Đại hội Internet Thế giới lần 6: Vắng phương Tây, ĐCSTQ lôi kéo người tham gia
- Huệ Anh
- •
Đại hội Internet Thế giới lần thứ 6 được khai mạc hôm 20/10 tại Ô Trấn tỉnh Chiết Giang, mặc dù đơn vị tổ chức cho biết có khách mời đến từ 80 quốc gia và khu vực trên thế giới, nhưng có thông tin chỉ ra, để ngăn chặn tình trạng tẻ nhạt vắng vẻ sau khi khai mạc, chính quyền đã ra lệnh cho đơn vị tổ chức các diễn đàn cần phải đảm bảo có người trong thể chế tham dự theo thời gian đã bố trí.
Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Hoàng Khôn Minh đã tới tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu. Từ năm ngoái, quan chức cấp cao của ĐCSTQ tham dự hội nghị này đã giảm rõ rệt, 4 lần trước đó đều có Thường ủy Bộ Chính trị tham dự, gồm cả ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, nhưng năm ngoái và năm nay đều là Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Hoàng Khôn Minh tham dự.
Reuter đưa tin, ông Hoàng Khôn Minh đã đọc thư chúc mừng của ông Tập Cận Bình tại lễ khai mạc, ông Tập kêu gọi các nước gần “thuận theo trào lưu thời đại” ,“xây dựng cộng không gian mạng vì tương lai chung của nhân loại”.
Hoàng Khôn Minh nói, một số quốc gia nào đó đã lợi dụng cớ hợp tác, tấn công các quốc gia và doanh nghiệp khác, điều này làm gia tăng “tính bất ổn và tính đối lập” trong thế giới internet; “Tư duy chiến tranh lạnh, kẻ thắng – người thua, đang ngăn cản giao lưu trên không gian mạng; hành vi bá quyền, bắt nạt trên mạng Internet, đang làm nguy hại đến sự tin tưởng lẫn nhau trên không gian mạng”, v.v.
Phát biểu của ông Hoàng Khôn Minh không điểm tên cụ thể quốc gia nào. Tuy nhiên, Đại hội Internet năm nay được tổ chức trong bối cảnh quan hệ lợi ích Mỹ – Trung đăng căng thẳng, chiến tranh thương mại lan sang lĩnh vực khoa học công nghệ, do đó đối tượng ám chỉ trong những lời phát biểu của ông được cho là vô cùng rõ ràng.
Điều nực cười là, ĐCSTQ nói một số quốc gia “ngăn chặn giao lưu không gian mạng”, nhưng tại hiện trường “Đại hội Internet Thế giới lần thứ 6” này, người tham dự cũng không thể đăng nhập tự do vào các trang mạng thường dùng như Facebook, Twitter, Google, Youtube, chỉ có thể thông qua VPN thì mới truy cập được.
Trong danh sách hơn 200 khách tham gia Đại hội Internet được Chính quyền Trung Quốc công bố cho thấy, các khác mời nước ngoài lần này hầu như đều đến từ các nước thuộc thế giới thứ 3, không có một quốc gia phương Tây nào. Khách mời được chính quyền Trung Quốc xếp hàng đầu và có trọng lượng là cựu Thủ tướng Pakistan Shaukat Aziz. Ngoài ra, còn có Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Thông tin các nước như Đông Ti-mo, Iraq, Afghanistan, Quần đảo Maldives.
Cư dân mạng tại Đại Lục sau khi xem xong còn đùa rằng, “Hãy mau xem lại bản đồ thế giới, nếu không thì không biết những quốc gia này nằm ở đâu.”
Học giả độc lập Vinh Kiếm bình luận trên Twitter:“Tôi thấy Đại hội Internet Thế giới, xem đến hiện tại, người phát biểu trên sân khấu ngoài Phó Chủ tịch của Microsoft (người Trung Quốc) ra, những người khác đều là đại diện của doanh nghiệp Trung Quốc, tôi có chút buồn bực, liệu có phải đại hội của Trung Quốc chính là Đại hội Thế giới?”
Còn có cư dân mạng châm biếm nói: “Xem danh sách khách mời quan trọng kia, không nhịn được cười. Đảng Cộng sản Trung Quốc tốn bao nhiêu tiền của của người dân, để bày ra những trò chơi này?”
Đài Á châu Tự do (RFA) trích dẫn nguồn tin nói, lần Đại hội Internet Thế giới lần này, do ĐCSTQ bỏ tiền ra, chi trả tất cả các chi phí đi lại và tiếp đón khách mời. Còn phía tỉnh Chiết Giang chỉ riêng việc chi tiền vé máy bay và đi về khách sạn của khách mời, đã tiêu tốn hơn 100 triệu Nhân dân tệ.
Để tránh sau khi khai mạc xuất hiện tình trạng vắng vẻ tẻ nhạt, phía đơn vị tổ chức còn yêu cầu các cơ quan tổ chức diễn đàn nhỏ, cần phải đảm bảo có người trong chính quyền tham dự.
Một nguồn tin từ nội bộ Ngân hàng Gia Hưng (Bank of Jiaxing) tại tỉnh Chiết Giang chỉ ra, hệ thống ngân hàng địa phương đã bị yêu cầu phải tham gia diễn đàn Tài chính Internet do Ngân hàng Nhân dân và Công ty Dịch vụ Tài chính Ant đồng tổ chức. Nếu vắng mặt, sẽ bị truy trách nhiệm.
Cựu kỹ sư Huawei Kim Thuần chỉ ra, Hội nghị Internet Thế giới lần này thực tế đã bị giới doanh nghiệp và chính phủ châu Âu cùng nhau tẩy chay. Bởi vì dù là công nghệ lạc hậu, hay là do phong tỏa mạng Internet dẫn đến tình trạng chính quyền tỏ ra lúng túng, phía Trung Quốc thực tế chỉ có thể biến chuyện tày thành “tự biểu diễn, tự thưởng thức”
Ông cho rằng, Đại hội Internet vốn là hành động chiến lược mà Trung Quốc muốn dùng để chiếm quyền phát ngôn về mạng Internet, nhưng 2 năm liên tiếp đều xuất hiện tình trạng vắng vẻ, về cơ bản có thể xác định rằng kế hoạch này bị thất bại.
Về việc này, Ủy ban tổ chức Đại hội Internet đã từ chối trả lời; chính quyền thành phố Gia Hưng tỉnh Chiết Giang cũng từ chối trả lời.
RFA đưa tin, năm 2014, để giành quyền phát ngôn trên quốc tế và bao biện cho hành vi kiểm soát mạng Internet tại Trung Quốc, Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, Văn phòng mạng Internet quốc gia ĐCSTQ đã tổ chức Đại hội Internet thế giới lần đầu tiên tại Ô Trấn tỉnh Chiết Giang, từ đó hoạt động này trở thành sự kiện ngoại giao quan trọng hàng năm. Cùng với việc “người gác cổng” Internet Trung Quốc Lỗ Vĩ “ngã ngựa”, Đại hội Internet Thế giới cũng dần giảm nhiệt.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Phong tỏa internet ở Trung Quốc Dòng sự kiện Đại hội Internet Thế giới