Báo Trung Quốc vô tình lôi ông Giang Trạch Dân ra vì “hiệp ước bất bình đẳng”
- Trí Đạt
- •
Nhiều kênh truyền thông quốc tế tiết lộ đoàn đại biểu Trung Quốc hiện đang đàm phán tại Mỹ chuẩn bị đưa ra cam kết mua một loạt hàng hóa của Mỹ, mỗi năm giảm khoảng 200 triệu đô la Mỹ thặng dư thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận thông tin này. Thời gian gần đây, khi thảo luận trên mạng về việc này, truyền thông nhà nước Trung Quốc dùng từ “hiệp ước bất bình đẳng” đã vô tình lôi ra vấn đề ông Giang Trạch Dân bán nước.
Ngày 18/5, Reuter, New York Times, Bloomberg đều dẫn lời của nhiều quan chức nắm rõ tình hình Mỹ – Trung cho biết, Trung Quốc đã đưa ra một phương án hòa giải với ông Trump, trong đó có biện pháp giảm thuế quan và tăng mua sản phẩm của Mỹ, mục đích là mỗi năm sẽ giảm 200 triệu đô la Mỹ thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau vài giờ đồng hồ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cho biết, có mấy chữ “có cách nói không đúng”. Sự thực việc này là như thế nào? Vẫn cần phải tìm hiểu thêm.
Ông Lưu Hạc nặng gánh, truyền thông Trung Quốc nhắc “hiệp ước bất bình đẳng” vô tình lôi ông Giang Trạch Dân ra
Ngày 19/5, Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) đưa ra một nguyên nhân mà Bắc Kinh phủ nhận thông tin trên đó là, có thể là vì cách nói “nhượng bộ to lớn” này nếu truyền về Trung Quốc, đối với chính quyền Bắc Kinh xưa nay vẫn luôn dương cao lá cờ chủ nghĩa dân tộc, thì chẳng khác nào đã “phục tùng” Mỹ, sẽ khiến trỗi dậy tâm lý bất mãn đối với chính phủ trong nước.
Ví dụ như gần đây có tin đồn nói ông Lưu Hạc gánh vác trọng trách, lo lắng nếu đàm phán không tốt thì sẽ khó ăn nói khi trở về nước, trên mạng cũng đã thấy cách nói không thể giống như ông Lý Hồng Chương năm xưa ký kết Hiệp ước Shimonoseki với Nhật Bản, nghĩa là không thể nhục nước, mất chủ quyền. Bởi như thế nói không chừng Đại học Bắc Kinh sẽ “xảy ra phong trào vận động sinh viên”.
Còn tờ Thời báo Hoàn Cầu sau đó cũng đăng một bài xã luận dường như chứng thực cách nói này. Đối với việc Trung Quốc giảm 200 triệu xuất siêu sang Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu cho biết phía Trung Quốc hy vọng vòng đàm phán này sẽ thu được kết quả, tuy nhiên đoàn đại biểu Trung Quốc không thể nào đem về nước một “Hiệp ước bất bình đẳng”.
RFI chỉ ra, “Hiệp ước bất bình đẳng” trong ngôn ngữ Trung Quốc hiện đại, nhất là trong ngôn từ của ĐCSTQ, là phiếm chỉ các loại hiệp ước Trung Quốc ký kết với các nước mạnh từ thế kỷ 19 đến nay, trong đó có cả việc ép buộc chính phủ nhà Thanh nhường đất, ví dụ như triều Thanh và Liên Xô ký kết một hiệp ước có 9 khoản cũng thuộc loại này. Theo nhận định của chuyên gia, hiệp ước này khiến Trung Quốc mất vĩnh viễn 1,6 triệu km2 lãnh thổ (không bao gồm Ngoại Mông Cổ). Tuy nhiên, tháng 1/2001, ông Giang Trạch Dân ký kết “Hiệp ước láng giềng hữu nghị Trung – Nga” với Tổng thống Nga Putin tại thủ đô Moscow, cũng bằng như ngầm thừa nhận hiệp ước được ký kết giữa Sa hoàng và triều nhà Thanh.
Tuy nhiên, lần đàm phán tại Washington giữa Trung Quốc và Mỹ, được giới quan sát cho là dưới áp lực của tổng thống Trump, Bắc Kinh sẽ lựa chọn một số biện pháp nhất định để thay đổi hành vi thương mại không công bằng và đánh cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, so với cái gọi là “Hiệp ước bất bình đẳng” là hoàn toàn khác nhau.
