Dưới sự đàn áp của ĐCSTQ, ngành tài chính liên tục xuất hiện dấu hiệu thất bại
- Tống Đường, Dịch Như
- •
ĐCSTQ coi ngành tài chính là một mô hình tư bản chủ nghĩa và thanh trừng nó, đồng thời muốn phát triển cái gọi là “lực lượng sản xuất chất lượng mới”, cuối cùng có thể không việc nào có thể thành công.
Bản chất thực sự của các công ty chứng khoán Trung Quốc
Trong những năm gần đây, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu một cuộc thanh trừng lớn đối với ngành tài chính dưới danh nghĩa chống tham nhũng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số lượng cán bộ bị giám sát trong hệ thống tài chính Trung Quốc là khoảng 77 người vào năm 2022 và tăng lên 104 người vào năm 2023; tính đến ngày 10/9 năm nay, theo thống kê của China Business News, có 67 người trong ngành này đã bị điều tra.
Bloomberg đưa tin, các nhà chức trách đã bắt giữ ít nhất 3 chủ ngân hàng đầu tư hàng đầu từ các công ty chứng khoán khác nhau kể từ tháng 8, khiến toàn ngành ớn lạnh. Haitong Securities và các công ty môi giới chứng khoán thuộc sở hữu nhà nước khác gần đây đã yêu cầu nhân viên giao hộ chiếu, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết. Một số nhân viên được thông báo rằng các cơ quan quản lý đang xem xét các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, cũng như các khoản tài trợ khác và có thể bị triệu tập để thẩm vấn bất cứ lúc nào.
Cuộc thanh trừng liên tục đã mang đến sự hoảng loạn cho ngành này, và các công ty niêm yết cổ phiếu A ở Trung Quốc Đại Lục đã gây ra “làn sóng quản lý cấp cao từ chức”. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 8 đến nay, trong 27 ngày làm việc, các công ty niêm yết cổ phiếu A (A-share) đã công bố hơn 1.100 thông báo từ chức của quản lý cấp cao.
Ảnh Trung tâm Thương mại Quốc tế Thiên Tân. (Ảnh: Getty Images)
Ông Davy Wong, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Hoa, nói với tờ Epoch Times rằng Trung Quốc không có các chủ ngân hàng đầu tư như ở phương Tây, Trung Quốc là môi giới chứng khoán, nói một cách chặt chẽ thì họ chính là quản lý cấp cao được đề bạt lên thông qua quyền lực.
Ông chỉ ra rằng các công ty chứng khoán Trung Quốc khác với tất cả các công ty chứng khoán trên thế giới. Các công ty chứng khoán Mỹ thường có chức năng đầu tư và vừa là ngân hàng, vừa là đầu tư. Ngoài ra, còn có nhiều ngân hàng tư nhân và công ty chứng khoán tư nhân. Nhưng ở Trung Quốc không có hình thức như vậy. Các công ty chứng khoán Trung Quốc hoàn toàn là doanh nghiệp trung gian. Về cơ bản, họ là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trung ương, đều thuộc hệ thống kinh tế kế hoạch. Vì vậy, những người được gọi là chủ ngân hàng đầu tư của Trung Quốc chưa học được nhiều về kinh tế phương Tây. Họ đều là sự kết hợp học thuật linh tinh giữa kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa và kinh tế kế hoạch. Đó chỉ là bộ máy chính trị quan liêu, với nạn tham nhũng tràn lan, trục lợi quyền lực và thiếu năng lực.
