Chân dung Trần Chí Lập – Người tình của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân
- Blog Đường Dĩnh
- •
Có một hình ảnh được biết đến như là “kỳ quan lịch sử quân đội đảng Cộng sản Trung Quốc” từng một thời lan truyền nóng trên internet, đó là hình ảnh tình nhân Trần Chí Lập của cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân mặc thường phục chụp hình chung với các tướng lĩnh Cộng sản Trung Quốc. Những người quen thuộc với quan trường đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ ra, vị trí ngồi của bà Trần Chí Lập là ghế thứ 6 của Quân ủy Trung ương, cho rằng “kỳ quan” này không chỉ không có trong lịch sử quân sự của đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử quân sự thế giới.
Bối cảnh hình ảnh được cho là “kỳ quan lịch sử quân đội Trung Quốc”
Theo nguồn tin từ Báo Quân đội Trung Quốc, ngày 04/11/2003 Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân và Phó Chủ tịch là ông Hồ Cẩm Đào đã tham gia “Hội nghị Trường học và Viện Nghiên cứu toàn quốc lần thứ 15 ” của quân đội Trung Quốc tại Bắc Kinh. Khi đó các nhân vật quan trọng như Phó Chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng, Tào Cương Xuyên, Ủy viên Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Lương Quang Liệt, Liêu Tích Long, Lý Kế Nại đều tham gia hội nghị. Ông Giang Trạch Dân đã dân theo “người tình” Trần Chí Lập cùng tham gia sự kiện này. Trong quá trình tham gia đã chụp bức ảnh chung, lúc chụp ảnh mọi người phải xếp hàng theo thứ tự vị trí cấp bậc, bà Trần Chí Lập mang thường phục nhưng ngồi vào vị trí thứ 6, chen vào trong đội ngũ tướng lĩnh quân đội mặc đồng phục. Vào thời điểm đó bà Trần Chí Lập chỉ là Ủy viên Chính phủ và là Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh, không có bất cứ liên quan gì với quân đội. “Kỳ quan” này cho thấy rõ mối quan hệ khác thường giữa ông Giang Trạch Dân và bà Trần Chí Lập, vì vậy mà nhiều người chế nhạo là “tạo ra một kỳ tích trong lịch sử của quân đội đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Người tình cấp cao nhất của ông Giang Trạch Dân
Những nguồn tin công khai cho thấy, những năm 1980 toàn Ủy ban thành phố Thượng Hải đều biết mối quan hệ nam nữ bất chính giữa bà Trần Chí Lập và ông Giang Trạch Dân. Trong số tình nhân của ông Giang Trạch Dân, bà Trần Chí Lập được xem là có vị trí cấp cao nhất, và Trần cũng “nặng tình” nhất với Giang. Giang quan hệ thân mật với một người dung mạo bình thường như Trần kéo dài nhiều thập niên, không phải là do gắn bó tình cảm thông thường mà là quan hệ chính trị lợi dụng lẫn nhau. Bà Trần Chí Lập là một thành viên trong “bang Thượng Hải” của Giang. Trần sinh tháng 11/1942, tốt nghiệp Khoa Vật lý của Đại học Phúc Đán năm 1964. Năm 1968 bà Trần Chí Lập làm làm việc tại Viện nghiên cứu Gốm sứ Thượng Hải, cùng cơ quan con trai cả Giang Miên Hằng của Giang Trạch Dân. Sau khi ông Giang Trạch Dân được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải, qua giới thiệu của con trai Giang Miên Hằng, Giang đã kết thân với Trần. Năm 1988, Trần được Giang bổ nhiệm “trọng trách” làm Trưởng ban tuyên truyền Thượng Hải, bất ngờ từ một nhân vật vô danh trở thành có vai vế trong Thành ủy Thượng Hải. Người trong Thành ủy Thượng Hải ai cũng hiểu Trần làm sao có được vị trí đó. Vào thời điểm đó, bà Trần Chí Lập và ông Tăng Khánh Hồng còn chưa được gọi là “tay phải và tay trái” của Giang Trạch Dân. Sự kiện Giang Trạch Dân chỉnh đốn tờ “Diễn giải Kinh tế Thế giới” ở Thượng Hải là trọng tâm của phong trào dân chủ năm 1989 ở Thượng Hải. Trong sự kiện này có vai trò tích cực của bà Trần Chí Lập, tham gia trấn áp Tổng Biên tập Khâm Bản Lập và nỗ lực bảo vệ lợi ích của Giang Trạch Dân, thậm chí bày tỏ sẵn sàng “giơ đầu chịu báng” thay Giang.