Nội tình ông Giang Trạch Dân bán nước
Theo một bài viết số tháng 2/2005 trên Tạp chí Thế kỷ 21 (Hồng Kông) tiết lộ, khi ông Giang Trạch Dân vừa mới nắm quyền, việc làm đầu tiên chính là đi đến thủ đô Moscow của Nga; ngày 16/5/1991, ông Giang đã ký kết “Hiệp định 16/5” tức “Hiệp định phân chia biên giới Trung Quốc – Liên Xô”. Hiệp định 16/5 này đã từ bỏ quyền thu hồi lại hơn 1 triệu km2 lãnh thổ Trung Quốc từ Liên Xô, nó giống như khi hai nước Trung Quốc và Liên Xô ký kết “Hiệp ước đồng minh hữu nghị Trung Quốc – Liên Xô”, Trung Quốc đã từ bỏ chủ quyền đối với khu Ngoại Mông Cổ.
Bài viết nói, điều khác là, năm 1991, Liên Xô không hề ép buộc ĐCSTQ, mà năm 1945 khi Liên Xô ép buộc Trung Quốc, lợi dụng điểm yếu của Trung Quốc, Trung Quốc vẫn lấy việc trưng cầu dân ý ở Ngoại Mông để làm điều kiện. Theo luật pháp quốc tế, hiệp ước có thể chấm dứt vì phía đương sự cùng đồng ý, cũng có thể như năm 1945 trong “Hiệp ước đồng minh hữu nghị Trung Quốc – Liên Xô” do một bên vi phạm mà mất hiệu lực, hiệp ước cũng có thể chấm dứt vì xảy ra việc ngoài ý muốn của đương sự.
Theo Wikipedia, năm 1689, vua Khang Hy nhà Thanh đã ký kết Hiệp ước bình đẳng biên giới Trung – Nga, tức “Hiệp ước Nerchinsk” đây là hiệp ước về biên giới đầu tiên được ký kết giữa triều Thanh và nước Nga, khiến diện tích lớn đất đai của nhà Thanh thu hẹp và lãnh thổ nước Nga mở rộng thêm, đồng thời cũng kết thúc việc Sa hoàng Nga mở rộng lãnh thổ về phía đông. Theo hiệp ước này để phân chia biên giới Trung – Nga, hơn 1 triệu km2 đất đai phía bắc tỉnh Hắc Long Giang (về sau bị Nga đoạt mất) đều thuộc về lãnh thổ Nga.
Nhưng đến ngày 28/5/1858 “Hiệp ước Aigun” bất bình đẳng được ký kết, làm cho Trung Quốc hoàn toàn mất khoảng 600 nghìn km2 lãnh thổ phía bắc tỉnh Hắc Long Giang, 400 nghìn km2 về phía đông của sông Ussuri là lãnh thổ do Trung Quốc và Nga cùng quản, đây là hiệp ước từ bỏ quyền sở hữu lãnh thổ nhiều nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Sau đó còn có nhiều hiệp ước bất bình đẳng như “Hiệp ước Thiên Tân Trung-Nga”, “Hiệp ước Bắc Kinh Trung-Nga”, v.v.
Bài viết kể trên đã chi ra, những lãnh thổ này mặc dù bị Nga chiếm giữ, nhưng các đời chính phủ Trung Quốc lại không từ bỏ quyền lợi đòi lại lãnh thổ. Nhưng khi đến thời kỳ ông Giang Trạch Dân chấp chính, đã xuất hiện tin ông bán nước.
Ngày 9/12/1999, ông Giang Trạch Dân cùng Tổng thống Nga lúc bấy giờ là ông Boris Nikolayevich Yeltsin đã ký kết “Nghị định thư tự thuật về phân chia ranh giới hai nước Trung Quốc – Nga” (gọi tắt là Nghị định thư). Hiệp ước trở thành văn kiện pháp luật về biên giới Trung – Nga. Việc quan trọng liên quan đến lãnh thổ quốc gia nhưng mãi đến khi hiệp ước này được Nga công bố, người Trung Quốc mới biết. Ngày 11/12/1999, tờ Nhân dân Nhật báo chỉ đưa tin vỏn vẹn 100 chữ về hiệp ước này.
Cuốn sách “Con người thật Giang Trạch Dân” có nói, “Nghị định thư” là một hiệp ước bán nước từ đầu đến đuôi, trong đó có ẩn dấu bí ẩn động trời. Ông Giang Trạch Dân căn cứ vào đó đã bán đứng hơn 1 triệu Km2 lãnh thổ Trung Quốc, tương đương với 3 tỉnh vùng đông bắc Trung Quốc, cũng tương đương với mấy chục Đài Loan. Ông Giang Trạch Dân còn đem cửa biển của sông Đồ Môn dâng cho Nga, chặn đứng cửa biển từ Đông Bắc đổ ra vùng biển Nhật Bản. Giang Trạch Dân đã bán đứng mấy vùng lãnh thổ lớn ở phía Bắc Trung Quốc. Trong đó có hơn 600 nghìn km2 khu mà Trung Quốc gọi là Ngoại Hưng thuộc Dãy núi Stanovoy hướng về phía Nam và phía bắc tỉnh Hắc Long Giang; một vùng khác có diện tích 400 nghìn km2 thuộc khu Ussuri thuộc phía đông sông Ussuri; còn có 170 nghìn km2 thuộc khu vực Tannu Uriankhai; còn có 76,4 nghìn km2 thuộc đảo Sakhalin.
