Trong tình cảnh Đại học Trung văn Hồng Kông biến thành chiến trường, đến ngày 14 đã bước qua ngày thứ 4. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cho sinh viên của họ trở về Đại Lục, sinh viên Đài Loan cũng di tản đi; các nước như Mỹ, Indonesia… cũng rút sinh viên trao đổi của họ, nhưng vẫn còn hàng ngàn sinh viên và giảng viên hỗ trợ nhau bảo vệ khuôn viên Đại học Trung văn Hồng Kông. Tình hình đang trong nguy cơ tính mạng nhiều người bị đe dọa, cần có viện trợ quốc tế khẩn cấp. Phóng viên của Epoch Times đã ghi lại chia sẻ của một số sinh viên tham gia trong “cuộc chiến” này.

Sinh viên Hồng Kông
Ngày 12/11/2019, trong khuôn viên Đại học Trung văn Hồng Kông, cảnh sát bắn đạn hơi cay về phía sinh viên (Ảnh: Epoch Times)

Dư Đồng Học, sinh viên năm thứ ba tại Đại học Trung văn là một trong hàng ngàn sinh viên ở lại giữ trường. Từ hôm thứ Hai (11/11) khi cảnh sát bắt đầu thả bom cay, cậu đã không sống trong ký túc xá mà vào khuôn viên trường canh giữ với hy vọng bảo vệ khuôn viên trường. Mặc dù Tòa án Tối cao bác bỏ xin lệnh giới nghiêm của Hội sinh viên, nhưng sinh viên này vẫn không thể chấp nhận việc cảnh sát xâm phạm nhà trường, cậu cho biết: “Đại học Trung văn là một nơi riêng tư, không phải nơi nằm trong quyền lực của cảnh sát mà tùy tiện xông vào. Đây là nơi chúng tôi nghiên cứu học tập nên chúng tôi phải bảo vệ.”

photo 2019 11 14 22 03 24
Ngày 14/11 các sinh viên Đại học Trung văn Hồng Kông đã thiết lập “Trận chiến bảo vệ Đại học Trung văn” trên cây cầu số 2 của Hồng Kông (Hình: Epoch Times).

Chênh lệch về lực lượng nhưng không bao giờ bỏ cuộc

Trong lúc đang thương lượng với cảnh sát, Hiệu trưởng Đoàn Tôn Trí của trường cũng bị trúng bom cay nên buộc phải rút lui. Cảnh sát giải thích vì sinh viên muốn ném bom xăng, nhưng Dư Đồng Học cho biết vì cảnh sát cưỡng chế xâm nhập trường, nếu sinh viên không bảo vệ trường thì tương lai Hồng Kông cũng sẽ kết thúc. “Cảnh sát có rất nhiều đạn dược và lực lượng, có máy bay trực thăng, xe bắn nước, còn chúng tôi không có gì…”

Dư Đồng Học đã ngủ hai đêm tại nhà thể thao của trường, dù tấm ván gỗ lạnh không thoải mái như chiếc giường ở nhà nhưng cậu vẫn quyết định bất chấp tất cả ở lại giữ trường: “Tất nhiên tôi muốn bình yên học tập, tôi rất buồn vì tình cảnh như đánh trận hiện nay. Đây là nhà của chúng tôi. Tôi không thể rời khỏi nhà mình, những người phải rời đi là cảnh sát chống bạo động.”

Điều khiến cậu cảm kích là đông đảo sinh viên và người dân đã đổ xô đến Đại học Trung văn, dùng xe chặn đường tạo thành một hàng rào vây quanh, cản trở cảnh sát tiếp tục tăng cường lực lượng. Mọi người cũng thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ sinh viên khiến quang cảnh không khác gì sự kiện Thiên An Môn tại Đại Lục ngày 4/6/1989.

Hy vọng người Hồng Kông cùng nhau bảo vệ Hồng Kông

“Tôi đến tập trung với hy vọng tiếp sức cho các sinh viên Đại học Trung văn.” Sinh viên A Văn mới tốt nghiệp Đại học Trung văn cho biết, vì đường vào trường bị chặn không vào được nên tối ngày 14 chọn cách tham gia biểu tình tại khu Central (Trung Hoàn) để tiếp sức.

Giúp sinh viên Đại học Trung văn như thế nào? A Văn cho biết những người Hồng Kông dũng cảm đứng lên, chẳng hạn như tham dự một cuộc biểu tình để cùng bảo vệ ngôi nhà này, cũng là một cách hỗ trợ cho các sinh viên Đại học Trung văn bị bỏ lại trong khuôn viên trường.

