Bộ trưởng Bộ Tư pháp đương nhiệm của ĐCSTQ là tội phạm bức hại Pháp Luân Công
- Bình Minh
- •
Gần đây, học viên Pháp Luân Công từ 38 quốc gia trên thế giới đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại danh sách những kẻ bức hại mới nhất trong hệ thống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), yêu cầu trừng phạt những quan chức này, gồm cả ông Đường Nhất Quân (Tang Yijun) – Bộ trưởng Bộ Tư pháp đương nhiệm của ĐCSTQ.
Bằng chứng về tội ác của Đường Nhất Quân có “Quy chế làm việc trong tù và đánh giá tội phạm” mới được công bố sau khi ông ta nhậm chức. Quy định này yêu cầu rõ ràng việc tăng cường đàn áp Pháp Luân Công, điều mà các luật sư nhân quyền cho là xưa nay chưa từng có.
Tội bức hại nhân quyền của ông Đường Nhất Quân bị bại lộ
Theo báo cáo của trang Minghui.org, vào ngày 22/8, trong lễ kỷ niệm 23 năm chống bức hại Pháp Luân Công nhân ngày 20/7 năm nay, học viên Pháp Luân Công từ 38 quốc gia, gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và Úc, đã nộp lên chính phủ nước sở tại danh sách hàng loạt những kẻ bức hại mới nhất trong hệ thống ĐCSTQ, yêu cầu cấm những người ác này và gia đình họ được phép nhập cảnh, đồng thời đóng băng tài sản của họ.
Đường Nhất Quân, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đương nhiệm của ĐCSTQ, Bí thư Đảng tổ, kiêm thành viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, là người giữ chức vụ cao nhất trong danh sách này.
Theo thông tin công khai, ông Đường Nhất Quân, nam, quốc tịch Trung Quốc, sinh tháng 3/1961, quê ở huyện Cử, tỉnh Sơn Đông, là Đảng viên ĐCSTQ.
Từ tháng 4/2010 – 2/2011, ông giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật.
Từ tháng 1/2018 – 4/2020, ông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh, kiêm tỉnh trưởng.
Từ tháng 4/2020 đến nay, ông giữ chức Bí thư Đảng tổ, kiêm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương.
Minghui.org đưa tin, ông Đường Nhất Quân đã xây dựng và thúc đẩy các chính sách đàn áp và các hoạt động bức hại đối với Pháp Luân Công trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Tư pháp của mình.
Trong đó, ngày 25/3/2020, trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp công bố “Ý kiến về việc tăng cường xây dựng nông thôn dựa trên pháp luật” do Ủy ban Trung ương ĐCSTQ ban hành, chỉ rõ cần nghiêm trị các tổ chức tà giáo ở nông thôn.
Minghui.org chỉ ra, Pháp Luân Công tất nhiên không phải là tà giáo, nhưng ĐCSTQ và Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp luật và Bộ Tư pháp dưới sự kiểm soát của đảng này, đã nhắm mục tiêu chính vào Pháp Luân Công.
“Ý kiến” này được đưa ra 1 tháng trước khi ông Đường Nhất Quân trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Bộ trưởng Bộ Tư pháp trước đó là ông Phó Chính Hoa sau này đã bị ‘ngã ngựa’). “Ý kiến” này đã được thúc đẩy trong nhiệm kỳ của ông Đường Nhất Quân.
Sau đó, tháng 6/2021, Bộ Tư pháp đã phát động chiến dịch 2 năm trên toàn quốc có tên “Cải tổ nông thôn của nhà nước pháp quyền”, liên quan đến việc lập kế hoạch bí mật và thực hiện cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Báo cáo đặc biệt đề cập rằng Đường Nhất Quân đã công bố một “nội quy” nhà tù mới được sửa đổi trong nhiệm kỳ của mình, liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Công.
Ngày 24/8/2021, Bộ Tư pháp ĐCSTQ đã công bố “Quy chế làm việc trong tù và đánh giá tội phạm” mới sửa đổi, được thực hiện từ ngày 1/10/2021. Trong đó, lần đầu tiên, các quy định đánh giá đối với tù nhân đã liệt kê 2 cụm từ “Pháp Luân Công” và “tà giáo” cùng nhau.
