Người dùng Twitter lan truyền nóng bức ảnh một người bố cõng con gái đang đối mặt với việc cảnh sát bạo lực bắt bớ, bé gái vẻ mặt đầy sợ hãi che miệng bố, bảo vệ bố.

phong trao giay trang
“Một người cha vĩ đại, mang nặng gánh gia đình, không ngại rủi ro có thể bị ngồi tù, đã chọn xuống đường đấu tranh cho tự do.” (Ảnh từ Twitter)

Bức ảnh khiến nhiều người Trung Quốc rơi lệ

Hôm 24/10, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát tại một tòa chung cư ở Urumqi (Tân Cương), do việc phong tỏa và cứu hộ không hiệu quả nên đã dẫn đến ít nhất 19 người thương vong. Kể từ ngày 25/11, người dân địa phương đã tự phát tụ tập để phản đối chính sách phong tỏa mạnh mẽ của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hoạt động biểu tình này đã nhanh chóng bùng nổ trên mười mấy thành phố lớn và hơn 50 trường đại học, được ủng hộ trên toàn quốc.

Ngoài việc kêu gọi gỡ bỏ phong tỏa, người dân còn hô vang các yêu cầu chính trị trong các cuộc biểu tình. Người biểu tình Thượng Hải thậm chí còn hô hào yêu cầu ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình hạ đài trong hai ngày liên tiếp 26 và 27/11. Đường Trung tâm Urumqi (ở Thượng Hải), nơi khởi xướng cuộc biểu tình ban đầu, đã bị cảnh sát phong tỏa hoàn toàn bằng hàng rào cao, khiến đám đông gần như không thể tụ tập. Cho đến nay, cảm xúc và hành động của người dân Trung Quốc trong và ngoài nước để phản đối phong tỏa và đấu tranh cho dân chủ và tự do vẫn đang như ngọn lửa âm ỉ cháy.

Người dùng Twitter có tên “Người lái xe già” (@h5LPyKL7TP6jjop) đã đăng bài viết vào ngày 29/11, kiến nghị đưa bức ảnh nói trên lên trang bìa của Tạp chí Time! ĐCSTQ miệng nói nhân dân là trên hết, sinh mạng là trên hết, nhưng cảnh sát Thượng Hải đã bắt giữ một cách thô bạo những người tưởng niệm các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi. Ống kính máy ảnh đã chụp lại được khoảnh khắc hiện trạng của hai bố con đứng trước sự khủng bố. Bé gái với ánh mắt sợ hãi nhìn cảnh sát hung bạo, sợ bố mình bị bắt, nên đã dùng tay bịt miệng của bố mình. Nỗi đau buồn và phẫn nộ đan xen của người bố, càng làm chấn động lòng người.

 

Bức ảnh này làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi của cư dân mạng Twitter:

“Bức ảnh có thể đề cử giải Pulitzer.”

“Một người cha vĩ đại, mang nặng gánh gia đình, không ngại rủi ro có thể bị ngồi tù, đã chọn xuống đường đấu tranh cho tự do.”

“Một người lo con gái sẽ bị ĐCSTQ quản giáo, không có tương lai. Một người lo lắng bố bị ĐCSTQ bắt đi, không còn đường sống. Xem mà đau lòng!”

“Mong rằng đứa trẻ sẽ không còn sợ hãi. Nguyền rủa ĐCSTQ sớm sụp đổ.”

“Đồng bào của tôi, khổ nạn của các bạn đến bao giờ mới hết?”

“Không muốn xem, tự nhủ không muốn xem, đã đau buồn đủ lâu rồi, nhưng không kìm được, lần nữa nước mắt lưng tròng.”

“Bức ảnh này là sự miêu tả chân thực về những người dân Trung Quốc, dám tức giận mà không dám lên tiếng dưới sự cai trị bạo lực và khủng bố của ĐCSTQ tà ác.”

“Xem lại bức ảnh này, tôi vẫn khóc. Đây là xã hội kiểu gì vậy? Trong tâm hồn trẻ em Trung Quốc, cảnh sát không phải là hiện thân của công lý, mà là ác quỷ, và đầy sợ hãi.”

Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ ra lệnh kiên quyết trấn áp “Phong trào Giấy trắng”

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã củng cố hơn nữa quyền lực trong Đảng và Chính phủ, đồng thời biến “zero COVID” “đích thân chỉ huy, đích thân bố trí” là một trong những thành tựu chính trị lớn của mình. Dịch bệnh đã kéo dài 3 năm, người dân Trung Quốc đã quá mệt mỏi với việc phong tỏa liên tục. Kể từ cuối tuần này, người dân đã xuống đường để phản đối các biện pháp “zero COVID” cực đoan của chính quyền. “Phong trào Giấy trắng” nổ ra ở nhiều thành phố của Trung Quốc cũng gây chấn động thế giới, Hoa kiều các nước khác như ở Mỹ, Đức, Anh, v.v, cũng liên tục bày tỏ chú ý về cuộc đấu tranh này và liên tiếng ủng hộ những người biểu tình.

Vài ngày sau, ĐCSTQ chính thức ra lệnh đàn áp “Phong trào Giấy trắng”, và thẳng tay đàn áp cái gọi là “thế lực thù địch”. Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc kiểm duyệt Internet bằng cách cấm vượt tường lửa bằng VPN và xóa các bài đăng, video. Bên cạnh đó, cảnh sát Thượng Hải cũng đang trực tiếp kiểm tra điện thoại di động của người dân trên các đường phố, ngõ hẻm và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Theo Tân Hoa Xã, ông Trần Văn Thanh (Chen Wenqing), Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, đã chủ trì cuộc họp toàn thể của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương vào ngày 28/11, nói rằng “cần phải trấn áp các hoạt động xâm nhập và phá hoại của các thế lực thù địch theo quy định của pháp luật”, nhấn mạnh “kiên quyết trấn áp các hành vi tội phạm có âm mưu gây rối trật tự xã hội, kiên quyết bảo vệ ổn định xã hội”.

Ông Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong), Bộ trưởng Bộ Công an của ĐCSTQ, đồng thời là Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật; ông Chu Cường (Zhou Qiang), Chánh án Tòa án Tối cao; ông Trương Quân (Zhang Jun), cũng là thành viên của Ủy ban Chính trị và Pháp luật , cũng tham dự cuộc họp. Người phụ trách cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát cùng tham dự cuộc họp được coi là chính quyền tỏ thái độ đối với “Phong trào Giấy trắng”. Cuộc họp cũng nhấn mạnh việc nâng cao vị thế chính trị, không ngừng nâng cao khả năng phán đoán chính trị, hiểu biết chính trị và thực thi chính trị, đồng thời “duy trì hiệu quả sự ổn định xã hội tổng thể”.

Theo các phóng viên của AFP tại Bắc Kinh và Thượng Hải, vào ngày 29/11, một số lượng lớn lực lượng cảnh sát đã được triển khai tại các thành phố lớn ở Trung Quốc để thể biểu thị sự răn đe.

Quan chức cấp cao Ấn Độ: Dù giải quyết thế nào thì kết quả cũng không tốt cho ông Tập Cận Bình

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vijay Gokhale nhận xét trên tờ Times of India ngày 29/11 rằng, “Phong trào Giấy trắng” nổ ra ở nhiều nơi ở Trung Quốc rất giống với sự kiện Thiên An Môn.

Bài phỏng vấn cho biết, khi bắt đầu bùng phát dịch bệnh, ĐCSTQ đã sử dụng các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và phong tỏa thành phố để thể hiện năng lực lãnh đạo của ông Tập Cận Bình và ảo tưởng rằng chế độ độc tài tốt hơn chế độ dân chủ trong việc chống lại dịch bệnh. Nhưng ông Vijay Gokhale đã chỉ ra rằng chính cách sử dụng cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng như một cơ hội tuyên truyền đã gieo mầm cho cuộc khủng hoảng chính trị ngày nay.

Ông Vijay Gokhale cho rằng mặc dù “Phong trào Giấy trắng” hiện nay có vẻ rời rạc, không có tổ chức và không có người lãnh đạo, nhưng các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn lúc đầu cũng như vậy. Do đó, làn sóng biểu tình này tiếp theo sẽ phát triển như thế nào thì cần xem ĐCSTQ phản ứng như thế nào.

Ông phân tích rằng Bắc Kinh có thể có hai cách để đối phó: Tiếp tục chính sách chống dịch hiện tại và sử dụng vũ lực để trấn áp sự phẫn nộ của công chúng, hoặc nới lỏng “chính sách zero COVID” nhưng sẽ làm nổi bật sự thất bại của các chính sách của chính phủ và làm giảm uy tín của ông Tập Cận Bình. Dù sao thì 2 kết quả đều rất bất lợi cho ông Tập.

Miêu Vi, Vision Times

VIDEO: Đụng độ leo thang ở Quảng Châu, cảnh sát ném lựu đạn hơi cay vào người biểu tình