Ông Davy Huang cho rằng tất cả các công ty chứng khoán ở Trung Quốc đều giống như PetroChina và China Tobacco. Phân tích cuối cùng, họ dựa vào đặc quyền, giấy phép, độc quyền kinh doanh, kết hợp giữa găng tay trắng và bộ máy quan liêu để lừa gạt các nhà đầu tư, gây thiệt hại cho các cổ đông, không có tác dụng gì đối với toàn bộ xã hội:
“Các nhà đầu tư thông thường không thể đầu tư trực tiếp, họ làm điều đó thông qua các cơ quan quan liêu như công ty chứng khoán, thường bịa ra nhiều báo cáo khác nhau để lừa dối người dân, giống như Hồng vệ binh ở Đấu trường La Mã, ngày nào cũng ca ngợi và nói rằng Đấu trường La Mã tốt, Đấu trường La Mã anh minh vĩ đại, mọi người đều đến đấu trường để chiến đấu với sư tử và lão hổ, đầu độc mọi người, để mọi người hát những bài hát đỏ mỗi ngày và không nói lời chân thật. Những người môi giới này cũng nói rằng bạn mất tiền là do vấn đề năng lực bản thân và khả năng may mắn của chính bạn, và họ sẽ không bao giờ để bạn phát hiện rằng đây là vấn đề chế độ.”
Ông cho rằng Bắc Kinh đang đi theo mô hình Lênin và thanh lọc 5% các ngành nghề khác nhau mỗi năm. Tuy nhiên, việc thanh lọc không phải để cải thiện sự phát triển của ngành đó, mà để tạo ra sự sợ hãi đối với quyền lực trung ương, nhằm củng cố quyền lực của trung ương.
Dấu hiệu thất bại trong ngành tài chính liên tục xuất hiện
Trong vài năm qua, lãnh đạo ĐCSTQ đã đưa ra cái gọi là “sự thịnh vượng chung”, chống lại sự bất bình đẳng và sự buông thả quá mức của giới thượng lưu tài chính, những chuyên gia trong ngành tài chính bị giảm lương, trong một số tình huống nào đó thì tiền thưởng cũng bị loại bỏ.
Năm ngoái, ông trùm cổ phần tư nhân Bao Phàm (Bao Fan) bị mất tích và nghi là bị giam giữ, thông tin này đã phủ bóng đen lên toàn ngành tài chính.
Vào tháng 3/2023, ĐCSTQ cũng cải cách hoàn toàn khung pháp lý tài chính, làm rõ rằng đảng kiểm soát tài chính, cho thấy chức năng của hệ thống tài chính thiên về “công ích” hơn là hệ thống thương mại theo định hướng thị trường.
Trong khuôn khổ như vậy, các tổ chức tài chính của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự giám sát quản lý rộng lớn và nghiêm ngặt hơn, hiện nay ngành tài chính không còn thịnh vượng nữa.
Niềm tin vào việc China International Capital Corporation (CICC) có thể so sánh với các ngân hàng đầu tư hàng đầu trên Phố Wall đã biến mất. Theo báo cáo của Bloomberg, số lượng thành viên đeo huy hiệu ĐCSTQ trong CICC đang ngày càng tăng. Trái lại, trong quá khứ, việc là đảng viên Cộng sản trong giới tài chính từng được xem là một chủ đề cấm kỵ, và một số ngân hàng đã từ chối gia nhập Đảng.
Tài chính và kinh tế, từng là chuyên ngành hot nhất ở Trung Quốc, không còn là lựa chọn hàng đầu cho những sinh viên sáng giá nhất của Trung Quốc. Điểm tuyển sinh kinh tế và tài chính của Đại học Bắc Kinh thấp hơn nhiều so với 10 năm trước; ngược lại, yêu cầu điểm số cho ngành khoa học máy tính và ngành dược phẩm lại tăng cao.
Một số sinh viên tốt nghiệp chuẩn bị bước chân vào lĩnh vực tài chính đã bắt đầu tham gia kỳ thi công chức. Ngay cả những người nhất quyết muốn làm việc trong ngành tài chính cũng hành động thận trọng và đổ xô vào các ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trung ương, những doanh nghiệp này hiện nay được coi là tương đối ổn định, đặc biệt là trong thời kỳ ngành tài chính đang có sự xáo động.