Sau sự kiện đàn áp Thiên An Môn ngày 4/6/1989, bà Trần Chí Lập đã ra lệnh sa thải những nhân viên tờ Diễn giải Kinh tế Thế giới và cấm họ tiếp tục hành nghề. Khi Tổng Biên tập Khâm Bản Lập sắp qua đời, bà Trần Chí Lập còn đến bên giường bệnh của ông đọc quyết định khai trừ khỏi Đảng đối với ông, đến lúc sắp chết ông Khâm Bản Lập còn bị bà Trần Chí Lập tra tấn vì không chịu vâng lời. Sau khi Giang Trạch Dân vào Trung Nam Hải đã muốn đưa Trần Chí Lập đến Bắc Kinh để giao phó “trách nhiệm nặng nề”. Tuy nhiên, dưới sự phản đối của nguyên lão Tống Bình, cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương, tâm nguyện của Giang luôn bị cản trở.
Vào năm 1997, ông Đặng Tiểu Bình bị bệnh nặng, nhờ đó Giang thao túng quyền lực, và cuối cùng Trần cũng chuyển được đến Bắc Kinh, bà Trần Chí Lập từ Thượng Hải được chuyển đến Bắc Kinh làm Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục. Có chuyện hài hước là tại cuộc họp đầu tiên với các cán bộ Ủy ban Giáo dục, bà Trần Chí Lập lại thao thao bất tuyệt về cuộc sống riêng tư, nào là chuyện hôn nhân rất hạnh phúc, tình cảm với chồng quá tuyệt vời…., khiến nhiều người phải ngao ngán thở dài. Năm 1998, Giang Trạch Dân bổ nhiệm Trần Chí Lập làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, sau khi làm Bộ trưởng, bà Trần Chí Lập thường xuyên công du nước ngoài, vì thế mà Trần được các Hiệu trưởng Đại học đặt cho biệt danh “Đại sứ lưu động Âu –Mỹ”. Đã nhiều lần bà Trần Chí Lập bị giới trí thức lên án, tiêu biểu là sự kiện hơn 1.200 giáo sư thuộc 80 trường đại học ký thư chung gửi trung ương, kêu gọi cấp bách cải cách hiện trạng giáo dục. Dưới luận tội của đông đảo trí thức, cuối cùng bà Trần Chí Lập đã phải từ chức. Nhưng nhờ bảo vệ của Giang, sau khi từ chức, vị thế của Trần lại càng cao hơn, trở thành Ủy viên Chính phủ phụ trách Giáo dục và Y tế. Trong số 32 đoàn đại biểu của Quốc hội Trung Quốc có 27 đoàn đã phản đối bà Trần Chí Lập làm Ủy viên Chính phủ.
Phá nát hệ thống giáo dục của đảng Cộng sản Trung Quốc vốn đã yếu kém
Lĩnh vực giáo dục phải là một “vùng đất thuần khiết”, nhưng bà Trần Chí Lập đã thúc đẩy cái gọi là “tầm nhìn kinh tế dài hạn”, thúc đẩy thực hiện “công nghiệp hóa giáo dục”. Như vậy trường học đã trở thành một lĩnh vực giao dịch kinh doanh ô uế, học phí giáo dục ngày càng cao, hiện tượng học thật nhưng bằng giả, dùng tiền mua bằng cấp tràn lan gây làn sóng phẫn nộ trong xã hội. Sau khi hành vi bán lãnh thổ Trung Quốc của ông Giang Trạch Dân bị đưa ra ánh sáng, vào tháng 12/2001 bà Trần Chí Lập chỉ thị cho Bộ Giáo dục phải sửa lại lịch sử, không còn được gọi Nhạc Phi (Yue Fei, 1103 – 1142) và Văn Thiên Tường (Wen Tianxiang, 1236 – 1283) là anh hùng dân tộc, biến kẻ phản bội Lý Hồng Chương (Li Hongzhang, 1832 – 1901) thành người yêu nước, nhằm chuẩn bị “tẩy trắng” hành vi bán nước của Giang, đã dẫn đến làn sóng phản đối rộng khắp trong xã hội.
>>Báo Trung Quốc vô tình lôi ông Giang Trạch Dân ra vì “hiệp ước bất bình đẳng”
Bà Trần Chí Lập đã sử dụng giáo dục như một phương tiện quan trọng để củng cố vị thế chính trị của Giang Trạch Dân, hòng tẩy não học sinh ngay từ trường tiểu học, dùng giáo dục để truyền bá hận thù và dối trá. Tổ chức chiến dịch ký tên chung trong các trường học để các học sinh tiểu học và trung học ký tên ủng hộ cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân. Bà Trần Chí Lập chủ quản hệ thống giáo dục Trung Quốc kéo dài 7 năm, đã bằng mọi cách hủy hoại hệ thống giáo dục vốn dĩ đã yếu kém, đầu độc thế hệ trẻ bằng mọi thủ đoạn. Cải cách giáo dục hỗn loạn, chất lượng giáo dục suy thoái, phong cách giảng dạy và học tập bệ rạc lạc hậu; cờ bạc và nạn đạo văn tràn ngập khuôn viên nhà trường; chất lượng học sinh suy giảm trầm trọng, sinh viên tốt nghiệp, ra trường thất nghiệp tràn lan. Mọi người ai nấy căm hận hiện trạng giới giáo dục, từng có người phải hét lên: “Loại phụ nữ như Trần Chí Lập không xử tử không làm mọi người nguôi ngoai căm hận.”
