Đông Phương: Tập Cận Bình đổi cách chơi nhưng có đổi được ý Trời?
- Phương Đông
- •
Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền từ 10 năm trước đã bắt đầu đẩy mạnh hơn tình trạng toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông ta không hài lòng với hiện trạng nên thúc đẩy những bước đi mạo hiểm, thách thức trật tự quốc tế. Tại sao phải gấp gáp như vậy? Đây là câu hỏi khiến nhiều chuyên gia về vấn đề Trung Quốc phải suy nghĩ.
Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.
Trả lời vấn đề có thể chia thành hai phe: phe cho rằng Tập Cận Bình đang cố gắng tổ chức lại một trật tự quốc tế có lợi hơn cho ĐCSTQ; phe khác cho rằng ông ta cảm thấy con đường cùng của ĐCSTQ [đang diễn biến] từ chính bên trong, nên làm mọi cách để có thể độc chiếm quyền lực [nhằm thay đổi tình hình]. Cả hai quan điểm đều có lý, nhưng giải thích thế nào về tình trạng vội vã này?
Có một cách giải thích khác thực tế hơn: Tập Cận Bình thấy rằng ông ta chỉ có cơ hội thời gian từ 10 – 15 năm, với ĐCSTQ đây là thời kỳ với nhiều trở ngại cả trong và ngoài nước [để hoàn thành Trung Quốc mộng]. Những thay đổi [không thuận lợi] về cơ cấu dân số Trung Quốc, xu thế nguội dần của phát triển kinh tế Trung Quốc, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số, vấn đề trung tâm quyền lực quốc tế bắt đầu rời bỏ Mỹ, tất cả những điều này được ủ men trong từ 10 – 15 năm này, bỏ lỡ cơ hội này sẽ khó có cơ hội tương tự. Nếu nắm bắt được cơ hội này, nếu ĐCSTQ có thể đóng vai trò thúc đẩy xu thế thay đổi cục diện chính trị thế giới từ một trung tâm (Mỹ) sang đa trung tâm thì có thể sẽ giải quyết được khủng hoảng tranh giành quyền lực trong nước, tránh được bẫy thu nhập trung bình, nâng cao được sản xuất công nghệ và sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Dĩ nhiên nghĩ và làm là hai chuyện, người tính [nhiều khi] không qua Trời tính. Sau khi Tập Cận Bình nhậm chức, hàng loạt chủ trương và hành động đã biến ĐCSTQ trở thành kẻ thù công khai số một của thế giới, thậm chí có thể quét sạch mọi thành tựu của Trung Quốc kể từ khi cải cách và mở cửa. Về kinh tế, Trung Quốc đang đi lùi khi hướng về hệ thống kinh tế quốc doanh do chính phủ lãnh đạo, như vậy sẽ kìm hãm sức sống của kinh tế tư nhân; ông Tập yêu cầu đảng viên phải trung thành với Đảng và cá nhân ông ta, khiến bộ máy quan liêu của ĐCSTQ sẽ càng xơ cứng hơn, ngột ngạt hơn; chính sách ‘ngoại giao chiến lang’ của ĐCSTQ đã khiến cộng đồng quốc tế khinh bỉ, e ngại, khó chịu, khiến ĐCSTQ ngày càng rơi vào thế cô lập. Khi quyền lực tập trung quá lớn vào một cá nhân mà không có sức mạnh nào có khả năng kiềm chế, sẽ xảy ra tình trạng mọi người im lặng không muốn đóng góp.