Quy định này đã vu khống Pháp Luân Công tại khoản 5 của Điều 23, biến các học viên Pháp Luân Công thành những người không đủ tiêu chuẩn, và tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp trong các nhà tù.
Minghui.org đưa tin, trong quy định này, đối với các phạm nhân đang thi hành án tù, đánh giá dựa trên việc tính điểm sẽ xác định mức án thực sự phải thi hành. Vì “việc chuyển hóa học viên Pháp Luân Công” được liên kết với “điểm đánh giá” và “giảm án”. Kết quả là các tù nhân đã tuân theo mệnh lệnh của cai ngục, ngang nhiên bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Báo cáo tin rằng về mặt hướng dẫn chính sách, “quy tắc” mới được sửa đổi này đã thúc đẩy và tăng cường sự bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ bất hợp pháp trong các nhà tù. Do đó, dẫn đến việc các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong tù phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau, khiến số lượng lớn học viên Pháp Luân Công bị bức hại, dẫn đến tàn phế hoặc tử vong vẫn ở mức cao. Ông Đường Nhất Quân có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo trong vấn đề này.
Phóng viên của Epoch Times phát hiện, trước đây, Bộ Tư pháp ĐCSTQ đã ban hành hoặc sửa đổi ít nhất 2 văn bản tương tự, gồm “Quy định của Bộ Tư pháp về việc chấm điểm, đánh giá, khen thưởng và trừng phạt tội phạm” (số 158, ban hành năm 1990) và “Quy định về chấm điểm và đánh giá tội phạm” năm 2016 (số 68, ban hành năm 2016).
Quy định mới nhất là “Quy chế làm việc trong tù và đánh giá tội phạm” (số 3, ban hành năm 2021). So với “quy chế” trong ấn bản năm 2016, nội dung ấn bản năm 2021 nói trên đề cập đến việc bức hại Pháp Luân Công mới được bổ sung.
Ngày 23/8, ông Ngô Thiệu Bình, luật sư nhân quyền lưu trú tại Hoa Kỳ, nói với Epoch Times rằng: “Đường Nhất Quân đã thông qua ‘Quy chế làm việc trong tù và đánh giá tội phạm’ mới ngay sau khi ông ta nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp, và lần đầu tiên liệt kê rõ ràng Pháp Luân Công là ‘tà giáo’, điều xưa nay chưa từng có, Bộ Công an cũng chưa từng làm.”
Ông nói: “Với tài liệu này, họ có thể bức hại các học viên Pháp Luân Công trong tù một cách công khai và vô đạo đức hơn. Ngoài ra, việc học viên Pháp Luân Công kiên định với đức tin của mình trong môi trường khắc nghiệt này, càng cho thấy giá trị tinh thần đáng quý của họ.”
Kể từ cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân vào tháng 7/1999, hàng trăm luật sư nhân quyền ở Trung Quốc Đại Lục đã biện hộ vô tội cho hàng ngàn học viên Pháp Luân Công bị oan. Điều này đã vạch trần một cách hiệu quả tội ác của bè lũ Giang Trạch Dân của ĐCSTQ; theo quy định của pháp luật, họ đã vi phạm luật pháp, vi phạm hiến pháp và bức hại tín ngưỡng.
Cuộc đàn áp các tín đồ Pháp Luân Công của ĐCSTQ thường được chụp lên chiếc mũ “phá hoại việc thực thi pháp luật”. Nhưng sự đồng thuận của các luật sư bào chữa cho học viên Pháp Luân Công là ĐCSTQ và cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân mới chính là những kẻ thực sự phá hoại việc thực thi pháp luật.
Ngày 27/11/2015, ông Trương Tán Ninh, luật sư nổi tiếng, kiêm giáo sư của Trường Luật của Đại học Đông Nam, đã biện hộ vô tội cho học viên Pháp Luân Công Ngô Hồng Vệ. Trước tòa, ông cáo buộc rằng cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân và Phòng 610 được thành lập bất hợp pháp của ông ta, đã vi phạm Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc, khi tước bỏ quyền tự do tín ngưỡng của công dân một cách bất hợp pháp.