Trước khi tập trung hưởng ứng, nhiều diễn đàn xã hội lan truyền thông tin xe quân đội ĐCSTQ đang triển khai hướng về Đại học Trung văn, dù hiện thông tin này chưa được chứng thực nhưng thực tế là tình hình đã leo thang, khiến nhiều người lo ngại cho an toàn của sinh viên. Vào thứ Ba (12/11), một số lượng lớn cảnh sát chống bạo động đã xông vào khuôn viên Đại học Trung văn điên cuồng tung ra hơn 2000 quả bom hơi cay.

Trong vài ngày qua, để bảo vệ sinh viên, đông đảo người Hồng Kông thuộc các tầng lớp xã hội đã đổ xô đến trường, hy vọng mỗi bên nhân nhượng nhau một chút để tránh xảy ra thảm họa như sự kiện Thiên An Môn tại Bắc Kinh ngày 4/6/1989.

canh sat hong kong trong dai hoc trung van3
Ngày 12/11/2019, trong khuôn viên Đại học Trung văn Hồng Kông, cảnh sát bắn đạn hơi cay về phía sinh viên (Ảnh: Epoch Times)

Quyết chiến bảo vệ cây cầu số 2

Ngay từ đêm thứ Ba (12/11), sau khi sinh viên đẩy lùi được đợt tấn công thứ hai của cảnh sát chống bạo động vào trường, giới lập pháp đã có kiến nghị giao lại khu vực cây cầu thứ hai cho quản lý an ninh của Đại học Trung văn, đề nghị các sinh viên trở về khuôn viên trường phía sau cây cầu thứ hai, cảnh sát cũng rút khỏi phạm vi cây cầu. Nhưng các sinh viên từ chối.

Sinh viên cho biết: “Chúng tôi đã nhẫn nhục hơn chục năm qua, đã lùi bước hơn chục năm, bây giờ chúng tôi không thể tiếp tục… Chúng tôi đã dùng cả tính mạng để chiếm được nơi này. Không thể để rơi vào tay bảo vệ an ninh hay cảnh sát..”

photo 2019 11 14 22 03 28
Ngày 14/11/2019, sinh viên Đại học Trung văn đã thiết lập trạm kiểm soát “nhập cảnh” tại cây cầu số 2 của Hồng Kông để ngăn cảnh sát đen xâm nhập (Hình: Epoch Times).

Tại sao cây cầu số 2 lại quan trọng như vậy? Bởi vì phía dưới là xa lộ Tolo, sinh viên hy vọng sẽ chặn đường này, làm cho giao thông ở phía bắc Tân Giới (New Territories) tê liệt, buộc Chính phủ phải chấp nhận 5 yêu cầu chính của người dân. Sinh viên đã thiết lập các rào chắn ở đây, phân công nhau canh chừng.

photo 2019 11 14 22 03 19
Ngày 14/11, để chống lại cảnh sát đen, các sinh viên đã xây một bức tường bằng gạch trên đường cao tốc Tai Po bên ngoài cổng trường Đại học Trung văn, trên tường ghi hàng chữ “Tự do chiến thắng sợ hãi” (Hình: Epoch Times).
photo 2019 11 14 22 03 22
Hoạt động tình nguyện viên hỗ trợ ăn uống tại Đại học Trung văn Hồng Kông vào ngày 14/11 (Hình: Epoch Times).

Ông Lưu Tế Lương, một người kỳ cựu trong ngành truyền thông đã luôn túc trực tại hiện trường Đại học Trung văn để đưa tin trực tiếp, từ ngày 12-14 đã trải qua hai ngày đêm tại chiến trường Đại học Trung văn. Trên Nhật báo Apple tại Đài Loan, ông công bố bài viết: “Các sinh viên Đại học Trung văn tham gia chặn đường, nơi tốt nhất là từ cây cầu số 2 nối với Công viên Khoa học, họ ném các mảnh vụn xuống xa lộ Tolo tại khu Trạm Đại học, ngày 11/11 đã nổ ra xung đột và cảnh sát xông vào trường bắt giữ sinh viên, sau đó rút về bên ngoài phạm vi trường. Sáng ngày 12 sinh viên tiếp tục hành động chặn đường, lúc này cảnh sát đã vào trong khuôn viên trường. Chiều hôm đó nhà trường đã cử người đi hòa giải nhưng không có kết quả. Tôi thấy chiều hôm đó cảnh sát đã điên cuồng bắn hơi cay và đạn cao su vào sinh viên, còn sinh viên ẩn đằng sau xe chở rác và ván gỗ, dùng gạch và bom xăng để chống lại, nhưng cuối cùng vì lực lượng mỏng không địch lại nên bị cảnh sát xông vào truy bắt, theo tình thế thuận lợi họ xông thẳng vào trường và lạm dụng bom cay và đạn cao su trấn áp.”