Bây giờ nhìn lại, Tập Cận Bình đã bắt đầu làm điều này ngay khi lên nắm quyền. [Khi đó], nhìn vào biểu hiện cẩn trọng kín tiếng của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, giới quan sát phần lớn tưởng rằng Tập Cận Bình cũng tương tự, chỉ tiếp tục tập trung vào kinh tế và cải cách kinh tế sâu sắc hơn. Nhưng không phải, Tập Cận Bình mới cầm quyền được vài tháng đã bắt đầu thay đổi cách chơi bài, việc đầu tiên là loại bỏ những người bất đồng chính kiến trong nội bộ. Sau hàng chục năm cải cách kinh tế, nội bộ ĐCSTQ đã khá thối nát [khi] các chi nhánh của Đảng cài cắm trong các doanh nghiệp cả công hữu lẫn tư hữu, đến các tổ chức phi chính phủ… Bắt đầu từ năm 2013, Tập Cận Bình thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, đồng thời loại bỏ những người bị xem là “tư tưởng không vững vàng”; theo góc nhìn của Tập Cận Bình thì [dường như] không quan trọng số lượng Đảng viên ĐCSTQ, vì chế độ cộng sản thời Liên Xô cũ trước đây có số Đảng viên nhiều hơn ĐCSTQ ngày nay nhưng cuối cùng cũng không thể thoát khỏi số phận tan rã. Còn về đối ngoại, Tập Cận Bình không còn theo chủ trương “im lặng chờ thời” [như thời Đặng Tiểu Bình], mà thường xuyên hành động về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, thiết lập các khu bảo vệ phòng không ở vùng biển tranh chấp, thúc đẩy thành lập Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Á, đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Về cơ bản thì quá trình tập trung quyền lực của Tập Cận Bình diễn ra thuận lợi, thậm chí còn cho sửa Hiến pháp để đặt nền móng [hy vọng] cầm quyền suốt đời, ông ta cũng cài cắm thân tín vào các vị trí chính trị quan trọng, đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” trở thành nội dung học tập của giới Đảng viên, thậm chí trở thành cơ sở cho các kế hoạch và chính sách kinh tế, đó là doanh nghiệp phải trung thành với ĐCSTQ và với cá nhân ông ta. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) thậm chí còn được ĐCSTQ xem như một cơ hội để tuyên truyền, chuyên quyền, tập trung quyền lực, là thời cơ để thực thi nền chính trị hà khắc.
Trong lĩnh vực ngoại giao, ngày nay, ĐCSTQ cho rằng ảnh hưởng của xã hội tự do phương Tây đang suy thoái, cục diện thế giới đang thay đổi từ sự thống trị của Mỹ chuyển sang thế nhiều nước tranh hùng. Các dấu hiệu được nhận diện là tham chiến của Mỹ tại Iraq, Afghanistan, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm ảnh hưởng đến vị thế quốc tế của Mỹ, Anh rời EU năm 2016, và Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ vào năm 2018. Và ĐCSTQ tin rằng đây là cơ hội để có thể tạo ra sự khác biệt nào đó, dù có rủi ro nhưng cũng có được lợi ích.
Đồng thời, ĐCSTQ đã gặp phải những thách thức chưa từng có ngay trong nước, phát triển kinh tế là cơ sở duy nhất để ĐCSTQ quảng bá về tính hợp pháp quyền lực của họ, nhưng kinh tế Trung Quốc không thể thay đổi được xu thế hạ nhiệt, thậm chí suy thoái. Vấn đề già hóa dân số của Trung Quốc là quả bom nổ chậm. Dù chính sách một con đã chấm dứt, nhưng xu hướng chung “già đi trước khi giàu lên” của xã hội Trung Quốc là không thể thay đổi. Viện Khoa học Trung Quốc dự đoán rằng dân số Trung Quốc sẽ không còn tăng vào năm 2029; Tạp chí Lancet thậm chí còn dự đoán cuối thế kỷ này, dân số Trung Quốc sẽ giảm một nửa. Lâu nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nhờ hai động lực chính: một là nguồn lao động giá rẻ ổn định, hai là không chú trọng bảo vệ môi trường. Nhưng bây giờ hai động lực này không còn thì mục tiêu kinh tế của ông Tập khó mà đạt được. Duy trì tốc độ phát triển kinh tế dựa vào kích thích sẽ gây nguy cơ bong bóng bất động sản, bong bóng tín dụng, bài học khủng hoảng nợ Hy Lạp đã rõ, nhưng với Trung Quốc thì quy mô khủng hoảng nợ sẽ gấp hàng ngàn lần Hy Lạp. Sau khi cải cách và mở cửa, ngành xây dựng dân dụng hưng thịnh đã đặt nền móng và tạo động lực cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhưng ngày nay lĩnh vực này của Trung Quốc đang dư thừa nghiêm trọng nên ĐCSTQ mới thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và Con đường” để hóa giải bằng các dự án nước ngoài. Bây giờ chính quyền Bắc Kinh đang tấn công lĩnh vực kinh tế năng động nhất là các doanh nghiệp tư nhân, động thái có thể hình dung được triển vọng kinh tế của Trung Quốc sẽ ra sao.