Ông Khâu Tuấn Vinh, giáo sư tại Khoa Kinh tế tại Đại học Quốc gia Trung ương Đài Loan, nói với tờ Epoch Times, ĐCSTQ gần đây đã đề cập rằng chiến lược quốc gia phải cao hơn việc theo đuổi lợi nhuận quá mức. Điều này là rất khó tin, hầu như tất cả các nước đều sẽ không nghe theo những lời như vậy, muốn thu được lợi nhuận, các ngành phải cạnh tranh trên thị trường, nhưng quốc gia này hiện nay lại đi kiềm chế sự phát triển của những ngành có lợi nhuận quá cao.
“Cho dù ở Châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản, ngành tài chính thường là ngành có lợi nhuận cao và lương cao, nhưng ở Trung Quốc, sau cái gọi là chính sách thịnh vượng chung, miễn là ngành có lợi nhuận cao, thì thông thường thường đều bị chú ý đặc biệt.” Ông nói, “Ở một mức độ nào đó, những người trong ngành tài chính bị coi là kẻ thù, và việc kiếm nhiều tiền hơn có vẻ rất tội lỗi. Trong bối cảnh hệ thống đặc biệt kỳ quặc này, nhiều người làm trong lĩnh vực tài chính cảm thấy lựa chọn ‘nằm im’ không làm gì là lựa chọn tương đối tốt.”
Cùng lúc với cuộc thanh lọc tài chính, chỉ số chứng khoán A của Đại Lục tiếp tục giảm, dao động quanh mức 2.700 điểm trong những ngày gần đây; việc sáp nhập công ty môi giới Guotai Junan và Haitong Securities phản ánh sự suy thoái của ngành.
Ông Khâu Tuấn Vinh cho rằng ngành tài chính và bất động sản cùng phát triển ở mức độ lớn. Hiện nay thị trường bất động sản đang ế ẩm, mọi người từ lâu đã dự đoán rằng có thể sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính đáng sợ trong tương lai.
Ông cho biết, trong vài năm qua, ngay cả khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thị trường chứng khoán của hầu hết các nước đều tăng nhiều lần. Chỉ có thị trường chứng khoán Trung Quốc trước khi xảy ra dịch bệnh là hơn 3.000 điểm, nhưng hiện tại chỉ còn hơn 2.000 điểm, toàn bộ tình hình là rất nguy cấp. Dù là nhà đầu tư trong hay ngoài Trung Quốc, họ đều đã mất hứng thú và mất niềm tin vào chứng khoán Trung Quốc, các quỹ không ngừng dịch chuyển ra nước ngoài, thị trường chứng khoán Trung Quốc gần như không có động lực, e rằng sự sáp nhập hoặc sụp đổ của toàn bộ ngành chứng khoán chỉ là bước khởi đầu.
Ông cho biết, việc sáp nhập thường đặc biệt dễ xảy ra khi điều kiện thị trường không tốt. Nếu thị trường chứng khoán tại thời kỳ thịnh vượng, mọi người sẽ kiếm được tiền và việc sáp nhập ít có khả năng xảy ra. Việc Guotai Junan sáp nhập với Haitong về cơ bản là để cứu Haitong và tránh một cuộc khủng hoảng lớn hơn do sự phá sản của Haitong gây ra.
“Trong tình hình tồi tệ hiện nay của ngành tài chính, nhiều nhà phân tích từng kiếm được hàng chục triệu đô la mỗi năm có thể không giữ được việc làm, ngay cả những công ty quản lý tài sản từng là người đảm bảo cho ngành tài chính giải quyết nợ xấu đã sắp không thể tồn tại tiếp; nhiều ngân hàng nếu phá sản, nhiều ngành chứng khoán sẽ không thể hoạt động được nữa. Nếu một cuộc khủng hoảng dây chuyền nổ ra trong ngành tài chính, có thể sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng hơn cho nền kinh tế Trung Quốc.”
Hậu quả xấu đang hiện ra
Các nhà chức trách đang nhấn mạnh tầm quan trọng của “lực lượng sản xuất chất lượng mới” trong khi thanh lọc lĩnh vực tài chính, thì việc này cũng có thể cản trở tinh thần đổi mới của các công ty khởi nghiệp Trung Quốc.