Khi ông Lưu Tế Lương vào được trong trường Đại học Trung văn, ông đã bị sốc vì hoàn toàn như một bãi chiến trường: “Từng sinh viên đội mũ màu vàng, tay cầm các công cụ, ai nấy trầm lặng, sẵn sàng để lao lên phía trước. Cứ 5-10 giây lại có tiếng súng nổ, khói mù mịt, ai đó hét lên: ‘First Aid, First Aid (cấp cứu!)’, sau đó lại nghe: ‘Nhường đường, nhường đường!’, vì nhân viên cấp cứu đưa sinh viên trọng thương đến trạm cứu thương, có người được cứu chữa ngay bên đường, tôi thấy một nữ sinh đầu chảy máu không ngừng vì bị trúng đạn cao su.”

ĐCSTQ muốn hủy bỏ bầu cử Hội đồng quận tại Hồng Kông

Theo ông Lưu Tế Lương, sau khi Trung ương ĐCSTQ thúc đẩy “ngăn chặn bạo loạn” đối với Hồng Kông vào ngày 7/8 thì tình hình nhanh chóng xấu đi, hành vi bạo lực của cảnh sát không chỉ không bị trừng phạt, thậm chí còn được chính quyền Bắc Kinh cổ vũ. Chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ đã xuất hiện thay đổi về chất, từ chống Dự luật Dẫn độ chuyển thành chống cảnh sát bạo lực, từ kháng nghị trước trụ sở cơ quan Chính phủ và biểu tình tại công viên đã lan khắp Hồng Kông, không ngừng xảy ra cảnh bạo lực, thậm chí tình hình khủng khiếp hơn sau khi Chính phủ ra Luật cấm Mặt nạ. Tầng lớp trung lưu Hồng Kông phổ biến cho rằng đằng sau bạo lực của cảnh sát là sự sụp đổ nền móng pháp trị, giá trị cốt lõi của Hồng Kông, hoạt động chấp pháp một chiều của cảnh sát cho thấy họ bị chính trị thao túng, biến thành công cụ chính trị, làm suy thoái xã hội công dân tự do, như vậy khiến mọi người đều rơi vào cảm giác bất an, loại khủng bố này do ĐCSTQ chuyển đến Chính phủ Hồng Kông.

Về việc cảnh sát tấn công vào khuôn viên trường, ông cho rằng mục đích để Hồng Kông ngày càng hỗn loạn làm cho người dân ngày càng tức giận, khiến hoạt động bầu cử sắp tới không thể triển khai, sau đó đặt tình hình vào trạng thái khẩn cấp để trấn áp những người bất đồng chính kiến.

Thượng viện Mỹ thông qua “Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông”

B08I0793
Biểu ngữ trong khuôn viên Đại học Trung văn Hồng Kông kêu gọi Thượng viện Mỹ sớm thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” (Hình: Epoch Times).

Tối ngày 14 đảng Demosistō Hồng Kông công bố thông tin cho biết, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đe dọa người Hồng Kông rằng “ngăn bạo loạn là nhiệm vụ cấp bách nhất của Hồng Kông hiện nay”, nhưng cùng thời gian này Quốc hội Mỹ đã lập tức có hành động.

Người của đảng Demosistō Hồng Kông trú tại Washington cho biết, lãnh đạo đảng đa số tại Thượng viện Mỹ là Mitch McConnell đã khởi động cơ chế “đường dây nóng” (hotline) về “Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông”.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio trong một tweet của mình đã cho biết: “Hôm nay chúng tôi đã khởi lập một quy trình để Thượng viện nhanh chóng thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Nếu không có Thượng nghị sĩ nào phản đối thì nó có thể được thông qua sớm nhất vào thứ Hai tới.”

Video cảnh sát “tấn công” Đại học Trung Văn Hồng Kông ngày 12/11:

Theo Epoch Times

Xem thêm: