Bảng xếp hạng bi thảm năm 2024 tại Trung Quốc được lan truyền nóng trên mạng
- Trí Đạt
- •
Gần đây, “Bảng xếp hạng bi thảm năm 2024” đã được lan truyền rộng rãi trên Internet, cho thấy hàng loạt khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt và sự phục hồi vô vọng.
Sự sụp đổ của thị trường bất động sản đã khiến vô số gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, vấn đề thất nghiệp của những người trẻ và trung niên, những người trụ cột chính trong gia đình, càng khiến gia đình trở nên bi đát hơn. Những người trẻ như vậy nói rằng họ đang hướng tới vực thẳm. Bảng xếp hạng bi thảm năm nay gây tiếng vang lớn, cho thấy sự lo lắng, lo âu của người dân về hoàn cảnh kinh tế hiện tại. Các nhà phân tích chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc đang tan rã với tốc độ không thể tưởng tượng được. ĐCSTQ không ngần ngại duy trì quyền lực bằng cái giá phải trả cho nền kinh tế.
Bảng xếp hạng khốn khổ năm 2024 đã được lan truyền rộng rãi trên Weibo ở Trung Quốc Đại Lục:
1⭐:Thất nghiệp
2⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm
3⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Vay mua nhà
4⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Vay mua nhà + Nuôi con
5⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Vay mua nhà + Nuôi con + Nợ
6⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Vay mua nhà + Nuôi con + Nợ + Bị đòi nợ
7⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Vay mua nhà + Nuôi con + Nợ + Bị đòi nợ + Bệnh tật
8⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Vay mua nhà + Nuôi con + Nợ + Bị đòi nợ + Bệnh tật + Bố mẹ bị bệnh
9⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Vay mua nhà + Nuôi con + Nợ + Bị đòi nợ + Bệnh tật + Bố mẹ bị bệnh + Nhà bị tịch thu bán đấu giá
— 谢万军 Wanjun Xie 2.0 (@xie_wanjun) May 11, 2024
Bảng xếp hạng gây được tiếng vang lớn với cư dân mạng, một số cư dân mạng cũng đưa ra bổ sung.
Có người viết: “Số 10: Số 9 + giá nhà giảm một nửa”
“Thất nghiệp + Không tiết kiệm + Không nhà + Nuôi con + Bệnh tật (nhà 5 người thì 3 người uống thuốc) + Nợ + Giục người khác trả nợ”
“Điều 11: Số 10 + Nhà mua nhưng vẫn chưa hoàn thiện”
“Toàn dân gánh nợ!“
Một số cư dân mạng nói họ nghĩ rằng không tìm được việc làm đã là khổ rồi, nhưng sau khi xem danh sách xếp hạng bi thảm năm 2024, họ phát hiện ra rằng không tìm được việc làm thực ra là điều phổ biến nhất, điều khó khăn trong cuộc sống này chỉ ở cấp độ 1 trong danh sách xếp hạng bi thảm năm 2024.
Nhiều cư dân mạng cho rằng bảng xếp hạng này quá chuẩn xác. Những người khác nói rằng người trung niên chiếm ít nhất một nửa cấp 5 sao. có người nói sau cấp 9⭐, thực sự không còn dũng khí để sống nữa.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc tiếp tục ở mức cao và tăng lên hàng tháng. Con số hàng tháng từ tháng Một đến tháng Sáu năm ngoái lần lượt là 17,3%, 18,1%, 19,6%, 20,4%, 20,8% và 21,3%. Kể từ tháng Tư năm ngoái, nó đã vượt mức 19,9% vào tháng 7/2022, thiết lập các mức cao mới kể từ khi số liệu thống kê được thu thập vào năm 2018.
Vào tháng Tám năm ngoái, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng công bố tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi 16-24.