Nghị định thư này đã hoàn toàn phủ nhận hiệp ước bình đẳng biên giới giữa vua Khang Hy nhà Thanh và nước Nga, thừa nhận từ Trung Hoa dân quốc đến chính quyền ĐCSTQ từ chối thừa nhận hiệp ước bất bình đẳng giữa Trung Quốc và Nga, bao gồm Hiệp ước Aigun, Hiệp ước Bắc Kinh. Ngoài ra, nghị định thư cũng lấy lãnh thổ chưa được ký kết nhưng đã bị Sa Hoàng Nga cưỡng chiếm vĩnh viễn thuộc về Nga.
Ngoài “Nghị định thư tự thuật về phân chia ranh giới hai nước Trung Quốc – Nga” được ký kết tháng 12/1999; tháng 7/2001, ông Giang Trạch Dân tiếp tục đến thăm Moscow, và ký kết “Hiệp định láng giềng hữu nghị” với Tổng thống Nga Putin, lấy hình thức hiệp ước để khẳng định đường biên giới 2 nước. Có đến 98% đường biên giới Trung Quốc tranh chấp với Nga đều là được ký kết từ thời ông Giang Trạch Dân còn nắm quyền.
Bài viết trên Tạp chí Thế kỷ 21 nói trên cũng có dẫn lời của một học giả cho biết, khi Trung Quốc có cơ hội đòi lại lãnh thổ và trong tình hình quân sự tương đối mạnh, những năm 90 của thế kỷ 21, có 6 hiệp ước và 1 hiệp ước năm 2001 được ông Giang Trạch Dân ký kết, đều là ông Giang Trạch Dân lựa chọn nhượng bộ cho nước láng giềng Nga.
“Hiệp ước bất bình đẳng” là từ ngữ nhạy cảm của ngoại giao Trung Quốc
Ngày 7/3/2018, ông Ân Mẫn Hồng (Yin Minhong) – quân nhân xuất ngũ, nhà nghiên cứu độc lập từ Trung Quốc Đại Lục, đã gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện đến Tòa án trung cấp số 3 thành phố Bắc Kinh, bị cáo là Bộ Ngoại giao Trung Quốc vì vấn đề công khai thông tin Nga chiếm lĩnh vùng Tannu Uriankhai.
Ngày 14/8/2017, ông Ân Mẫn Hồng đã gửi đơn xin chính phủ Trung Quốc công khai thông tin về “Trung – Nga phải chăng ký kết về quyền sở hữu khu vực Tannu Uriankhai, phải chăng Trung Quốc – Mông Cổ vạch rõ biên giới khu vực Tannu Uriankhai” đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ngày 13/9/2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời có nói, thông tin ông Ân Mẫn Hồng đề cập thuộc dạng bảo mật, không thuộc phạm trù công khai của chính phủ.
Trong đơn tố cáo của ông Ân Mẫn Hồng có yêu cầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa trả lời về việc xin công khai các thông tin, trả lời về việc phải chăng Trung Quốc ký kết hiệp định với chính phủ Liên Xô, Nga, Mông Cổ, thừa nhận Tannu Uriankhai là lãnh thổ của Liên Xô hay Nga, đồng thời quy định về biên giới Tannu Uriankhai giữa Trung Quốc – Liên Xô, Trung Quốc – Nga, Trung Quốc – Mông Cổ.
Trong đơn tố cáo của mình, ông chỉ ra, năm 1727, sau khi Trung Quốc – Nga ký kết “Hiệp định biên giới Kiakhta”, trung bộ Tannu Uriankhai vẫn là lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc, hơn nữa chính phủ Trung Quốc trong lịch sử đều không thừa nhận sự “độc lập” của Tannu Uriankhai, cũng không hề chính thức thừa nhận việc Liên Xô thôn tính phi pháp Tannu Uriankhai năm 1944.
Việc ông Ân Mẫn Hồng tố cáo Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần đây cũng trở thành chủ đề quan tâm của dư luận trong và ngoài Trung Quốc, có không ít bình luận cho rằng, ông Giang Trạch Dân bán nước đã để lại một bài toán khó cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Giang Trạch Dân hiệp ước bất bình đẳng