Hoàn cảnh khó xử của Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Đông phương
- Lý Tuyền
- •
Ngày 11/9, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự Diễn đàn Kinh tế Đông phương tổ chức tại thành phố vùng Viễn Đông nước Nga Vladivostok, ông cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, giới quan sát có chỉ ra rằng động thái tưởng như thân thiện này không che giấu được vẻ gượng gạo của ông Tập Cận Bình. Bởi vì vùng Vladivostok dưới chân ông Tập Cận Bình vốn dĩ trước đây là lãnh thổ của Trung Quốc, đáng lý phải trả lại Trung Quốc từ năm 1996, nhưng đã bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân âm thầm bán cho Nga.
Diễn đàn Kinh tế Đông phương lần thứ 4 kéo dài ba ngày, khai mạc ngày 11/9 tại thành phố Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Phái đoàn Trung Quốc ban đầu dự định tham gia 600 người, nhưng cuối cùng số người đã lên đến hơn 1000 người, trở thành phái đoàn áp đảo các nước.
Cuộc đàm phán song phương giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên dự diễn đàn và Tổng thống Nga Putin đã nhận được nhiều sự chú ý. Mặc dù hai nhà lãnh đạo cho biết sẽ hợp tác toàn diện, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng hai bên vẫn còn ngờ vực lẫn nhau, quan hệ hai nước chưa thể hoàn toàn nồng ấm. Cũng có quan điểm chỉ ra việc Nga lựa chọn tổ chức diễn đàn ở Vladivostok thực sự có ý nghĩa thâm thúy. Trong khi lại có nhận định rằng ông Tập Cận Bình ở trong tình thế khó xử khi phải hợp tác bắt tay với người đồng cấp ngay trong vùng lãnh thổ Trung Quốc mà trước đây đã bị người tiền nhiệm bán đi.
Địa điểm Vladivostok tổ chức Diễn đàn Kinh tế Đông phương lần này là một cảng tự nhiên không đóng băng, cái tên theo tiếng Trung Quốc là “ghềnh hải sâm”, do vùng này thịnh hành hải sâm. Với diện tích 700 km2, đây là một thành phố nổi tiếng thế giới trên bờ biển Thái Bình Dương và hiện là thành phố lớn thứ hai ở vùng Viễn Đông của Nga.
Vladivostok (ghềnh hải sâm) cũng có nghĩa là chỉ “một làng chài nhỏ trên bờ biển”, trước năm 1860, vùng này đất của triều đại nhà Thanh – Trung Quốc.
Tháng 6/1860 (năm thứ 10 Thanh Văn Tông) quân đội Nga chiếm đóng cảng quan trọng này của Trung Quốc, “ghềnh hải sâm” đổi tên thành Vladivostok, nghĩa là “khống chế phương Đông”, trở thành căn cứ mở rộng ở vùng Viễn Đông của Nga.
Sau Thế chiến thứ Hai, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Quốc dân đảng) và chính phủ Liên Xô ký một thỏa thuận gọi là “Hiệp ước Đồng minh Trung Quốc – Liên Xô”, cuối cùng Liên Xô đã đồng ý giao trả Trung Quốc vùng Đại Liên, Lữ Thuận, và đường sắt Mãn Châu (1946), và đã đạt được một thỏa thuận 50 năm sau trả lại “ghềnh hải sâm” cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, năm 1999, khi tổng thống Nga Yeltsin đến Bắc Kinh, Giang Trạch Dân đã thỏa hiệp bằng cách nhượng lại “ghềnh hải sâm” cho Nga.
Ngày 16/7/2001, tại Moscow, ông Giang Trạch Dân và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký “Hiệp ước láng giềng hữu hảo Trung – Nga”, chính thức hợp pháp hóa hàng loạt các “hiệp ước bất bình đẳng” xưa kia giữa Nga và chính quyền nhà Thanh. Trong đó bao gồm “Hiệp ước Bắc Kinh giữa Trung – Nga” bất bình đẳng được ký kết năm 1860 giữa Nga và chính quyền nhà Thanh.
Hiệp ước này khiến vùng “ghềnh hải sâm” và vùng lân cận thuộc Trung Quốc chính thức được giao cho Nga, bao gồm cả Giang Đông lục thập tứ đồn mà quân Nga tàn sát người Trung Quốc địa phương chiếm cứ. Tại hiệp ước bất bình đẳng “Điều ước Ái Hồn” (Điều ước Aigun, 1858) ký kết giữa hai nước, vùng Giang Đông lục thập tứ đồn (3.600 km vuông, gấp hơn ba lần diện tích Hồng Kông) vẫn còn được xác nhận là lãnh thổ Trung Quốc.
Tội bán nước của Giang còn bao gồm đảo Khố Diệp (Nga gọi là Sakhalin, diện tích 76400 km vuông, tương đương hai lần diện tích Đài Loan), trong “Hiệp ước Nerchinsk Trung-Nga” (ngày 7/9/1689) vùng này vẫn thuộc của Trung Quốc. “Hiệp ước” của Giang Trạch Dân thừa nhận rằng những vùng đất này sẽ mãi mãi không bao giờ còn là lãnh thổ của Trung Quốc.
Hơn nữa, “Nghị định thư” cũng xem những vùng lãnh thổ chưa ký kết nhưng bị Nga chiếm đóng vĩnh viễn thuộc về Nga, trong đó bao gồm vùng Tannu Uriankhai (khoảng 170.000 km vuông, tương đương với tỉnh Quý Châu) mà vào năm 1953 Đại hội đồng Liên hiệp quốc bỏ phiếu công nhận là lãnh thổ Trung Quốc.
Ông Giang Trạch Dân còn bàn giao cả cảng sông Đồ Môn (Tumen) tỉnh Cát Lâm cho Nga, từ đó bịt kín lối đi duy nhất ra biển ở vùng Đông Bắc thông ra biển Nhật Bản. Động thái của Giang làm các cuộc đàm phán về vấn đề cửa sông Tumen giữa Trung Quốc và Nga đang diễn ra thành công toi, đã khiến “chiến lược vươn ra biển” mà tỉnh Cát Lâm hô hào nhiều năm và đầu tư nguồn tài lực khổng lồ thành vô nghĩa. Vào thời điểm đó, giá đất tại Hồn Xuân giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư bị lỗ nặng.
Ông Giang Trạch Dân cũng ra lệnh cho các lính canh biên giới rút lui khỏi biên giới Trung – Nga 100 km và không phòng thủ trong vòng 100 km.
Sau khi ký kết Hiệp ước, giới truyền thông Nga đã thẳng thắn đưa tin về không khí vui mừng của người dân Nga, nhưng vào thời điểm đó người dân Trung Quốc hoàn toàn không biết, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc lại phong tỏa thông tin nghiêm mật. ĐCSTQ cũng sợ rằng việc công khai các chi tiết của hiệp ước sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ. Đây là lý do tại sao dù sau đó ĐCSTQ đã biết về tình hình nhưng không dám truy cứu trách nhiệm ông Giang Trạch Dân.
Sau 17/10/2004, Bộ trưởng Ngoại giao Lý Triệu Tinh của ĐCSTQ và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã ký “Hiệp ước bổ sung về biên giới phía đông Trung – Nga”, Hiệp ước dựa trên cơ sở “Hiệp ước biên giới phía đông Trung-Nga” và “Hiệp ước biên giới phía Tây Trung – Nga” mà ông Giang Trạch Dân đã ký, lại trao hơn một nửa đảo Đảo Bolshoi Ussuriysky (Đảo Hắc Hạt Tử) cho Nga.
Vào ngày 8/7/2013, khi diễn ra “Tập trận quân sự chung Vladivostok Trung – Nga”, dư luận Trung Quốc trong và ngoài nước đã nổi giận nguyền rủa. Thậm chí cả cơ quan truyền thông nhà nước “Tin nhanh Hiện đại” (Modern Express) cũng diễn tả: “Diễn tập quân sự Trung – Nga trên vùng lãnh thổ sang nhượng của Trung Quốc, cuộc tập trận quân sự này là nỗi nhục đối với Trung Quốc, bạn có thể tưởng tượng tôi sử dụng ngôi nhà tôi cưỡng chế chiếm được của bạn, sau đó tôi lấy danh nghĩa chủ nhà và mời bạn đến chơi mạt chược trong ngôi nhà tôi chiếm được của bạn, cảm giác của bạn sẽ như thế nào?”
Lý Tuyền
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Vladimir Putin quan hệ Trung Quốc - Nga Diễn đàn Kinh tế Đông phương