông? Có 2 nguyên nhân thực sự, một là Bắc Kinh hy vọng thu hút các công ty công nghệ hàng đầu của họ trở về nước, một nguyên nhân nữa là để cho thấy rằng mọi thứ ở Hồng Kông vẫn bình thường.

7. Sự sáng tạo đổi mới ngành tài chính của Trung Quốc bị chôn vùi, bắt đầu xóa bỏ lĩnh vực cho vay ngang hàng P2P

Chính quyền Trung Quốc đề xuất sáng tạo đổi mới trong lĩnh vực tài chính, nhiều loại hình kinh doanh tài chính mới xuất hiện, đằng sau việc cơ cấu mạng cho vay ngang hàng P2P phát triển mạnh là thiếu sự giám sát quản lý, đã tạo thành hàng triệu nạn dân tài chính. 

Sáng tạo đổi mới ngành tài chính quá độ và thiếu quản lý giám sát tài chính đã tạo thành nguyên nhân chính của khủng hoảng. Nhìn chung, lịch sử tài chính hiện đại của Trung Quốc luôn phát triển men theo con đường “khủng hoảng – quảng chế – kiềm chế tài chính – buông lỏng quản chế – sáng tạo quá độ – khủng hoảng mới”.

Ngày 13/12, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã phát đi liên tiếp 3 bản thông cáo, dẹp toàn bộ nền tảng mạng cho vay ngang hàng P2P trong tỉnh. Trước tỉnh Hà Bắc, đã có tỉnh Hồ Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Trùng Khánh, Tứ Xuyên cũng đã tuyên bố cấm kinh doanh P2P. 

p2p
Nhiều nạn nhân vụ sụp đổ sàn cho vay trực tuyến P2P muốn đi Bắc Kinh đòi quyền lợi nhưng đã bị quan chức địa phương ngăn chặn (Ảnh cắt từ video quay cảnh nạn nhân P2P biểu tình tại Bắc Kinh)

8. Tập Cận Bình muốn phát triển công nghệ blockchain

Ngày 24/10, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức lớp học tập thể lần thứ 8 về Hiện trạng và xu thế phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain). Ông Tập Cận Bình cho biết, công nghệ blockchain đã vươn đến nhiều lĩnh vực như tài chính số, internet vạn vật, sản xuất thông minh, quản lý chuỗi cung ứng, giao dịch số, v.v, cần nhanh chóng thúc đẩy phát triển công nghệ blockchain và sáng tạo sản xuất. 

Sau khi phát biểu về thúc đẩy phát triển công nghệ blockchain của ông Tập Cận Bình được lan truyền ra, các kênh truyền thông lớn nhỏ của nhà nước Trung Quốc đưa tin một cách bùng nổ liên tục về blockchain và tiền kỹ thuật số. 

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc có tồn tại tiêu chuẩn kép, truyền thông nhà nước nhắc lại nhiều lần về tầm quan trọng của blockchain nhưng đồng thời cũng lại nhấn mạnh, cần ngăn chặn lợi dụng blockchain để phát hành tiền ảo. Cách nói tự mâu thuẫn này khiến ngoại giới liên tiếp có nhiều nghị luận. 

Truyền thông nhà nước còn vận dụng công nghệ blockchain vào giám sát. Văn phòng Thông tin mạng internet quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy định về quản lý dịch vụ thông tin blockchain”, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thông tin phải tiến hành đăng ký thông tin thật đối với người dùng, nếu không, sẽ không được cung cấp các dịch vụ liên quan; cũng có truyền thông đưa tin nói rằng Cục Công an thành phố Trung Sơn tỉnh Quảng Đông đang ứng dụng hệ thống giám sát dựa trên công nghệ blockchain, để tiến hành giám sát hoạt động của tội phạm được tạm tha.

>> 3 mục đích ẩn giấu sau việc ông Tập tán thành công nghệ Blockchain

9. Vật giá tăng phi mã, CPI đạt mức cao nhất trong 8 năm

Sau năm mới năm 2019, vật giá tại Trung Quốc xuất hiện xu thế tăng mạnh, ngày 9/5, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng là 0,2% so với hồi tháng 3. Giá cả rau củ quả tươi, thịt lợn, đều có mức tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ngày 10/12, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu kinh tế mới, theo đó CPI tháng 11 tăng 4,5%, mức tăng cao nhất trong 8 năm qua. Trong các loại thực phẩm, giá các loại thịt tăng 74,5%. Do chịu ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, giá thịt lợn tăng 110,2%.

Nhà phân tích cho rằng, vẫn cần phải cảnh giác việc giá thịt lợn tăng cao kéo theo các sản phẩm khác tăng giá, việc nới rộng không gian chính sách tiền tệ sẽ bị khống chế ở mức độ nhất định. Giá thịt lợn tăng cao, ngoài kéo theo các thực phẩm khác tăng giá, còn có thể khiến chi phí sinh hoạt tăng cao, làm tăng thêm áp lực về giá sản xuất và dịch vụ, dẫn đến tăng tính khó xác định hình thế lạm phát. Lạm phát tăng cao sẽ rất khó quay trở lại, và có thể bị giữ ở mức cao trong thời gian tương đối dài. Trong kịch bản trung lập, CPI trong hai tháng tới tiếp tục tăng cao, tháng 1 sang năm xuất hiện hiện tượng tăng mạnh, khả năng tương đối lớn là sẽ phá vỡ mức 5%, thậm chí không loại trừ khả năng tăng lên mức 6%; tháng 2 sang năm, CPI có khả năng sẽ từng bước giảm, nhưng vẫn sẽ quanh mức 4% trong khoảng 2 quý. 

>> CPI tháng 11 của Trung Quốc tăng 4,5% đạt mức cao nhất trong 8 năm

10. Nợ địa phương vi phạm hợp đồng, 80% chính quyền địa phương trở thành thất tín

Ngày 6/12, trái phiếu “PPN001 kinh tế mở Hohhot 16” do Tập đoàn Đầu tư Khu kinh tế mở Hohhot phát hành không thể trả lợi tức cho người đầu tư khi họ bán lại trái phiếu và không kịp thời trả lại tiền mua và lợi tức trong kỳ hạn. Nhất thời, sự kiện này trở thành trường hợp đầu tiên vi phạm hợp đồng trái phiếu đầu tư đô thị và thanh toán.

Ngày 9/12, dưới sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương thành phố Hohhot, sự kiện vi phạm hợp đồng chi trả tiền trái phiếu đầu tư đô thị đã lắng xuống. 

Trái phiếu đầu tư chính phủ, là nền tảng tài chính và đầu tư của chính quyền địa phương đóng vai trò là tổ chức phát hành, công khai phát hành trái phiếu doanh nghiệp và ngân phiếu định mức trung hạn, các dự án chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương. 

Đến ngày 11/12/2019, số dư trái phiếu đầu tư đô thị lên đến 8 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tổng cộng 9.205 trái phiếu đầu tư đô thị của 2.054 chủ thể phát hành đang đợi trả.

Tháng 1-10/2019, tòa án các cấp ở nội địa Trung Quốc đã liệt 831 chính quyền địa phương vào danh sách những người thất tín. Ông Trần Chí Vũ – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hoàn cầu châu Á thuộc Đại học Hồng Kông cho biết, chính quyền thất tín có tăng mạnh có thể sẽ dẫn đến khủng hoảng xã hội. 

Huệ Anh

Xem thêm: