Môi trường kinh tế ngày càng xấu đi ở Trung Quốc, cộng với mức thuế quan cao mà Hoa Kỳ áp dụng đối với các sản phẩm của Trung Quốc, đã khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn, làn sóng đòi lương ngày càng trầm trọng. Gần đây, các nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc Đại Lục chỉ ra rằng một lượng lớn các công ty Trung Quốc nợ lương, nhân viên đang đình công và đấu tranh đòi lương. Nhiều cư dân mạng đang bị nợ lương cũng đã xuất hiện trong phần bình luận.

Screen Shot 2025 05 02 at 11.39.48
Ngày 30/4, toàn thể nhân viên của Công ty TNHH Shengdi (Sinh Địch) có trụ sở tại Ô Trấn, thành phố Đồng Hương, tỉnh Chiết Giang đã đình công đòi lương. (Ảnh chụp màn hình)

Hồ Nam, Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Nội Mông đều chậm lương

Ngày 29/4 Đài Á Châu Tự Do đưa tin, do nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái và Hoa Kỳ áp thuế cao đối với các sản phẩm của Trung Quốc, các trường hợp nợ lương, nhân viên đòi lương và đình công đòi quyền lợi thường xuyên xuất hiện trên các nền tảng xã hội ở nhiều nơi tại Trung Quốc Đại Lục.

Ngày 24/4, hàng trăm công nhân của Công ty TNHH Dụng cụ thể thao Guangxin (Quảng Tân) ở huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam đã đình công phản đối việc công ty đóng cửa nhà máy mà không được bồi thường.

Một số nhân viên phản ánh, công ty đã không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định trong thời gian dài. Từ tháng Chín năm ngoái, công ty đã sa thải những nhân viên nữ trên 50 tuổi với lý do “đã đến tuổi nghỉ hưu” mà không trả tiền bồi thường hoặc hỗ trợ thủ tục nghỉ hưu, liên quan đến hơn 100 người.

Ngày 27/4, công nhân tại nhà máy Điện tử Shangda (Thượng Đạt), một công ty sản xuất bo mạch mềm FPC hàng đầu của Trung Quốc, đã đình công tại Toại Ninh, Tứ Xuyên, để phản đối tình trạng công ty chậm lương và an sinh xã hội trong thời gian dài.

Một số công nhân tiết lộ từ đầu năm nay công ty đã không trả lương và cũng không trả bảo hiểm xã hội kể từ tháng 6/2023. Đây không phải là lần đầu tiên Shangda chậm trả lương.

Ngay từ tháng Năm năm ngoái, các kênh truyền thông tự do của Tứ Xuyên tiết lộ rằng Shangda chưa bao giờ thực hiện lời hứa trả lương đúng hạn và nợ lương kéo dài khiến nhiều nhân viên không hài lòng.

Ngoài ra còn có báo cáo về tình trạng nợ lương trong dự án gia cố và cải tạo dự án Jiefangbei Diwang Plaza 2077 tại Trùng Khánh. Từ ngày 26/4 – 27/4, công trường xây dựng hỗn loạn, nhiều công nhân kéo đến công trường và đồn cảnh sát địa phương trong 2 ngày liên tiếp để đòi lương.

Ngày 28/4, hơn chục công nhân nhập cư ở Thiểm Tây cũng đến một phòng dự án ở làng Đoàn Kết, Tây An đòi lương. Theo nhân viên ở đây, họ chưa được trả lương kể từ tháng Hai.

Ngày 25/4, một số công nhân xây dựng tại Khu đô thị Jincan Royal Garden ở thành phố Thông Liêu, Nội Mông đã tập trung trên tầng thượng, cố gắng đòi lương bằng cách “nhảy lầu“.

Nhiều công ty Trung Quốc nợ lương gây ra làn sóng đòi lương

Ngày 30/4, video trên nền tảng mạng xã hội Douyin của Trung Quốc Đại Lục cho thấy, công nhân ở nhiều công ty đòi lương, các video này thực sự gây sốc.

Ví dụ, ngày 30/4, toàn bộ nhân viên của Công ty TNHH Shengdi (Sinh Địch) ở Ô Trấn, Chiết Giang đình công. Họ yêu cầu trả lương đã vài ngày nhưng vẫn chưa được đáp ứng.

Một cư dân mạng ở Chiết Giang cho biết: “Một công ty lớn như vậy đã phá sản!”

“Ngành công nghiệp đang được sắp xếp lại, người lao động là những người hạnh phúc nhất và ông chủ là những người thảm nhất!”

“Sẽ có phản ứng dây chuyền, gắng gượng lên!”

Nhiều video cho thấy gần đây có nhiều loại hình công ty nợ lương, gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cũng như các chợ đầu mối thương mại và nông sản, v.v. Hiện nay, một lượng lớn lao động nhập cư cũng đang đòi lương.

p3644632a465650541
Có rất nhiều vụ đòi lương trên nền tảng TikTok. (Ảnh chụp màn hình từ TikTok)

p3644633a360576458

Làn sóng đòi lương, phần bình luận tràn ngập tiếng than khóc

Người dùng Internet ở Quảng Tây và Quý Châu cho biết: Từ năm 2012 đến nay, Chi nhánh số 6 của Cục Đường sắt Trung Quốc số 25, đơn vị xây dựng Ga đường sắt Tĩnh Tây nợ tôi hơn 70.000 nhân dân tệ (khoảng 250 triệu VNĐ).”

