ĐCSTQ phát động điều tra nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin bức hại tôn giáo
- Minh Ngọc
- •
Nhằm đảm bảo cho những hành vi đàn áp tôn giáo tàn bạo không bị công khai thêm nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành truy lùng những ai phơi bày tội ác của chính quyền. Những người bị bắt giữ có thể phải đối mặt với sự trừng phạt tàn khốc.
Những năm gần đây, không ít tài liệu điều tra đã tiết lộ về các cuộc đàn áp tôn giáo trên khắp Trung Quốc, bao gồm các chiến dịch phá hủy nhà thờ, đền chùa không chịu sự kiểm soát của ĐCSTQ, cuộc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Các tài liệu này dù không đầy đủ nhưng cũng đủ để đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của ĐCSTQ.
Có thể nói, điều này đã chạm đến dây thần kinh nhạy cảm của ĐCSTQ. Để ngăn chặn việc thông tin về đàn áp nhân quyền bị tiết lộ thêm nữa, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch truy bắt những người cung cấp thông tin và tài liệu của chính phủ cho các kênh truyền thông nước ngoài hoặc các tổ chức điều tra nhân quyền.
Trang web Bitter Winter đã thu thập được một số tài liệu về cuộc điều tra toàn diện nhằm ngăn chặn thông rò rỉ về cuộc bức hại nhân quyền của ĐCSTQ. Những văn kiện này ban hành hồi tháng 5 và tháng 6 trong nội bộ các cơ quan của đảng ủy chuyên chịu trách nhiệm “bảo vệ bí mật” ở Sơn Đông, Hà Nam cùng một số khu vực khác.
Các điều khoản trong văn kiện cho thấy ĐCSTQ đã lên kế hoạch ngăn chặn rò rỉ thông tin trên diện rộng, yêu cầu tiến hành ở cả cấp tỉnh, thành phố và huyện. Một số tài liệu còn bao gồm yêu cầu điều tra các tổ chức của nhà nước, bao gồm cả các trường đại học.
Những nhân viên có quyền truy cập thông tin bí mật này bắt buộc phải trải qua khóa đào tạo chuyên môn và phải ký “cam kết bảo mật”. Giám sát cấp trên cũng thường xuyên đến kiểm tra công việc của họ, thậm chí nhân viên trong các đảng ủy còn tăng cường giám sát thêm nữa qua việc điều tra hiệu suất chung của họ mỗi ngày, cũng để đảm bảo rằng họ không thu thập và truyền thông tin bí mật ra ngoài qua email, mạng xã hội, điện thoại hay ứng dụng di động. Trong trường hợp những nhân viên này đi du lịch nước ngoài, từng chi tiết cụ thể trong chuyến đi của họ cũng bị điều tra tỉ mỉ.
Các văn kiện này còn nêu rõ yêu cầu kiểm tra toàn diện vấn đề lưu trữ tài liệu của chính phủ trên giấy in, trên các ổ đĩa flash USB, ổ đĩa quang, cũng như việc phổ biến trực tuyến các tài liệu đó.
Theo một nguồn tin thân cận của Bitter Winter tại chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo những văn kiện nội bộ này không bị phát tán ra bên ngoài, sẽ có nhân viên chuyên trách đọc văn bản trước hội nghị và không in ra giấy. Những thành viên tham gia cuộc họp chỉ được phép chi chú lại một số điểm quan trọng.
Chính quyền địa phương tại một số địa phương thậm chí còn kêu gọi điều tra toàn bộ hoạt động thu thập thông tin tình báo và đánh cắp bí mật chính phủ của “các thế lực thù địch”. Để tìm ra những người tiết lộ “bí mật quốc gia”, tất cả những nhân viên từng tiếp xúc với các tài liệu mật này đều bị điều tra. ĐCSTQ dùng đến đủ các phương pháp như quét vân tay, máy phát hiện nói dối, còn kiểm tra điện thoại thông minh hoặc các thiết bị có thể dùng để chụp ảnh khác.
Với các quốc gia khác, điều này quả thực rất khó hiểu. Nhưng ở Trung Quốc, tất cả những thông tin nào mà chính phủ cho rằng người dân có thể nghi ngờ chế độ đều bị coi là “bí mật quốc gia”, bao gồm cả thông tin về thảm họa tự nhiên, dịch bệnh cho đến các cuộc biểu tình quy mô nhỏ nhằm phản đối chính phủ. Việc phổ biến bất kỳ “bí mật quốc gia” nào như vậy, chưa nói đến cuộc đàn áp tôn giáo và nhân quyền của ĐCSTQ, đều bị cấm.
Năm ngoái, theo báo cáo của Bitter Winter, ít nhất 45 người đã bị bắt giữ ở khu vực Tân Cương vì nghi ngờ tiết lộ “bí mật quốc gia”, trong số họ nhiều người là phóng viên hay các nhà ủng hộ tự do nhân quyền. Điều đáng nói là ngay cả người thân của họ cũng bị bắt giữ điều tra, và đến nay nhiều người vẫn còn đang bị giam giữ.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa đàn áp người Duy Ngô Nhĩ Đàn áp tín ngưỡng ĐCSTQ Đàn áp nhân quyền