Chuyên gia phân tích sự khác biệt giữa COVID-19 và viêm phổi mycoplasma
- Lý Đức Tín
- •
Gần đây, bệnh viêm phổi không rõ nguồn gốc đã bùng phát ở nhiều tỉnh ở Trung Quốc và xuất hiện một số lượng lớn bệnh nhân nặng bị bệnh phổi trắng, mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức tuyên bố rằng nguyên nhân là do sự lây lan đồng thời của từ 7 đến 16 loại virus. Một số chuyên gia đã phân tích, virus corona mới và mycoplasma khiến người ta đặt câu hỏi liệu các quan chức ĐCSTQ có đang che đậy dịch bệnh hay không.
Bùng phát bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân trên toàn Trung Quốc
Gần đây, bệnh viêm phổi không rõ nguồn gốc đã bùng phát ở nhiều nơi tại Trung Quốc, nhiều trường học và nhà trẻ bắt đầu cho học sinh tạm nghỉ. Bệnh viện nhi ở Bắc Kinh và khoa nhi của các bệnh viện lớn khác luôn đông đúc người đến điều trị cả ngày lẫn đêm. Việc hàng ngàn người phải xếp hàng chờ khám sốt hoặc cấp cứu mỗi ngày đã trở thành chuyện thường thấy, và phụ huynh cảm thấy suy sụp do phải chờ đợi khám trong thời gian dài. Trên mạng thậm chí còn lan truyền thông tin rằng Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Đại học Bắc Kinh và Bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh bị phụ huynh bao vây kháng nghị, các bậc phụ huynh thúc giục phía bệnh viện cử thêm bác sĩ khám bệnh, hoặc phân luồng các trẻ lớn hơn một chút đến các phòng khám sốt dành cho người lớn.
Một người đàn ông ở Hàng Châu mới đây đã phẫn nộ phàn nàn rằng Bệnh viện Nhi đồng Đại học Chiết Giang tung ra 1000 số chờ xếp hàng, nhưng bệnh nhân chờ suốt 7 tiếng vẫn không thể điều trị. Video đăng tải trên mạng cho thấy người đàn ông giận dữ nói với nhân viên bệnh viện: “Bác sĩ cũng rất vất vả, và tôi cũng thông cảm cho họ. Điều tôi đang tập trung bây giờ là vấn đề đăng ký khám. Nếu anh nói là nhìn thấy số thì chờ, nhìn không thấy thì đừng đưa ra cho tôi con số 1000 vé chờ, các người đúng là hoàn toàn không coi những bậc phụ huynh chúng tôi ra gì.”
Về vấn đề này, cư dân mạng tỏ ra đồng cảm: “Những gì ông ấy nói không có gì sai cả. Người ngoài không biết trong bệnh viện có bao nhiêu bác sĩ và bệnh nhân. Bản thân bệnh viện nên biết rõ hơn. Nếu không có năng lực lớn như thế thì sao lại đưa ra nhiều số chờ đến thế, khiến người ta mất công chờ, làm lỡ thời gian điều trị của trẻ! Con sốt 39 độ thôi đã khiến cha mẹ lo sốt vó, con gái tôi mỗi lần sốt gần 39 độ là co giật. Người khác cũng thế thôi, mỗi lần con sốt là khiến tôi sợ hãi. Thực sự không thể chậm trễ một phút được.”
Một số cư dân mạng chỉ ra: “Chúng tôi đang chỉ trích bệnh viện chứ không phải bác sĩ. Trước hết, bệnh viện tung ra hàng ngàn số chờ mà không tính đến sức chịu đựng của của nhân viên y tế. Bác sĩ không phải là con người sao? Nhân viên y tế không phải là con người sao? Họ cũng sẽ mệt chứ. Họ cũng cần phải nghỉ ngơi! Và với rất nhiều người và xếp hàng chờ đợi quá lâu, nếu tình trạng của đứa trẻ trở nên tồi tệ hơn thì sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm?
Một lớp học bị lây nhiễm hoàn toàn, cư dân mạng đặt câu hỏi về nguyên nhân gây bệnh
Vào ngày 30/11, hai bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội weibo của Trung Quốc, một là ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện, còn lại là ảnh chụp màn hình bài đăng của một giáo viên tại một trường học ở Hồ Nam, trong đó tiết lộ rằng mình bị sốt suốt đêm và có các triệu chứng ở như tay tê, run và ù tai, không thể ngủ cả đêm, ho dữ dội, nghẹt mũi, đau họng và đau phổi khi ho. Giáo viên này cũng đề cập đến việc học sinh trong lớp của mình đột nhiên bị sốt tập thể, phụ huynh gửi tin nhắn nói rằng con họ sốt cao vào nửa đêm và xin nghỉ học, gần như “cả lớp đều bị”, chỉ còn lại một học sinh không sốt nhưng “mẹ lo lắng đưa nên cũng đón về”.
Cuối bài đăng, vị giáo viên này nói: “Quá mạnh, thực sự nó quá mạnh, hôm qua vẫn còn ổn, nhưng hôm nay thì khô héo rồi.”
Nhiều cư dân mạng cảm thấy điều này có gì đó không ổn và nghi ngờ rằng ĐCSTQ đang sử dụng “viêm phổi do mycoplasma” để che đậy loại virus corona mới.
Cư dân mạng để lại tin nhắn với nội dung:
“Có vẻ như không có khả năng mycoplasma dẫn đến cả lớp bị sốt cao chỉ sau một đêm.”
“Một căn bệnh rất dễ lây lan như vậy, không phải cúm hay mycoplasma, tại sao tôi lại cảm thấy đó vẫn là loại virus corona mới?”
“Tôi cũng cảm thấy nó không giống mycoplasma, vì tỷ lệ lây nhiễm không cao, ngược lại nó giống virus corona mới hơn.”
Ngày 25/11, công dân Bắc Kinh Triệu Lâm (Zhao Lin) nói với “Tuần báo Tin tức Trung Quốc” (China News Weekly) rằng con gái cô bị sốt và ho, bệnh viện không tìm ra nguyên nhân nhưng xác định không phải do mycoplasma pneumoniae gây ra.
Trên thực tế, ngay từ ngày 21/11, Chương trình Giám sát các bệnh mới nổi (ProMED), một tổ chức theo dõi sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu, đã đưa ra cảnh báo về sự bùng phát lan rộng của một “bệnh hô hấp không xác định (viêm phổi)” ở trẻ em Trung Quốc, nhấn mạnh rằng dựa trên các báo cáo sơ bộ, “viêm phổi không rõ nguồn gốc” này khác với bệnh viêm phổi do mycoplasma mà Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố.
Chuyên gia phân tích sự khác biệt giữa viêm phổi do virus corona mới và bệnh viêm phổi do mycoplasma
Vậy rốt cuộc căn bệnh nào đã gây lây nhiễm lan rộng khắp Trung Quốc lần này? Đó là bệnh viêm phổi mycoplasma do ĐCSTQ tuyên truyền hay loại virus corona mới đang được dư luận phổ biến nghi ngờ?
Về sự khác biệt giữa virus corona mới và bệnh viêm phổi do mycoplasma, tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Dong Yuhong), chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình NTDTV rằng xét từ 3 năm dịch bệnh vừa qua, tốc độ lây nhiễm của virus corona mới là rất nhanh, nhưng mycoplasma thì khác. Virus corona mới có chỉ số lây truyền cơ bản lớn, thời gian ủ bệnh ngắn và lây truyền không có triệu chứng nên tốc độ lây truyền tổng thể nhanh hơn nhiều so với bệnh viêm phổi do mycoplasma.
Bà Đổng Vũ Hồng đưa ra dữ liệu và cho biết từ góc độ số sinh sản (R0), số sinh sản cơ bản (R0) của SARS-CoV-2 (virus corona mới) thường được ước tính là từ 2 đến 3, nhưng một số biến thể có thể cao hơn … Có thể lây lan nhanh chóng. Số sinh sản cơ bản (R0) của mycoplasma pneumoniae không bằng SARS-CoV-2 nhưng nhìn chung được coi là thấp hơn và tốc độ lây truyền tương đối chậm.
Hơn nữa, mặc dù mycoplasma là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, nhưng nhìn chung nó không thuộc nhóm A, B, C hoặc các loại bệnh truyền nhiễm đáng chú ý khác do khả năng lây nhiễm thấp và tác động cũng như tác hại rất nhỏ đến cộng đồng.
Bà Đổng cũng cho biết, “Mức oxy trong máu của một số người giảm xuống 90% sau khi đến bệnh viện. Điều này chỉ xảy ra với trường hợp nhiễm virus corona mới. Đó là một biểu hiện thiếu oxy thầm lặng. Cơ thể con người có thể chịu đựng những tổn thương trên đường hô hấp do nó gây ra thì đến thời điểm kiểm tra đã là đến giai đoạn rất muộn. Cho nên có rất nhiều đặc trưng thế này, bùng phát nhanh chứ không như nhiễm mycoplasma đơn giản, nhẹ, hay các loại virus hợp bào hô hấp nhẹ khác. E là chỉ có loại virus COVID-19 mới đủ điều kiện. Hoặc đó là một bệnh nhiễm trùng do virus corona mới thống trị hoặc là một bệnh nhiễm trùng có khả năng miễn dịch tổng thể thấp và các bệnh lây nhiễm hỗn hợp khác. Nhưng rất đáng tiếc là hiện nay, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc Đại Lục vẫn chưa minh bạch, không có số liệu. Dữ liệu dịch bệnh phải minh bạch thì mới có thể thực sự giúp ích cho Trung Quốc Đại Lục.”
Ngoài ra, bà Đổng Vũ Hồng cũng phân tích trong chương trình “Khỏe mạnh 1 + 1” của NTDTV rằng virus corona mới và mycoplasma là hai thứ khác nhau về bản chất và bệnh viêm phổi mà chúng gây ra cũng rất khác nhau.
Bà chỉ ra rằng phổi của người bình thường chứa đầy không khí và xuất hiện màu đen trên tia X. Nếu phổi bị viêm và viêm xâm nhiễm, phù nề thì nhìn vào phổi sẽ có màu trắng, thường gọi là phổi trắng. Đây là đặc điểm của bệnh viêm phổi nặng do virus corona mới gây ra, vết thương sẽ vượt quá 3/4. Dấu hiệu của bệnh nhân viêm phổi do mycoplasma rõ ràng là khác nhau, biểu hiện cụ thể là tổn thương phế quản tập trung, thành phế quản dày lên, hiếm khi xâm lấn thùy phổi. Bệnh viêm phổi do mycoplasma nói chung không gây ra bệnh phổi trắng.
Vì vậy, bằng cách so sánh phân tích chuyên môn của Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng từ góc độ y tế, đồng thời xem xét biểu hiện của người bệnh và những bình luận được cư dân mạng đăng tải trên mạng, chúng ta có thể thấy một chút về bản chất thực sự của căn bệnh viêm phổi không rõ nguồn gốc này.
Tập Cận Bình ra lệnh không phóng đại dịch bệnh, nhưng người dân không tin thông báo chính thức
Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, ngày 19/11 một người đàn ông 61 tuổi ở Hàng Châu bị nhiễm cúm A và sốt cao trên 39°C. Ông đã đến Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Thiệu Dật Phu (Sir Run Run Shaw Hospital) thuộc Đại học Chiết Giang để khám bệnh. Bác sĩ trưởng khoa Chu Kiến Thương (Zhou Jiancan) cho biết: “Bệnh nhân khi đến viện đã bị viêm phổi rất nặng, khó thở, độ bão hòa oxy kém, xuất hiện ‘phổi trắng’ ở phổi trái, sốt cao, kết hợp nhiễm khuẩn”. Người đàn ông này được điều trị bằng các phương pháp như đặt nội khí quản và đặt máy thở. Và việc được đặt nội khí quản, đặt máy thở không khỏi khiến người ta nhớ đến cảnh tượng thời kỳ dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Theo báo cáo, bệnh nhân phải nhập viện để điều trị do bị nhồi máu não vào tháng 6 năm nay. Tiến sĩ Chu Kiến Thương cho biết, những người có yếu tố nguy cơ cao, có nguy cơ mắc bệnh nặng tương đối cao sau khi nhiễm cúm A.