“Công ty Jinchuan (Kim Xuyên) ở Phòng Thành Cảng, Quảng Tây nợ tôi 20.000 nhân dân tệ (khoảng 72 triệu VNĐ). Đã 1 năm trôi qua, hơn 20 công nhân của chúng tôi bị nợ lương.”

“Chúng tôi đã làm việc tại thành phố Phú Lực, Trùng Khánh cách đây 3 năm, bây giờ vẫn còn 30.000 nhân dân tệ (khoảng 107 triệu VNĐ) chưa trả.

Người dùng Internet từ Chiết Giang, Hà Nam, Hà Bắc và Vân Nam nói: Năm ngoái, Công ty Trung Ngô nợ lương chúng tôi hơn 100.000 nhân dân tệ (khoảng 365 triệu VNĐ).”

“Công ty Bối Dung Giang Tô nợ tôi 20.000 nhân dân tệ (khoảng 72 triệu VNĐ) 3 năm rồi.”

“Tôi còn phải đòi hơn 60.000 tệ (khoảng 215 triệu VNĐ) nữa. Còn hơn 10 công nhân nữa!”

“Tôi vẫn còn hàng trăm ngàn nhân dân tệ phải đòi, làm sao liên lạc được với họ?”

Người dùng Internet từ Sơn Tây, Tứ Xuyên và Nội Mông than thở: “Tôi làm việc tại Công ty TNHH Cơ điện tử Thiên Hàng Đường Sơn, họ nợ tôi tiền lương 1 năm năm ngoái.”

“Họ nợ lương chúng tôi, 3 người hơn 60.000 tệ (khoảng 215 triệu VNĐ).”

“Viện dưỡng lão La Hán Lâm ở huyện Tự Vĩnh, thành phố Lô Châu nợ lương tôi chưa trả.”

“Phủ Như Ý Vạn Đạt Xích Phong nợ tôi 10.000 tệ (khoảng 36 triệu VNĐ)!”

Người dùng Internet từ Thiểm Tây, Quảng Đông, Trùng Khánh và Tân Cương: Từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 4 năm nay, Công ty TNHH Xây dựng số 8 Du Lâm Trung Quốc Tiểu Tây Sa nợ lương tôi không trả.”

“Họ nợ lương tôi 7, 8 năm rồi.”

“Tôi làm việc tại một công trường xây dựng ở Châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng, Côn Minh, họ vẫn nợ tôi hơn 40.000 nhân dân tệ (khoảng 143 triệu VNĐ)!”

“Công ty TNHH Xây dựng và Lắp đặt Hoa Cao Uy Hải nợ tôi 49.300 nhân dân tệ (khoảng 176 triệu VNĐ).”

Môi trường kinh doanh của Trung Quốc xấu đi, cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung làm nền kinh tế trầm trọng hơn

Những vụ nợ lương phản ánh tình trạng quản lý yếu kém hiện nay của một số công ty Trung Quốc. Quý Phong, lãnh đạo phong trào sinh viên năm 1989, nói với Đài phát thanh Á Châu Tự do rằng ông vừa rời quê hương Quý Châu và trở về Bắc Kinh.

Trên đường đi, ông gặp nhiều chủ doanh nghiệp than thở về việc kinh doanh khó khăn, họ hầu như không kiếm được tiền và đang ở thế cùng đường. Họ bất lực, một số ông chủ thậm chí còn nói rằng họ thà đi tù còn hơn.

Ông Quý Phong nói: “Một khi tiền lương bị nợ, công nhân sẽ đến các cơ quan chính phủ để khiếu nại. Chỉ cần có khiếu nại, công ty sẽ phải tìm cách vay tiền để trả lương. Ví dụ, nếu tiền lương bị nợ 3 tháng, họ sẽ phải trả lương hàng tháng ngay cả khi phải đi vay tiền. Nếu họ không trả đúng hạn, chính phủ có thể bắt người.”

Ông Ngô Sắt Trí, uỷ viên ủy ban cố vấn của nhóm nghiên cứu Đài Loan kiêm giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc, cũng nói với Đài Á Châu Tự Do rằng mặc dù nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì tăng trưởng kể từ khi dịch COVID-19 kết thúc, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể, nhu cầu tiêu dùng yếu, tình hình việc làm xấu đi và các vấn đề liên tiếp xuất hiện.

Ông nói, dữ liệu việc làm gần đây do chính quyền Trung Quốc công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp ở thanh niên.

Ông cho biết sự ngờ vực của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) đã gia tăng. Chính sách thuế quan cao do Tổng thống Hoa Kỳ Trump thúc đẩy đã khiến tình hình kinh tế chung của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn. Dòng vốn chảy ra ồ ạt cùng với việc rút vốn đầu tư nước ngoài đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt việc làm.

Hơn nữa, ngành sản xuất của Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất, các công ty hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng trả lương cho nhân viên ban đầu. Vấn đề nợ lương đã xuất hiện và các công ty thậm chí phải sa thải nhân viên.