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, ĐCSTQ coi sự phát triển của công nghệ cao là một lối thoát nên hỗ trợ mạnh mẽ các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, rô bốt tự động và kỹ thuật sinh học, có thể cứu vãn những khó khăn gặp phải trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự và văn hóa. Từ chip bán dẫn và pin lưu trữ, chính quyền Bắc Kinh đã đầu tư số vốn khổng lồ và không ngần ngại học hỏi, thậm chí ăn cắp công nghệ tiên tiến [của Mỹ và phương Tây] thông qua nhiều cách khác nhau. Sự phát triển của công nghệ cao được Trung Quốc coi là hy vọng cuối cùng cho lối thoát, vì tự động hóa có thể giải quyết vấn đề dân số già, các ngành công nghệ cao có thể tăng thu nhập. Tất nhiên, công nghệ cao là một công cụ mạnh mẽ để cảnh sát hóa xã hội Trung Quốc. Với công nghệ nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng giọng nói và tư thế, hầu hết mọi người Trung Quốc đều bị giám sát 24 giờ một ngày, như vậy, cả những người bất đồng chính kiến và đối thủ chính trị trong và ngoài Đảng đều có thể bị theo dõi mà có thể không hay biết.
Từ khi thành lập đến nay, ĐCSTQ đã luôn trong trạng thái bất an, sợ có thể bị tấn công lật đổ bất cứ lúc nào, bất an về quyền lực ngay từ thời Mao Trạch Đông; quá trình ĐCSTQ nắm quyền đã nhiều lần nổ ra những cuộc đấu tranh nội bộ, nạn đói, đào tẩu, nguy cơ đảo chính, và diễn biến hòa bình từ xã hội tự do bên ngoài. Nỗi sợ hãi của ĐCSTQ về nguy cơ quyền lực là trạng thái thường trực. Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền đã thể chế hóa nỗi sợ này trong khái niệm đưa ra về an ninh quốc gia toàn diện, tuyên bố ĐCSTQ hiện đang phải đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài nghiêm trọng nhất trong lịch sử, đánh tráo khái niệm giữa an ninh quốc gia với an ninh của ĐCSTQ. Thực trạng này khiến nhiều vấn đề luôn bị nhà cầm quyền phóng đại lên, bất cứ khi nào có dấu hiệu lộn xộn [thách thức quyền lực của ĐCSTQ] là họ có thể mô tả thành tấn công khủng bố, cách mạng màu, xâm nhập tôn giáo, và thậm chí thúc đẩy thanh trừng sắc tộc quy mô lớn ở Tân Cương. [Trong quá khứ], cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều chủ trương kiên nhẫn chiến lược. Mao từng nói với tổng thống thứ 37 của Mỹ là Nixon rằng đợi 100 năm để thống nhất Đài Loan cũng không sao, Đặng thì hứa vấn đề “một nước, hai chế độ” đối với Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm, nhưng Tập thì không còn kiên nhẫn trong chiến lược với Đài Loan và Hồng Kông.
Tập Cận Bình tin rằng có thể thay đổi hướng phát triển trong tương lai của ĐCSTQ, nhà kinh tế học Adam Smith ở thế kỷ 18 đã mô tả một người như vậy là con người của thể chế, ôm những suy nghĩ lãng mạn về cách cai trị của cá nhân và tự cho mình là người hoàn hảo nên không cho phép tiếng nói khác biệt. [Bây giờ], Tập Cận Bình lại bắt đầu đi theo con đường cũ của kinh tế quốc doanh, đảo lộn quy trình chuyển giao quyền lực của ĐCSTQ mấy chục năm qua. Dù bản thân nhà họ Tập phải chịu đựng cuộc Cách mạng Văn hóa và từng là nạn nhân bị ĐCSTQ đàn áp, nhưng rõ ràng Tập Cận Bình [khi lên lãnh đạo] lại ôm cảm tình với thể chế này, tin vào chuyện có thể hành động giúp ĐCSTQ tiếp tục tồn tại. Xin nhắc lại quan điểm “người tính không bằng Trời tính”: sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô vào những năm 1990 là điều không ai ngờ, làm nhiều chuyên gia về Liên Xô trong xã hội phương Tây bị sốc. Vận mệnh của ĐCSTQ ngày nay có đến 80% – 90% sẽ chung số phận đó: sẽ sụp đổ trong một khoảnh khắc mà chúng ta không ai có thể ngờ được!
Phương Đông, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Đông Phương Tập Cận Bình Dòng sự kiện