Danh sách nhận “Huân chương 1/7” không có Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào
- Lâm Sam
- •
Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ngày 1/7 năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày thành lập và nhà cầm quyền toàn trị này đang lên kế hoạch cho các hoạt động kỷ niệm rất phô trương. Vào ngày 29/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lần đầu tiên trao tặng “Huân chương 1/7” và có bài phát biểu quan trọng. Nhiều vấn đề xung quanh sự kiện này đang được dư luận người Hoa bàn tán.
Theo Tân Hoa xã của nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày 26/6, lễ trao tặng “Huân chương 1/7” lần đầu sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng ngày 29/6 tại Đại lễ đường Bắc Kinh. Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình sẽ đích thân trao Huân chương và có bài phát biểu.
Trước đó Tân Hoa xã cũng đã công bố danh sách 29 ứng viên được nhận “Huân chương 1/7”, nhấn mạnh rằng các ứng viên đã được các cấp ủy đảng của các địa phương và các ban ngành trung ương liên quan đề cử sau khi kiểm tra sàng lọc sơ bộ. Trong danh sách này có nhiều người từng giành được các danh hiệu hoặc huy chương khác, cũng có nhân vật tham gia sáng lập ĐCSTQ.
Danh sách cho thấy có những “hậu duệ đỏ” của ĐCSTQ, tiêu biểu như Lý Hoằng Tháp (Li Hongta) – cháu trai của một trong những nhân vật chủ chốt tham gia sáng lập ĐCSTQ là Lý Đại Chiêu (Li Dazhao), và bà Cù Độc Doãn (Qu Duyi) là con gái của một trong những nhân vật chính tham gia sáng lập ĐCSTQ là Cù Thu Bạch (Qu Qiubai).
Ngoài ra còn có những người được gọi là “liệt sĩ”, trong đó có tiểu đoàn trưởng Trần Hồng Quân (Chen Hongjun) đã hy sinh trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn hồi tháng Năm năm ngoái.
Đáng chú ý là các cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào không có trong danh sách 29 ứng viên nhận “Huân chương 1/7”.
Giới quan sát bên ngoài cũng đã chú ý vấn đề ông Giang Trạch Dân không nhận được “Huân chương 1/7”, bình luận rằng Bắc Kinh thà trao tặng “Huân chương 1/7” cho các sĩ quan cấp tiểu đoàn và bí thư thôn hơn chứ không cho ông Giang Trạch Dân.
Gần đây, giới truyền thông Nhật Bản có phân tích rằng ông Tập Cận Bình muốn nhân cơ hội vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ để định hình cho cá nhân ông ta một vị trí độc tài ngang hàng với cố lãnh tụ của tổ chức này là ông Mao Trạch Đông, có thể để mở đường cho việc kế nhiệm chức chủ tịch của ĐCSTQ tại Đại hội 20 ĐCSTQ vào năm sau. Ngoài ra, còn có tin đồn rằng giới nguyên lão ĐCSTQ sẽ “nằm ngửa” kháng nghị phản đối ông Tập Cận Bình vì vấn đề này.
Vào ngày 17/6, ông Phó chủ tịch tổ chức Lực lượng Công dân (Citizen Power Initiatives for China) là Hàn Liên Triều (Han Lianchao) sống tại Mỹ, đã chuyển một tin đồn tại Trung Quốc nói cho rằng ông Tập đã gây ra sự bất mãn trên diện rộng, vì vậy “100 năm của ĐCSTQ sẽ bị các đồng chí cũ trong Đảng tẩy chay”.
Tờ Đa Chiều (Duawei) ở nước ngoài vào ngày 9/6 từng có bài chỉ ra, trong hoạt động đếm ngược thời khắc 1/7 tại Thiên An Môn, có thể sẽ không có sự tham dự của các cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ cũng như nhiều cựu chiến binh ĐCSTQ đã nghỉ hưu khác. Lý do là dự tính tại sự kiện này, ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu dài tới 1 giờ 20 phút. Bắc Kinh hiện tại là mùa hè nóng bức, nên đối với những người cao tuổi sức khỏe kém thì không thể ngồi nghe thời gian dài như vậy.
Nhưng cũng có phân tích cho rằng có lẽ ông Tập đã không muốn ông Giang tham gia, vì bản thân ông Giang cũng không có “Huân chương 1/7”.
Trước đây Vision Times từng đưa tin, nhìn bề ngoài thì ông Tập Cận Bình có vẻ thao túc được mọi quyền lực, nhưng trên thực tế không dễ để ông Tập tái nhiệm duy trì quyền lực lần thứ ba. Nội bộ phức tạp của ĐCSTQ luôn tồn tại nhiều nguy cơ xảy ra biến động lớn về chính trị.
Lâm Sam, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ Tập Cận Bình Giang Trạch Dân