Nhưng cư dân mạng rõ ràng không đồng tình với nhận định này. Có người để lại bình luận: “Nếu cúm A âm tính thì có liên quan đến nhồi máu não không? Nhồi máu não có thể gây ra phổi trắng?! Chắc là do bệnh lý có từ trước chứ không phải do cúm A trực tiếp gây ra sao?” !? Hoặc có thể là do COVID-19!”
Có cư dân mạng nói thẳng: “Năm ngoái triệu chứng này gọi là COVID-19, gọi một cách thông dụng là ‘dương tính rồi’.”
Ông Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), chuyên gia virus học người Mỹ, cho biết: “Tôi nghĩ làn sóng lây nhiễm đường hô hấp hiện nay ở Trung Quốc chắc chắn không chỉ do bệnh viêm phổi do mycoplasma gây ra. Chính quyền ĐCSTQ chắc chắn đang che giấu tình hình thực tế”.
Tuy nhiên, trong khi ĐCSTQ tuyên bố rằng đợt bùng phát hiện nay là do nhiều loại bệnh lây nhiễm do virus và vi khuẩn gây ra, thì họ cũng yêu cầu người dân phải tiêm phòng. Vào ngày 29/11, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc tuyên bố rằng các nhóm trọng yếu có nguy cơ cao, nên được tiêm chủng càng sớm càng tốt.
Về vấn đề này, ông Lâm Hiểu Húc cho rằng: “Tình hình thực tế là thế nào? Người dân Trung Quốc chưa thấy bất kỳ dữ liệu xét nghiệm nào, cũng như số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ ca bệnh nặng và ca tử vong. Thiếu rất nhiều thông tin quan trọng. Bạn không biết nguyên nhân gì đã gây ra làn sóng dịch bệnh này và tại sao nó lại lây lan nhanh như vậy. Chưa rõ nguyên nhân cụ thể, nhưng lại nói cần phải tiêm vắc-xin để phòng ngừa, đây chẳng phải là điều nực cười ư?”
Và phản ứng của ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, trước làn sóng viêm phổi chưa rõ nguồn gốc đe dọa này như thế nào?
Vào ngày 26/11, một nguồn tin ở Bắc Kinh thân cận với Văn phòng Trung ương ĐCSTQ và quân đội ĐCSTQ, có hóa danh là Dương Thanh (Yang Qing), đã tiết lộ với Epoch Times rằng bệnh viêm phổi do mycoplasma, hay còn gọi với những cái tên như cúm, đã được tuyên bố bởi ĐCSTQ, bây giờ truyền thông bên ngoài Trung Quốc không được phép phỏng vấn. Nghe nói rằng đây chính là ý của ông Tập Cận Bình. Bởi vì ông Tập vừa tới San Francisco dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung vào giữa tháng 11, tuyên bố cái gọi là “tình hữu nghị” với thế giới bên ngoài, đồng thời Trung Quốc gần đây đã mở chính sách miễn thị thực cho nhiều nước, hiện giờ trong nước xảy ra dịch bệnh, nên cần nói là bệnh cúm thông thường, hoặc cái tên khác nào đó. Nếu nói đây là đợt bùng phát quy mô lớn của các biến thể virus corona mới thì người từ nước ngoài sẽ không đến Trung Quốc.
Mặc dù ông Tập Cận Bình muốn che đậy vấn đề này, nhưng việc ĐCSTQ nhất quyết gọi nhiều trường hợp bệnh phổi trắng do viêm phổi không rõ nguồn gốc là mycoplasma, thì ngay cả người dân thường cũng không tin.
Từ khóa Dịch bệnh ở Trung Quốc Viêm phổi mycoplasma Dòng sự kiện COVID-19