70% quan chức Trung Quốc mắc “chứng sợ mạng xã hội”
- Bình Minh
- •
Một cuộc khảo sát của truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho thấy, 70% quan chức của ĐCSTQ mắc “chứng sợ mạng xã hội”. Họ lo lắng nhất là bê bối bị phanh phui trên Internet và ảnh hưởng đến tiền đồ của bản thân.
Công cuộc chống tham nhũng trên Internet của Trung Quốc đã dần trở thành phong trào. Những vụ bê bối tình ái bị vạch trần bởi một hộp thuốc lá “Cửu ngũ chí tôn” đã khiến ông Chu Cửu Canh mất chức, một chiếc đồng hồ hạ bệ người “chú họ”, một câu nói “con gái Bí thư Nghiêm” cũng khiến phó bí thư mất quyền lực. Tới nay, video “thể hiện tình cảm” trên phố đã quật ngã giám đốc điều hành của PetroChina.
Ngày 3/7, tài khoản WeChat chính thức “Biết chuyện phố Trường An” dưới trướng “Nhật báo Bắc Kinh” đưa tin, từ nhiều năm trước, tạp chí “Nhân dân Luận đàm” đã thực hiện một cuộc khảo sát, dữ liệu cho thấy 70% quan chức của ĐCSTQ mắc “chứng sợ mạng xã hội”. Ngày nay, trong kỷ nguyên Internet di động, nỗi sợ hãi này chỉ tăng lên, và phạm vi của chúng cũng ngày càng mở rộng.
Báo cáo cho rằng đằng sau nỗi sợ dư luận và sợ bị chú ý của quan chức là nỗi sợ tranh cãi và trách nhiệm giải trình.
Lý do chính khiến các quan chức ĐCSTQ sợ Internet là bởi họ “lo lắng rằng sự cẩu thả trong công việc và những điều tồi tệ khác sẽ bị bại lộ, ảnh hưởng đến tiền đồ của bản thân”. Đặc biệt là các cán bộ tuyên giáo phụ trách dư luận xã hội và các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ.
Gần đây, ông Vương Thắng Chiến (56 tuổi), Giám đốc Sở Giáo dục Dư Diêu ở Chiết Giang, Trung Quốc, đã lạm dụng quyền lực và tham ô tới 300 triệu nhân dân tệ (khoảng 43,3 triệu USD) trong 20 năm qua. Ngoài việc cưỡng hiếp 18 học sinh, ông ta còn bao nuôi 2 nữ hiệu trưởng, và quan hệ bất chính với 103 nữ giáo viên trong vùng.
Ngày 20/5, theo thông tin từ báo chí Đại Lục đưa tin, trước cổng một trường tiểu học ở thành phố Lôi Dương, tỉnh Hồ Nam đã diễn ra cảnh tượng khiến cư dân mạng phẫn nộ: Phụ huynh căng băng rôn, cầm loa tố cáo hiệu trưởng xâm hại tình dục nhiều trẻ em.
Bài viết đã liệt kê những loạn tượng trong bộ máy quan chức của ĐCSTQ khi đối phó với dư luận. Chẳng hạn, một số quan chức cho rằng “thêm một câu chi bằng bớt một câu”, hoặc họ cảm thấy thế lực chống lưng không vững, sợ bị khui ra bê bối, bị đâm lén sau lưng.
Một số quan chức phản ứng chậm chạp và buông xuôi. Trước sự sôi sục của dư luận, họ cứ ảo tưởng chỉ cần nhẫn nhịn một chút, bẵng đi một thời gian rồi mọi chuyện sẽ qua đi. Họ cố tình phớt lờ, không xử lý, không phản hồi, phó mặc cho chuyện nhỏ thành lớn, chuyện lớn thành hiện tượng nóng.
Ngoài ra, một số quan chức còn cố tình bưng bít, che giấu sự thật, thậm chí tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, v.v.
Trong những năm gần đây, nhiều vụ bê bối của các quan chức ĐCSTQ đã bị cư dân mạng vạch trần, khiến họ phải từ chức, thậm chí bị điều tra, như những vụ “anh họ”, “em họ”, “chú họ” … Các quan chức bị cư dân mạng tố cáo thi nhau “ngã ngựa”. Khi những hành vi lừa dối công chúng đã được tung lên mạng, chính quyền ĐCSTQ chỉ can thiệp và điều tra dưới áp lực của dư luận.
Điển hình gần đây có vụ ông Hồ Kế Dũng, Bí thư Đảng ủy Công ty quản lý dự án Hoàn Cầu – công ty con của PetroChina, nắm tay nữ cấp dưới Đổng Tư Cẩn trên một con phố trung tâm thành phố đã bị vạch trần, thu hút sự chú ý của công luận.
Khi dư luận vẫn tiếp tục xôn xao, cùng ngày, giới chức thông báo ông Hồ Kế Dũng đã bị cách chức Giám đốc điều hành, Bí thư đảng ủy và Tổng giám đốc của Công ty quản lý dự án Hoàn Cầu, đồng thời bị ủy ban kỷ luật của công ty điều tra. Công ty sẽ tiến hành xử lý thêm tùy theo kết quả.
Cư dân mạng phát hiện cô Đổng Tư Cẩn thường đăng ảnh những chiếc đồng hồ, túi xách hàng hiệu nổi tiếng và nhiều món đồ xa xỉ mà cô đã mua. Ngôi nhà cô ấy ở và chiếc xe cô ấy lái đều nằm ngoài tầm với của những người bình thường.
Thu nhập cá nhân của cô ấy không thể chu cấp cho cuộc sống xa hoa như vậy. Ngoại giới nghi ngờ về sự trao đổi tình – tiền giữa hai người. PetroChina là một công ty độc quyền thuộc sở hữu nhà nước, nếu ông Hồ Kế Dũng kiếm được lợi nhuận từ nó, đó có lẽ sẽ là một khoản đáng kể.
Vụ việc khác xảy ra ở tỉnh Giang Tây. Một sinh viên đại học ở Giang Tây nghi ăn phải “đầu chuột” trong căng tin, nhưng nhà trường và Cục quản lý thị trường cho rằng đó là “cổ vịt”, làm dấy lên tranh luận sôi nổi trên mạng Internet. Nhằm lấp liếm vụ việc, giữa ban ngày ban mặt, lại có quan chức “gọi chuột là vịt”, tự cho rằng có thể dễ dàng lừa gạt người dân.
Vụ việc đã gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với uy tín của chính quyền ĐCSTQ, “gọi chuột là vịt” cũng trở thành một từ nóng trên Internet Trung Quốc.
Cư dân mạng cho rằng thời xưa, Triệu Cao gọi hươu là ngựa, còn bây giờ ông Giang Hiệp Học, Giám đốc Chi nhánh Xương Đông của Cục Quản lý và Giám sát Thị trường Khu công nghệ cao Nam Xương, Giang Tây, lại gọi chuột là vịt. So sánh giữa 2 người, vấn đề của Giám đốc Giang nghiêm trọng hơn.
Trước áp lực của dư luận, tỉnh Giang Tây buộc phải cử một đội điều tra phối hợp, gồm Sở Giáo dục, Sở Công an tỉnh, Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của tỉnh và Cục Quản lý Giám sát Thị trường tỉnh để điều tra vụ việc.
Cuối cùng xác định rằng vật thể lạ là “đầu của một loài gặm nhấm như chuột”. Lúc này e rằng giám đốc Giang sẽ bị khiển trách, chẳng thể ngủ ngon giấc.
Từ khóa mạng xã hội Quan chức Trung Quốc