Về ẩu đả giữa “người phụ nữ thép” và “kỹ nữ”
Thực tế, giới quan trường Trung Quốc rất nhiều người khinh bỉ bà Trần Chí Lập, mọi người gọi sau lưng là “Trần kỹ nữ”. Chiều 14/11/2012, đột nhiên bùng nổ thông tin trên mạng internet Trung Quốc đại lục: Xảy ra vụ ẩu đả sau kết thúc bầu cử Ủy ban Trung ương Đại hội 18, vụ ẩu đả xảy ra giữa hai người phụ nữ là “người đàn bà thép” Ngô Nghĩa (Wu Yi) và tình nhân Trần Chí Lập của Giang Trạch Dân! Đại hội hỗn loạn. Trên mạng xã hội, nhiều người đã chia sẻ: “Nghi thức bế mạc Đại hội 18 có màn đánh võ giữa ‘đàn bà thép’ Ngô Nghĩa (Wu Yi) và ‘kỹ nữ’ Trần Chí Lập. Sau khi Ngô Nghĩa nghe đọc danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương và biết những ai vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, đã phẫn nộ vì hàng lậu phái Giang bị nhét vào danh sách nên không cầm lòng được buộc miệng chửi khẽ ‘Trần kỹ nữ’, dù âm thanh không lớn nhưng đủ đến vị trí ghế ngồi của bà Trần Chí Lập, không cầm lòng được Trần đứng bật lên gây chiến. Khi đó ông Giang Trạch Dân muốn kéo hai người ra nhưng ngay cả việc đứng lên cũng khó khăn, chỉ biết đập tay xuống bàn”. Thậm chí có người chia sẻ trên Weibo rằng, thời điểm đó Ngô Nghĩa dù đã ngoài 70 tuổi nhưng không hề chùn tay, đã giáng cho Trần Chí Lập hai bạt tai.
Buổi chiều cùng ngày, trên Sina Weibo tại Trung Quốc đại lục người ta đã xác nhận rằng thông tin “khủng khiếp” này đã được đăng tải trên blog của Giám đốc điều hành Lưu Nhuệ Đông (Liu Ruidong) Công ty Quốc tế Mỹ Lâm (Merrill Lynch International) tại Hồng Kông, theo đó “khẳng định thông tin vụ ẩu đả sau hội nghị là sự thật! Hiển nhiên giới báo chí không được phép đưa tin!”. Sau đó Weibo này đã nhận được chia sẻ nóng của dân mạng xã hội. Tuy nhiên, thông tin đã nhanh chóng bị xóa, và từ “hội trường đánh nhau” (hội trường đả giá) bị kiểm duyệt. Chính điều này đã trở thành một trong những bằng chứng cho thấy thông tin này là đúng.
Ngô Nghĩa đã cản trở Trần Chí Lập kiếm tiền
Ngay từ hồi tháng 8/2004, Ngô Nghĩa và Trần Chí Lập đã thù oán nhau. Khi đó Ngô Nghĩa là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế, đã đưa ra những lời chỉ trích nghiêm trọng về hiện trạng của Bộ Y tế Trung Quốc. Phó Thủ tướng Ngô Nghĩa cùng phe Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cùng quan điểm cho rằng Trung Quốc không nên bỏ mặc các bệnh viện công trên toàn quốc, quá trình thị trường hóa nên có giới hạn, nếu không thực trạng người không có tiền sẽ không được chữa bệnh sẽ ngày càng nhiều. Nhưng Bộ Y tế do phái Giang mà tiêu biểu là bà Trần Chí Lập kiểm soát thì tích cực đi theo hướng thương mại hóa. Do đó Ngô Nghĩa là trở ngại lớn đối với chính sách triệt để thương mại hóa y tế của giới quan tham phái Giang mà đại biểu trong ngành y tế là bà Trần Chí Lập, vì thế Ngô Nghĩa trở thành cái gai trong mắt Trần Chí Lập.
Blog Đường Dĩnh
Xem thêm:
Từ khóa Giang Trạch Dân Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trần Chí Lập Pháp Luân Công