Cuộc thi “Ca sĩ 2024” tại Trung Quốc để giọng thô không chỉnh sửa, thách thức thực lực
- Dương Thiên Tư
- •
Khi cuộc thi “Ca sĩ 2024” tại Trung Quốc áp dụng hình thức phát sóng trực tiếp không qua chỉnh sửa, nhiều tài năng trẻ được khen ngợi từ thập niên 2000, hậu 1990, thậm chí cả hậu 1980 cũng không dám xuất hiện trong chương trình.
Ca sĩ hát trực tiếp (hát live) là điều bắt buộc ở các nước châu Âu và châu Mỹ, trong khi hát nhép lại nở rộ ở Trung Quốc.
Ngày 15/5, tập đầu tiên của “Ca sĩ 2024” tại Trung Quốc đạt 9,4 điểm trên Weibo. Đây cũng là chương trình âm nhạc có điểm số cao nhất trên weibo trong nhiều năm qua. Ngày 18/5, tỷ lệ xem trực tiếp trong thời gian thực cao nhất của tập thứ 2 của Kuyun đã vượt quá 1%, chứng tỏ sự khao khát hướng về “thực lực” của khán giả Đại lục.
Cuộc cạnh tranh phát sóng trực tiếp tập 2 của “Ca sĩ 2024” giữa Đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam và Mango TV đã kết thúc vào tối thứ Sáu (17/5). 7 ca sĩ mở màn vẫn thể hiện sức mạnh của những ca sĩ hát live giọng thật.
“Ca sĩ 2024” trở lại sau 4 năm. Ngay khi lên sóng đã tạo nên bước chuyển lớn – “phát sóng trực tiếp không qua chỉnh sửa”.
Ekip chương trình tiết lộ, ở giai đoạn đầu chuẩn bị, khi mời ca sĩ, chương trình từng bị rất nhiều người từ chối. Vì buổi phát sóng trực tiếp được thực hiện theo hình thức không qua chỉnh sửa giọng, nên sẽ thể hiện rõ ràng khả năng hát live của ca sĩ.
Ở 2 cuộc thi đầu tiên, người chiến thắng đều là thí sinh nước ngoài. Có thời điểm, “Ca sĩ 2024” được nâng lên thành “cuộc chiến bảo vệ làng nhạc Hoa ngữ”.
Hiện tượng chỉnh sửa, đệm âm thanh thường xuyên xảy ra trong các chương trình âm nhạc tại Đại Lục. Cả khán giả và ca sĩ dường như đều dần quen với âm thanh được xử lý hậu kỳ.
Tờ Beijing News từng dẫn lời chuyên gia A Kiệt (hóa danh) nói rằng nhiều ca sĩ không chỉ đại diện cho các cá nhân trên sân khấu, mà còn đại diện cho nhiều chuỗi lợi ích khác nhau, như công ty của họ và nền kinh tế người hâm mộ phía sau.
Việc gặp phải bất kỳ vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng nào cũng là điều cấm kỵ. “Hễ đột nhiên lạc nhịp, vỡ âm hoặc cuốn nhịp, ngoại giới sẽ hoài nghi về việc họ kiếm tiền quá dễ dàng…”
Trên thực tế, hát trực tiếp là bản chất và linh hồn của ca hát. Trong cuốn sách “Âm nhạc và cảm xúc: Lý thuyết và nghiên cứu”, học giả John A.Sloboda của Đại học London đã chỉ ra rằng khán giả nhạy cảm hơn với những cảm xúc chân thực trong âm nhạc, và dễ bị ấn tượng bởi những màn trình diễn tự nhiên và thiếu sót.
Một ngày sau khi ra mắt, “Ca sĩ 2024” đã thu hút được 1.352 từ khóa tìm tìm kiếm nóng trên toàn mạng Internet ở Trung Quốc Đại Lục, trong đó có 34 từ khóa đứng TOP 1, chương trình đã có hơn 230 triệu lượt phát. Giá trị thị trường của Mango Excellent Media cũng tăng vọt 4,92 tỷ nhân dân tệ (khoảng 680 triệu USD) chỉ sau một đêm.
Theo báo cáo, trong buổi ra mắt “Ca sĩ 2024”, Na Anh (Na Ying) bị chỉ ra đã “run rẩy vì hồi hộp” và quên lời bài hát, cuối cùng cô chỉ đứng ở vị trí thứ 3. Dương Thừa Lâm (Rainie Yang) xếp thứ 2 từ dưới lên do “loạn hơi thở và nốt cao gồng cứng”. Ca sĩ nước ngoài Chante Moore của Mỹ và Faouzia của Canada xếp ở top 2.
Những cụm từ như “quý bà 50 tuổi trấn thủ đất nước”, “cuộc chiến bảo vệ làng nhạc Hoa ngữ” đã trở thành những từ khóa được tìm kiếm hot trên mạng xã hội Weibo.
Sau khi các “ca sĩ” bị toàn bộ Internet chế giễu một cách điên cuồng, dữ liệu xếp hạng của chương trình đã bùng nổ, công ty đứng sau cũng đạt được cả danh tiếng và lợi nhuận.
Theo dữ liệu do tài khoản Weibo chính thức của đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam cung cấp vào ngày 11/5, “Ca sĩ 2024” đã giành được nhiều giải nhất, với tổng cộng 1.352 lượt tìm kiếm nóng trên toàn mạng, 142 lượt tìm kiếm nóng trên danh sách chính của Weibo và 34 từ chủ đề trên weibo danh sách chính TOP1, với hơn 7,3 tỷ lượt xem trên toàn bộ mạng Internet.
Từ khóa Ca sĩ 2024 Trung Quốc Na Anh Hát nhép Hát live