Vào ngày 17/1 năm nay, dữ liệu chính thức công bố về việc làm của thanh niên – tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên toàn quốc trong khảo sát thành thị cả năm là 5,2%, không bao gồm khảo sát lực lượng lao động học sinh sinh viên trong độ tuổi 16-24, 25-29 và 30- 59, tỷ lệ thất nghiệp lần lượt là 14,9%, 6,1% và 3,9%. Sau khi điều chỉnh các phương pháp thống kê, số liệu chính thức lần đầu tiên được công bố cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn còn chậm chạp.
Tỷ lệ thất nghiệp cao, chính quyền mạnh mẽ tuyên truyền để những người trẻ tuổi “về quê hương làm việc”. Truyền thông đưa tin “việc làm ở huyện tiết kiệm chi phí hơn” cũng đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên weibo. Một blogger video cho biết, “Việc làm trong hệ thể chế cấp huyện không phải muốn vào làm thì là vào được, cũng như các nguồn tài nguyên giáo dục và y tế cũng không được.”
Một blogger khác với hàng triệu người theo dõi cũng phản hồi: “Có rất ít việc làm ở huyện và cơ sở vật chất hỗ trợ kém, ngay cả trong thể chế cấp huyện, hiện giờ nơi nhỏ bé tình trạng giảm chí phí và tăng hiệu quả còn nghiêm trọng hơn”. Một số cư dân mạng phản hồi: “Chuyên ngành máy tính quay lại làm việc ở các huyện nhỏ, mức lương với người có hai năm kinh nghiệm làm việc chỉ là 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu VNĐ)”.
Thất nghiệp không chỉ là cơn khủng hoảng đối với giới trẻ mà còn đối với một số chuyên gia cấp cao đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm tại nơi làm việc.
“Jiading Chenma”, một người tự làm truyền thông ở Thượng Hải, cho biết cô và chồng đã làm việc chăm chỉ ở Thượng Hải từ năm 2012. Kết hôn và sinh con năm 2013. Mức lương hàng năm của cô là 200.000 tệ. Họ dự định mua một căn nhà ở Thượng Hải trong vòng 10 năm tới. Sau 7 năm làm việc chăm chỉ, cuối cùng họ cũng tiết kiệm đủ tiền để mua một căn nhà ở Thượng Hải.
Cô cho biết, không ngờ mình sẽ thất nghiệp vào năm 2023. “Lúc đầu tôi nghĩ tìm việc sẽ dễ dàng, nhưng sau này tôi phát hiện ra không phải vậy. Và khi thời gian thất nghiệp của tôi kéo dài, mâu thuẫn trong hôn nhân dần xuất hiện. Ban đầu, tôi vẫn nghĩ rằng hiện tôi không nên dốc sức vào sự nghiệp nữa, nên quay trở lại với gia đình, nhưng hiện giờ tình hình này…”
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với ít nhất 8 vấn đề lớn: Thị trường nhà đất yếu kém, tiêu dùng trì trệ, giảm phát, nợ cao, lực lượng lao động suy giảm, dòng vốn đầu tư nước ngoài rút lui, rào cản thương mại và suy thoái kinh tế.
Vào tháng Ba năm nay, Xu Chenggang, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Thể chế và Kinh tế Trung Quốc tại Đại học Stanford và là nhà kinh tế học nổi tiếng, đã phân tích tình hình xấu đi của nền kinh tế Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CBC News. Ông tin rằng lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc bị ĐCSTQ phá hủy hoàn toàn là do ĐCSTQ sợ một “cuộc cách mạng màu” ở bên ngoài và lo lắng về sự bùng nổ của “diễn biến hòa bình” trong nội bộ, do đó ĐCSTQ sẽ cố gắng hết sức để đàn áp nền kinh tế tư nhân, gây tổn hại cho nền kinh tế, chính là chỉ để duy trì quyền lực.
Từ khóa thất nghiệp ở Trung Quốc Thanh niên Trung Quốc Giới trẻ Trung Quốc kinh tế Trung quốc Xã hội Trung Quốc