Tờ Financial Times đưa tin, vào thời kỳ đỉnh cao của đầu tư vốn mạo hiểm vào năm 2018, có 51.302 công ty khởi nghiệp được thành lập tại Trung Quốc. Đến năm 2023, con số này giảm xuống còn 1.202 và dự kiến mức năm nay sẽ còn giảm hơn nữa.
3 giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm ước tính quỹ nhà nước hiện chiếm khoảng 80% vốn thị trường. Một chuyên gia đổi mới Trung Quốc yêu cầu giấu tên cho biết: “Trong thời kỳ chống tham nhũng, nhà nước đã tiếp quản ngành này. Điều này mâu thuẫn với tinh thần của các công ty đầu tư mạo hiểm tham gia vào các dự án có tiềm năng cao, rủi ro cao.”
Theo các tài liệu công khai và nhiều người quen thuộc với vấn đề này, các quỹ đầu tư tư nhân nổi tiếng ở Trung Quốc như Sequoia Capital và Hillhouse Investment, hoặc là đã tăng cường đầu tư ra ngoài Trung Quốc, hoặc đang tích cực tìm kiếm cơ hội giao dịch tại các thị trường như Mỹ và Châu Âu.
Ông Davy Huang cho rằng ngành dịch vụ tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, bởi nhiều công nghệ mới và sản phẩm mới thường gặp phải vấn đề thiếu vốn nhưng các quỹ xã hội lại không tìm được đối tượng phù hợp, kinh doanh dịch vụ tài chính tương đương với việc tổ hợp một cách hợp lý hơn các nguồn lực xã hội.
Ông Khâu Tuấn Vinh cho rằng phương Tây thường nói nền kinh tế thực sự giống như xương sống và cơ bắp, còn ngành tài chính giống như máu, thực thể kinh tế thực sự phải có máu để vận chuyển chất dinh dưỡng thì mới nuôi sống xương sống và cơ bắp của toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc đang tập trung vào 3 điều, không ngừng bơm vốn vào thực thể kinh tế. Tuy nhiên, nếu thiếu các kênh tài chính để bơm vốn thì sự phát triển của nền kinh tế thực sẽ rất khó khăn.
Ông Khâu cho rằng Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng sản xuất, nhưng không có cách nào để phát triển ngành sản xuất một cách toàn diện. Họ chỉ có thể cố gắng phát triển những ngành không bị Mỹ bóp nghẹt. Nền kinh tế Trung Quốc hiện dựa vào một số ngành có lợi nhuận cao, và nền kinh tế nói chung rất không lành mạnh. Ngay cả 3 ngành công nghiệp mới hiện đang tích cực đầu tư ra nước ngoài, tạo ra rất ít việc làm trong nước. Ngoại thương dựa vào một số ngành cụ thể, và số ít ngành cụ thể này chủ yếu dựa vào trợ cấp của chính phủ. Khả năng kiếm lợi nhuận trên thị trường của họ rất thấp và trên thực tế, họ sẽ không kiếm được tiền.
Ông cho rằng bất động sản gần như không thể hồi phục và sẽ dần chìm xuống, điều này cũng sẽ dẫn đến sự suy giảm trong nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc. Bởi vì người Trung Quốc đầu tư khoảng 60% tài sản của họ vào bất động sản và 20% vào tài sản tài chính. Tuy nhiên, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán tồi tệ đến mức hầu hết người dân thực sự ngại chi tiền, phần lớn tiêu dùng trong nước rất chậm chạp, nhu cầu trong nước gần như cũng không cứu được.
“Nhiều nhà kinh tế hiện đang bi quan về triển vọng tương lai của Trung Quốc. Nếu không có chính sách phù hợp để vực dậy nền kinh tế, giảm phát sẽ tiếp tục, tiêu dùng ảm đạm và đầu tư ì ạch,” ông Khâu Tuấn Vinh nói.
Từ khóa chứng khoán Trung Quốc kinh tế Trung quốc Tài chính trung quốc