Khi đó, ông ông Trương Tán Ninh nói: “Giang Trạch Dân mới chính là kẻ phá hoại việc thực thi luật pháp. Giang Trạch Dân mới chính là tội phạm chính thực sự.” Khán giả trong phòng xử án vỗ tay tán thưởng trước những phát ngôn của ông.
Luật sư nhân quyền Ngô Thiệu Bình: Nền “pháp trị” của ĐCSTQ là giả, việc đàn áp người dân là thật
Tháng 3/2018, ĐCSTQ đã thành lập “Ủy ban quản lý đất nước bằng pháp luật”. Lãnh đạo ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, giữ vai trò là giám đốc. Các ông Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Vương Hỗ Ninh là phó giám đốc.
Giám đốc văn phòng là ông Quách Thanh Côn. Hai ông Trần Nhất Tân và Đường Nhất Quân là phó giám đốc văn phòng. Còn ông Phó Chính Hoa, cựu Bộ trưởng Tư pháp, từng là phó giám đốc Ủy ban Pháp quyền, nay đã ‘ngã ngựa’.
Luật sư Ngô Thiệu Bình nói rằng ĐCSTQ không có nhà nước pháp quyền, và không tồn tại nhà nước pháp quyền trong xã hội hiện đại. Thứ “Pháp quyền” của ĐCSTQ chỉ phản ánh việc quản lý người dân nhân danh pháp luật.
“Pháp luật” chỉ là một công cụ cai trị toàn trị, một lớp vỏ ngụy thiện, để đàn áp người dân và duy trì chế độ độc tài của họ. Nhà nước pháp quyền hiện đại chân chính có tiền đề dựa trên việc bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, và ước thúc quyền lực.
Luật sư Ngô Thiệu Bình đã hành nghề ở Đại Lục nhiều năm. Ông nói rằng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, trong các vụ án hình sự thông thường đã có vô số án oan sai, huống hồ là các vụ án nhạy cảm, như tự do tín ngưỡng liên quan đến an ninh của chế độ. Tất cả các vụ án đều được thêm vào các tội danh, và là những vụ án oan sai.
Dưới ngọn cờ pháp quyền, công an, viện kiểm sát và bộ Tư pháp là những công cụ độc tài, được ĐCSTQ sử dụng để áp bức người dân. Họ có thể tùy ý xây dựng “pháp luật” mà họ cần, để quán triệt việc thực hiện. Quy định mới của ông Đường Nhất Quân cũng như vậy.
Về cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ được báo cáo trên toàn thế giới, Luật sư Ngô Thiệu Bình nói: “Việc liên tục đưa tin về cuộc bức hại nhân quyền của ĐCSTQ sẽ giúp thế giới hiểu rõ hơn về tà ác của ĐCSTQ, và nhận ra sự nguy hại và nguy hiểm đối với thế giới văn minh khi chế độ ĐCSTQ tồn tại. Hãy kêu gọi nhiều người hơn thức tỉnh, và cả thế giới đều phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ, cùng nhau xóa sổ ĐCSTQ, khối ung thư lớn nhất thế giới của xã hội loài người.”
Báo cáo nói trên của Minghui.org cũng đề cập rằng theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 1/2020 – 4/2022, trên khắp Trung Quốc, ít nhất 278 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết.
Hầu hết các học viên này đã bị giam giữ, bức hại và tra tấn trong tù, hoặc các cơ sở giam giữ khác do Bộ Tư pháp quản lý. Trong số đó, 37 người trực tiếp bị tra tấn đến chết trong tù. Các học viên Pháp Luân Công khác bị tra tấn gây tổn thương và tàn tật trong tù nhiều không kể xiết.
Báo cáo đã đề cập đến một số trường hợp học viên bị Đường Nhất Quân bị bức hại đến chết, sau khi ông ta giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp, như Lưu Hy Vĩnh, Lã Quan Như, Doãn Quốc Chí, Công Phi Khởi, Phó Quý Hoa và Tô Vân Hà…
Ngoài ra, khi Đường Nhất Quân công tác tại tỉnh Chiết Giang và Liêu Ninh, ông ta cũng bức hại Pháp Luân Công tại đó.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và người dân được đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người. Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế. |
Bình Minh (t/h)
Từ khóa Pháp Luân Công Cuộc đàn áp Pháp Luân Công Dòng sự kiện Đường Nhất Quân